Công việc của lao động Việt Nam tại Nhật Bản vì sao lại vất vả?

Công việc của lao động Việt Nam tại Nhật Bản vì sao lại vất vả?

Nhiều người Việt Nam làm việc ở Nhật vẫn than khổ, than mệt, than là bị bóc lột v.v.. Nhưng có lẽ ít ai suy nghĩ về lý do của vấn đề này. Và, có lẽ cũng ít công ty xuất khẩu lao động nào giải thích cho người lao động một cách thấu đáo. Hôm nay tôi xin sơ qua vấn đề này, hy vọng phần nào giải đáp được băn khoăn của khá nhiều người.


Câu giải thích cho việc vì sao lao động ở Nhật vất vả thường là "vì Nhật là nước phát triển nên cường độ lao động khá cao", "vì người Nhật nghiêm khắc" hay đơn thuần "Vì bạn là người nước ngoài(nên bị bóc lột)". Những kiểu trả lời như thế này không sai. Nhưng nó cũng không giải thích được bản chất của vấn đề.

Vậy câu trả lời nằm ở đâu?

Trước hết Nhật Bản là nước có dân số già. Hiện nay số người trên 65 tuổi chiếm 1/4 dân số. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản bị thiếu hụt nguồn lao động trẻ. Nguồn lao động trẻ khá eo hẹp của Nhật Bản không đủ để đáp ứng hết cho các lĩnh vực sản xuất. Mặt khác họ cũng có khuynh hướng không mặn mà mấy với những công việc lao động tay chân thuần túy.


Để giải quyết vấn đề này Nhật đã "nghĩ" ra chương trình tiếp nhận Tu nghiệp sinh(Thực tập sinh) người nước ngoài. Gần đây là chương trình tiếp nhận kỹ sư(kỹ thuật viên) người nước ngoài. Trên danh nghĩa thì chương trình tu nghiệp sinh là chương trình nhằm phổ biến kỹ thuật của Nhật ra các nước đang phát triển. Trong khi đó kỹ thuật viên là những người có trình độ kỹ thuật cao, được các công ty Nhật nhận vào làm những mảng kỹ thuật (mà ở đó công ty Nhật không tuyển được người Nhật vào làm). Thế nhưng, thực chất thì đa số Tu nghiệp sinh( và gần đây là cả kỹ thuật viên) đã góp phần vào việc bù đắt thiếu hụt lao động phổ thông tại Nhật.


Và vì các yếu tố như:


-Tiếng Nhật kém

-Chuyên môn không có

-Đa số qua Nhật chủ yếu nhằm mục đích kiếm tiền


nên hầu hết lao động người Việt Nam buộc phải làm những công việc được định nghĩa là 3K(tiếng Nhật là: きつい、汚い、危険=Nặng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm).


Tất nhiên cũng có một số người có trình độ chuyên môn và tiếng Nhật khá được sắp xếp vào các bộ phận công việc khá "nhàn hạ" nhưng đây chỉ là "thiểu số".


Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được lý do vì sao mà công việc của lao động Việt Nam (cả tu nghiệp sinh và kỹ thuật viên) tại Nhật vất vả. Nếu bạn đang có ý định đi Nhật lao động và bạn không tự tin chịu khó, chịu khổ được thì có lẽ nên suy nghĩ lại để có hướng quyết định tốt. Đặc biệt với những bạn đi "thực tập sinh" thì khoảng 80% là phải dựa vào may rủi.

Còn những ai đi theo dạng kỹ thuật viên nếu muốn thoát khổ thì ngay từ bây giờ nên trau dồi tiếng và chuyên môn. Chỉ khi bạn giỏi tiếng và chuyên môn thật sự bạn mới có chỗ đứng tại các công ty Nhật.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top