Nói về văn hóa làm việc của người Nhật Bản

Nói về văn hóa làm việc của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực của xã hội xuất phát từ văn hóa ngàn đời nay của người Nhật.Họ say mê làm công việc được xem như là nghĩa vụ của bản thân hướng tới sự hoàn hảo và như muốn bứt phá ra những điều quá bình thường của cuộc sống.

Tôn trọng chính thẻ card kinh doanh của mình

Bất cứ đối tượng làm việc nào cũng cần nên coi trọng chính tấm danh thiếp của mình, đó là công cụ kết nối hữu hiệu những mối quan hệ không chỉ hợp tác mà còn có thể đưa đến những hợp đồng ký kết làm ăn to lớn. Đặc biệt, người làm kinh doanh thì lại càng cần trân trọng danh thiếp của mình, luôn có sẵn bên người và trao cho bất cứ ai trong mọi mối quan hệ và gặp gỡ, nếu trực tiếp người nhận danh thiếp đó không có công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình thì anh ta cũng có thể giới thiệu cho những người bạn đang có nhu cầu tìm đối tác kinh doanh là mình. Đó là một lợi thế trong mọi cuộc giao tiếp tạo dựng những mối quan hệ tốt, hữu ích.

Có những công ty đưa ra những thiết kế rất sáng tạo, rất riêng cho danh tiếp của nhân viên công ty mình. Làm sao những tấm danh thiếp đó thật ấn tượng, thật đẹp mắt, truyền tải đủ thông tin cá nhân trên đó và lĩnh vực hoạt động của công ty. Cầm những tấm danh thiếp trên tay, cả người trao và người nhận nó đều hài lòng về tấm danh thiếp đẹp thì mọi mối quan hệ sẽ đi đến những thành công tốt đẹp.

Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu
Không chỉ những công ty lớn và nổi tiếng thì mới coi trọng khẩu hiệu, slogan, châm ngôn riêng để kích thích sự quyết tâm làm việc và đạt mọi mục tiêu của các thành viên trong đó; mà ngay trong các công ty nhỏ cũng đưa ra những khẩu hiệu riêng có của mình để gây ấn tượng trước công chúng và đối tác.

Nhất là đối với những công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh sản xuất, các khẩu hiểu càng được chú trọng. Không chỉ những khẩu hiệu trong hoạt động, trong làm việc hàng ngày mà trong các chiến dịch kinh doanh quảng cáo việc đưa ra những khẩu hiệu phục vụ cho chiến dịch đó lại là những bước bắt buộc để có hiệu quả cao. Những khẩu hiệu đưa ra luôn có tiêu chí riêng, đối với mỗi công ty, mỗi bộ phận thực hiện sẽ có kế hoạch đưa ra những khẩu hiệu làm sao dễ nhớ, dễ gây ấn tượng, phù hợp với từng chiến dịch.

Trong các công ty của người Nhật Bản, các khẩu hiệu được chú trọng hàng đầu, có thể là những khẩu hiệu được hô hàng ngày trước giờ làm việc, có thể được in ấn đẹp mắt, đóng khung treo tường, hoặc treo kiểu băng zôn quảng cáo về những khẩu hiệu đó để không chỉ những người cán bộ nhân viên nhìn thấy chúng hàng ngày mà bất cứ khách hàng hay đối tác đến với văn phòng làm việc của công ty cũng có thể thấy chúng để thấy được phong cách làm việc hết sức nghiêm túc và chuẩn mực của công ty đó.
Công
dụng của các khẩu hiệu là làm nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, tạo lòng tin đối với đối tác, khách hàng khi đến với công ty. Tại sao chúng ta không tự đưa ra cho mình những khẩu hiệu để tạo động lực trong làm việc và hiệu quả trong công tác? Nó thực sự có hiệu quả giúp cho bộ máy của công ty hoạt động được tăng tốc và mọi cố gắng đều được ghi nhận.

Làm hết sức, chơi hết mình

Nhìn chung, đây là tư tưởng làm việc chung của hầu hết các công ty hiện nay. Làm việc luôn làm hết sức và khi chơi thì cũng chơi hết mình, không phải ở việc: làm việc để được chơi là quan trọng mà đó là việc tận dụng thời gian một cách có giá trị thực sự và có ích. Đối với những người làm việc hết mình và chơi hết sức là những người biết coi trọng thời gian quý báu của mình, của tập thể và biết tận dụng một cách tốt nhất. Thời gian là số một.

Nếu lấy tư tưởng này làm chủ đạo, hoặc coi đây như một khẩu hiệu làm việc của một công ty, thì đó cũng là một động lực làm việc khá hiệu quả. Trong thực tế, ít có ai thực sự làm việc hết mình, điều đó do nhiều yếu tố chi phối, không phải ai cũng được nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của mỗi người, nếu ai đó năng lực làm việc cao hơn những thành quả được chi trả, anh ta sẽ làm cùng lúc nhiều công việc, và nếu dành thời gian để làm thêm, thì công việc chính của mình sẽ không được tận dụng hết năng lực, vậy làm việc hết mình không phải để cho sự phát triển của nơi anh ta công tác chỉ là để có thêm thu nhập. Vậy tại sao anh ta không làm cho hết năng lực tại một nơi để được trả công xứng đáng. Thường là không được trả công xứng đáng để một nhân viên sẽ làm việc hết mình. Cuối cùng, khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu. Cũng không thể đổ lỗi cho người lãnh đạo đã không thể xét đến từng cá nhân, bởi nếu trong một công ty lớn nhiều nhân viên, thì việc nhân viên làm việc không hết mình là rất rõ ràng. Vậy làm sao để tạo động lực thực sự cho khẩu hiệu đó?

Tuy nhiên, vẫn có những nhân viên có năng lực và có làm việc hết mình, chơi hết sức, toàn tâm toàn ý vì sự phát triển chung của đơn vị mình công tác, đó là ý thức cá nhân của con người. Và rồi những người như vậy cũng sẽ được trả công xứng đáng cho công sức mà anh ta đã cố gắng. Vậy tại sao mỗi chúng ta không tự ý thức bản thân mình, hãy biết trân trọng và yêu quý thời gian của mình, coi thời gian của chúng ta là số một và làm hết sức, chơi hết mình. Luôn lấy hiệu quả công việc làm đầu, dù trong mọi cuộc chơi, cũng tận dụng thật tốt thời gian của mình đã bỏ ra để luôn có được sự hài lòng nhất trong mọi công việc. Đây là tư tưởng làm việc của người Nhật bản, những tư tưởng tích cực mà chúng ta nên học tập.

Mối quan hệ nên được đặt lên hàng đầu

Trong một công ty, nhân lực là nguồn lực chủ đạo cho sự phát triển của công ty đó. Trong hiệu quả công việc mà con người tạo ra, và cũng là hiệu quả của hoạt động trong công ty, thì mối quan hệ có yếu tố quyết định đưa đến những thắng lợi trong mọi hoạt động đó. Nếu bạn có năng lực, bạn có tài chính, có đầy đủ tiềm lực, bạn không có những mối quan hệ tích cực, hoạt động của đơn vị bạn khó thành công lớn được. Nếu bạn có những mối quan hệ tốt trong công tác, mọi công việc của bạn sẽ có những bước nhảy vượt trội, thậm chí đốt cháy giai đoạn để thành công là điều hiển nhiên.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động, mối quan hệ luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Điều này hẳn bất cứ ai làm kinh doanh cũng sẽ đồng tình. Những mối quan hệ tốt mang đến cho bạn những thành công lớn, mang đến cho bạn những hợp đồng tốt được ký kết, mang đến những lợi ích chung mà đáng lẽ ra bạn khó có thể tìm kiếm ở đâu. Cũng từ những mối quan hệ tốt, mọi giai đoạn được rút ngắn, mọi chi phí được giảm thiểu để có được hiệu quả công việc cao. Vậy tại sao không tạo dựng cho bản thân mình, cho đơn vị của mình những mối quan hệ tốt?

Thế nào là một mối quan hệ tốt? Điều này thì chỉ có chính bản thân mình mới tự đánh giá được, tuy nhiên cũng không có mối quan hệ nào là không tốt, hay lãng phí cả. Dù các mối quan hệ đó ngay hiện tại chưa mang đến những hiệu quả công việc cho bạn thì có thể trong tương lai sẽ gián tiếp mang đến hiệu quả trong công việc của bạn, vì vậy đừng lãng phí bất cứ sự giao lưu, gặp gỡ, làm quen và quan hệ nào với bất cứ ai. Ngay khi có cơ hội, hãy tạo dựng một mối liên kết, tạo dựng những quan hệ bạn bè, đối tác tốt để sau này bạn có được vị thế trong xã hội.


Những điều nên ghi nhớ:



Quy tắc: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh “không phê bình, khiển trách tùy tiện, vun vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng”. Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu.

Quan niệm: Trong bất cứ ai cũng tồn tại đồng thời cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Tài năng dù ít nhưng điều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim.
 
Bình luận (3)

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Nói về văn hóa làm việc của người Nhật Bản

Công ty nơi em đang thực tập cũng có khẩu hiệu hay lắm . Hôm nào cũng vậy, toàn công ty đến sớm tập thể dục theo radio, rồi anh Tổ trưởng sẽ hô 3 câu : " Hôm nay chúng ta phải làm ! Phải làm phải làm phải làm ! Làm xong rồi nghỉ ! " Tất cả mọi người sẽ giơ tay và hô theo ( như đi đánh trận vậy ) ^^ , kể cả mấy bác với mấy anh Nhật luôn. Hồi đầu mình thấy buồn cười lắm, nhưng rồi cũng thấy hay, mà nâng cao tinh thần làm việc nữa !
 

hanh80

New Member
Nhắc đến khẩu hiệu và hô khẩu hiệu thì đối với người Việt mình có lẽ không được quen cho lắm, đôi khi còn cảm thấy nực cười nữa, khẩu hiệu chỉ là để đọc và biết để đó thôi nhỉ? Nhưng những ai đã từng làm cho cty Nhật nhất là ở các khu công nghiệp thì việc hô khẩu hiệu là chuyện khá bình thường. Thế còn những người làm ở các văn phòng đại diện hay các công ty ngoài KCN thì sao ta..có lẽ ít hơn, mình nghĩ thế.

Hiện tại khẩu hiệu hô hào của mình chỉ đơn giản là "phải cố gắng học"
 

hamham

chú béo chú béo chú béo
Mình đang làm ở 1 công ty (ko phải kcn) thì ko hề thấy có hô khẩu hiệu như thế.
Hàng ngày mà nghe hô khẩu hiệu thì cũg hay ho nhỉ.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top