Lao động đi Nhật: Cơ hội cho mọi người

Lao động đi Nhật: Cơ hội cho mọi người

1173867955_nhat.JPG

Lao động của Công ty Suleco làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm của Nhật Bản - Ảnh: D.Q.

Vào thứ sáu hằng tuần tại Công ty Suleco (TP.HCM), hàng chục thí sinh xếp hàng chờ phỏng vấn tuyển dụng.

Khác với những ngày thi căng thẳng sau mỗi khóa học đào tạo lao động xuất khẩu, đây là cuộc thi mở cho tất cả các đối tượng để thẩm định năng lực lao động.

Năm 2007, Suleco cần tuyển 600 lao động cho thị trường Nhật Bản. Điều kiện khá đơn giản: lao động nam nữ, có nghề hoặc lao động phổ thông. Lao động có nghề (tối thiểu bậc 3/7) thuộc các ngành cơ khí (cho nam): tiện phay bào, hàn, khuôn mẫu, sơn, điện, điện tử và lao động ngành may (cho nữ) hoặc lao động đóng gói, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt lưới, gia công cơ khí (không nghề).

Vòng một, các thí sinh tham gia sơ tuyển về trình độ học vấn bằng các bài trắc nghiệm (kiến thức tối thiểu 9/12). Khi đạt yêu cầu, thí sinh qua vòng khám sức khỏe (tại các bệnh viện theo qui định) và được phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp bởi doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Trần Quốc Ninh (giám đốc Công ty Suleco) cho biết: “Hiện Suleco đã có 5.000 lao động làm việc tại Nhật. Các hợp đồng đều được thẩm định kỹ, thu nhập lao động cao từ 12.000.000- 15.000.000 đồng/người/tháng, hợp đồng ba năm, tuần làm việc sáu ngày và tám giờ làm/ngày. Lao động được chi phí vé máy bay đi về, được cung cấp nhà ở miễn phí và các tiện nghi sinh hoạt: bếp ăn, tủ lạnh, lò sưởi... Chương trình ưu tiên cho lao động xóa đói giảm nghèo thông qua Văn phòng xóa đói giảm nghèo TP”. Theo đó, toàn bộ phí dịch vụ xúc tiến mở rộng thị trường là 2.250 USD/người.

Theo Suleco, Nhật Bản là thị trường lý tưởng: thu nhập cao, ít rủi ro và điều kiện lao động cùng các chế độ sinh hoạt tốt. Tuy nhiên, mỗi năm lao động VN tham gia thị trường Nhật ít vì điều kiện tuyển dụng khắt khe, chi phí cao, thời gian, thủ tục xuất cảnh kéo dài có khi 1-2 năm khiến lao động nản chí. Với chương trình tuyển dụng ngày thứ sáu của Suleco, mở rộng các đối tượng, lao động có thể học tiếng Nhật và đào tạo tay nghề theo nhu cầu, không bắt buộc học tại công ty như trước đây.

Đoàn Hạnh (Theo Tuổi Trẻ)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top