Lỗ hổng của vệ tinh do thám Nhật

Lỗ hổng của vệ tinh do thám Nhật

Nhật đã chi hàng tỷ yen để đưa các vệ tinh do thám vào quỹ đạo. Nhưng nước này thừa nhận công nghệ vệ tinh của họ còn thua xa Mỹ về độ chính xác. Điều này giải thích tại sao hoạt động tình báo của Tokyo vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Washington.
Các vệ tinh do thám Mỹ có thể chụp hình sắc nét những vật trên mặt đất có đường kính 10 cm, trong khi Nhật chỉ phát hiện được những vật kích cỡ 1,5 mét trở lên.

Hồi tháng trước, các vệ tinh của Nhật ở cách nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn ở Bắc Triều Tiên khoảng 500 km, nhưng lại không phát hiện được một dấu vết nào. Ban đầu, người ta lo sợ về một cuộc thử hạt nhân, sau mới biết đó là vụ nổ chuẩn bị cho dự án thuỷ điện. Hết ngày này qua ngày khác, các nhà phân tích Nhật chỉ nhận được những bức ảnh các đám mây. Cuối cùng họ phải bỏ rất nhiều tiền để mua các ảnh chụp qua vệ tinh của Mỹ.

Tuy nhiên, bản thân Tokyo không được tiếp cận tất cả các hình mà vệ tinh Mỹ thu được. Quyết định này phụ thuộc vào các sĩ quan không lực Mỹ tại sở chỉ huy Mỹ ở Nhật.
“Washington có thể ngăn cản việc bán các hình ảnh vệ tinh Mỹ thu được, nếu cảm thấy điều này sẽ bất lợi cho họ”, một quan chức hàng đầu của Cơ quan Phòng vệ Nhật cho biết. Vì vậy, Tokyo càng cần phải phát triển các vệ tinh do thám của mình.

Kể từ năm 1985, Cơ quan Phòng vệ và Lực lượng Phòng vệ thường xuyên mua ảnh chụp từ các vệ tinh thương mại của các công ty Mỹ và châu Âu. Chỉ sau khi Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa Taepodong-1 qua lãnh thổ Nhật năm 1998, Tokyo mới quyết định đẩy mạnh theo dõi Bắc Triều Tiên qua vệ tinh.

Các vệ tinh do thám do Nhât tự sản xuất được phóng lên hồi tháng 3 năm ngoái. Hai chiếc nữa đúng ra tiếp bước vào tháng 11/2003, nhưng rocket H2A số 6 chở chúng gặp trục trặc.


Tháng trước, chính phủ thông báo dự định nghiên cứu về một vệ tinh do thám và lên kế hoạch phóng năm 2010. Vệ tinh sẽ có khả năng phân biệt được những vật thể trên mặt đất có kích thước 50 cm.

Tokyo không tiếc sức đầu tư cho lĩnh vực mới mẻ này. Khoảng 80 chuyên gia Nhật đã được cử đi đào tạo ở Mỹ và Pháp. Trong 18 tháng qua, 250 tỷ yen (khoảng 2,2 tỷ USD) được dành cho các vệ tinh. Chi phí để duy trì hoạt động vào khoảng 20 tỷ yen/năm.

Những nỗ lực của xứ sở mặt trời mọc bắt đầu phát huy hiệu quả. Mùa hè năm ngoái, các nhà phân tích thu được hình ảnh chụp chi tiết khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Yongbyon, địa điểm tình nghi được Bắc Triều Tiên sử dụng cho chương trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Thông tin khiến các nhà phân tích nghi ngờ nơi đây có thể trở thành địa điểm để phóng Rodong - loại tên lửa tới được bất kỳ địa điểm nào trên đất Nhật nhờ tầm bắn 1.300 km.

Vào tháng 4, các nhà phân tích thu được những hình ảnh về vụ nổ xảy ra ở Ryongchon, gần biên giới Bắc Triều Tiên – Trung Quốc, làm 161 người chết.

(Theo Vnexpress-Asahi Shimbun/Straits Times)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top