Tại sao các công ty không mặn mà với Tiến Sĩ

Tại sao các công ty không mặn mà với Tiến Sĩ

Hôm trước có ai hỏi về vấn đề này nên hôm nay tình cờ đọc được 1 đọan trong sách xin lược dịch giới thiệu cùng bà con.

Công ty không hoan ngênh Tiến Sĩ:

Nhiều công ty tổ chức dạy việc cho nhân viên mới. Và ngược lại cũng có công ty không có chương trình mày mà về cơ bản nhân viên phải tự học phương pháp làm việc trong quá trình làm việc. Hay nói cách khác tư tưởng on the job training chiếm vai trò chủ đạo trong công ty Nhật. Về nội dung được dạy cũng không hẳn là kỹ năng công việc.
Gần đây, việc nhận nhân viên chuyển việc giữ chừng cũng tăng lên. Đa số các trường hợp sau khi tốt nghiệp vào làm 1-2 năm nhưng lại chuyển công ty khác. Những trường hợp này được gọi là sinh viên mới tốt nghiệp lần thứ 2. Từ việc đặt tên cho đối tượng này đã ngầm cho chúng ta thấy khuynh hướn chú trọng tuyển những sinh viên mới ra trường chưa chịu ảnh hưởng của 1 tổ chức nào hơn là tuyển nhân viên có kinh nghiệm.
Tại các công ty mỹ bằng MBA được trọng dụng và coi là điều kiện cần để thăng tiến. Dạo gần đây ở Nhật cũng có nhiều người học lấy MBA. Tuy thế, tại các công ty Nhật không phải bao giờ MBA cũng được ưu tiên. Lý do chính của việc này là công ty Nhật coi trọng tính đòan kết tập thể. Dẫn đến kết quả là người biết thích ứng với công việc tập thể sẽ được trọng dụng hơn là người có tài lẻ cá nhân. Thay vì năng lực của từng cá nhân thì công ty cần những người biết họat động và cống hiến trong guồng máy tập thể. Và khả năng thích ứng với tập thể này hòan tàon không được đào tạo trong chương trình MBA.
Gần đây tỷ lệ người học lên sau đại học tăng lên. Dẫn đến kết quả việc làm cho những người có bằng Tiến sĩ đang trở thành 1 vấn đề xã hội. Dân số già đi, khủng hỏang tài chính đã dẫn đến việc các viện nghiên cứu không thể tuyển dụng nhiều người có học vị Tiến sĩ. Dẫn đến một thực tế là những người có học vị Tiến Sĩ phải chuyển qua xin việc tại các công ty.
Nhưng những người như thế này không dễ dàng kiếm việc tại các công ty. Bình thường các nhà nghiên cứu được đòi hỏi phải có tính sáng tạo, độc lập trong công việc. Nhưng ở các công ty lại chú trọng đến tinh thần làm việc với tư cách là 1 thành viên của tập thể, và đòi hỏi thành viên đó phải cùng tập thể chung sức nâng cao hiệu quả công việc. Phướng pháp nghiên cứu, sáng tạo tại các viện nghiên cứu và trường đại học khác xa với các công ty. Do đó các công ty không mấy vui vẻ khi nhận những người có học vị Tiến Sĩ- những người đã bị nhiễm cá tính nghiên cứu riêng.

Trên đây là đọan dịch ở một cuốn sách. Ý kiến này khá sắc sảo. Và có lẽ còn 1 nguyên nhân nữa là khi tuyển dụng những người có học vị Tiến Sĩ công ty cũng phải trả một mức lương xứng đáng. Và với con mắt của người làm kinh tế ít ai muốn bỏ ra 1 khỏan tiền khá nhiều để thuê những người làm việc không mấy hiệu quả(so với những người không có học vị Tiến Sĩ).
Hy vọng ai có suy nghĩ học lên sau đại học để kiếm 1 công việc khá hơn ở Nhật nên suy nghĩ lại.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top