Tranh cãi về Hiroshima sau 60 năm

Tranh cãi về Hiroshima sau 60 năm

Paul Reynolds
Phóng viên Thời sự thế giới
60 năm sau khi Hiroshima bị thả bom nguyên tử, người ta đã đặt ra những câu hỏi mới rằng liệu việc thả quả bom đó có thật sự cần thiết và có đúng thật quả bom này dẫn đến việc Nhật đầu hàng hay không.
Các nhà sử học sẽ không bao giờ có cùng một câu trả lời.
Và con của những người đàn ông đáng lẽ sẽ phải đi chiến đấu tại Nhật bản năm 1945 nếu chiến tranh không kết thúc khi đó vẫn thường băn khoăn là liệu họ có nên cảm ơn trái bom đó không.
Quả bom đầu tiên được thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8, sau đó là Nagasaki.
Tổng thống Mỹ Harry Truman đã công nhận tầm quan trọng của hai quả bom.
Khi ông được thông báo về những cuộc thử thành công bom nguyên tử - và sau đó quyết định dùng bom mà không thông báo trước - ông viết trong nhật ký: "Chúng tôi đã phát hiện ra một quả bom khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới. Nó có thể là sự cháy thui đã được tiên đoán trong kỷ Euphrates Valley, sau khi Noah tìm được chiếc rương tuyệt vời của mình."
Loài người vẫn có ý kiến khác nhau về việc tại sao vụ đánh bom này lại diễn ra kể từ cái ngày tháng 8 năm 1945 đó.
Quan điểm chính thống là Truman thả quả bom vì lựa chọn duy nhất còn lại là xâm lược Nhật bản.
Sự tiếp tục một chiến dịch đánh bom sẽ không thể mang lại việc Nhật đầu hàng vì quân đội Nhật sẵn sàng chiến đấu đến cùng.
Điều ám ảnh lớn nhất trong đầu Truman là khả năng về mất mát lớn của Mỹ.
Ông viết: "Tôi hỏi Tướng Marshall nếu phải đưa lính tới Tokyo và những vùng khác của Nhật thì tổn thất sẽ là bao nhiều. Ý kiến của Marshall là một cuộc xâm lăng như vậy sẽ lấy đi ít nhất 250.000 mạng sống của quân Mỹ."
Trong cuốn sách viết về Truman, David McCullough nói rằng Mỹ đã có những kế hoạch thực sự để xâm lược Nhật.
Ông viết: "Cũng cần nhấn mạnh rằng không có một giả thuyết nào về sự chuẩn bị cho cuộc viễn chinh - ở cả hai bên - một điểm mà sau đó không được xem xét kỹ càng trong những năm sau."
"Trumand đã ra lệnh cho Tổng tham mưu chuyển hơn 1 triệu lính tới cho một cuộc tấn công cuối cùng vào Nhật. Nhật bản có khoảng 2,5 triệu lính chính quy trên hòn đảo này."
Nhưng liệu Mỹ đã làm đủ để đàm phán yêu cầu Nhật đầu hàng?
Quan điểm của Đồng minh khi đó là Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, giống như Đức.
Một cựu đại sứ của Mỹ tại Tokyo, Joseph Grew, đã đề xuất là cần nói rõ với Nhật là dù đầu hàng thì họ vẫn có thể giữ hoàng đế của mình.
Theo ông, điều này sẽ cho phép những đàm phán được tiếp tục và có thể dẫn đến thành công.
Nhưng Đồng minh mới chỉ đi xa nhất là cho người Nhật quyền được chọn chính phủ, như viết trong một tuyên bố từ Potsdam.
Điều này có ý ngầm là hoàng đế Nhật vẫn có thể tồn tại, nhưng ngôn từ dùng trong bản tuyên bố không cho thấy điều này một cách rõ ràng, và chỉ đơn giản nói rằng Nhật phải có "một chính phủ tuân lệnh và có trách nhiệm."
Chính phủ Nhật đã không quan tâm tới bản tuyên bố này bởi trong chính chính phủ này cũng có những ý kiến khác nhau.
Kể cả những người ủng hộ đàm phán cũng không thể nhất trí về những điều kiện còn những người có quan điểm cứng rắn thì cứ kéo dài thêm danh sách các yêu cầu.
'Thiếu đàm phán'
Hôm nay một cuốn sách mới đã đưa ra một sự tái giải thích cơ bản nhất cho những sự kiện khi xưa. Trong Racing the Enemy, Tsuyoshi Hasegawa, giáo sư sử học và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến tranh lạnh tại Đại học California, đã trách cả Stalin và Truman là đã không làm đủ để Nhật đầu hàng qua đàm phán.
Ông cũng nói rằng việc Xô viết tham gia vào cuộc chiến chống Nhật bản, ngay sau vụ Hiroshima, đã làm Nhật lo lắng và đầu hàng.
Ông Hasegawa nói Stalin đã phản đối những đề xuất hòa bình từ phía Nhật vì ông quyết tâm ghi điểm khi tham gia cuộc chiến.
Và theo ông, người Mỹ cũng tảng lờ những đề xuất này chỉ vì họ không thích những ý tưởng đó.
Truman từ chối sửa đổi đòi hỏi "đầu hàng vô điều kiện" vì ông muốn trả thù cho vụ Trân Châu Cảng, ông muốn được người Mỹ tôn vinh và lại cần thể hiện sức mạnh chiến lược.
Vì vậy, theo ông Hasegawa, những cơ hội đã bị đánh mất. Lý thuyết cho rằng quả bom nguyên tử đã chấm dứt cuộc hiến chỉ là một sự nhào nặn để vuốt ve "lương tâm của Truman và làm cho lương tâm người Mỹ nhẹ bớt đi."
Ông Hasegawa lý luận rằng những lãnh đạo cứng rắn của Nhật không quá mức lo ngại về những thiệt hại của bom nguyên tử vì những quả bom loại thường của Mỹ cũng gây ra thiệt hại tương tự, thậm chí khủng khiếp hơn.
Cách giải thích này đi ngược lại lý thuyết của một sử gia khác là Richard B Frank trong cuốn "Downfall" của ông xuất bản năm 1999.
Ông Frank kết luận: "Đó chỉ là sự tưởng tượng, không phải là lịch sử, khi tin rằng sự kết thúc chiến tranh đã đạt được từ trước khi phải dùng đến bom nguyên tử."
Ông đã xét đến nỗ lực của Bộ trưởng ngoại giao Nhật Shigenori Tôg khi mở đàm phán ở Moscow. Ông chỉ ra rằng, nỗ lực này quá yếu đuối và không rõ ràng đến mức đại sứ Nhật tại Moscow, Naotake Sato cũng phải cười nhạo.
Sato đã viết một loạt các bức điện cho cấp trên của mình chỉ ra tính trống rỗng trong đề xuất của Nhật. Người Mỹ biết được sự trống rỗng này sau khi đọc những trao đổi giữa Togo và Sato.
Những tranh cãi này sẽ còn tiếp tục. Tatị một hội thảo do Greenpeace tổ chức tại London đánh dấu 60 năm ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, giáo sư Mark Selden thuộc đại học Birmingham tại New York đã lý luận rằng những tính toán chiến lược nằm đằng sau quyết định của Truman.
Ông nói: "Người ta tin rằng thả quả bom có thể thúc đẩy chiến tranh kết thúc theo cách mà người Mỹ có thể tăng cường vị thế tại châu Á."
"Đây thực ra là một cuộc chạy đua với Nga. Quả bom này nhằm tuyên bố với thế giới sự hùng cường của Mỹ. Nó cũng sẽ có thể chặn những nỗ lực của Nga chống Nhật và tạo ra một tình huống, mà như đã xảy ra trong thực tế, trong đó Mỹ sẽ thống trị sự chiếm đóng tại Nhật."
David McCullough muốn đi tìm một lối giải thích thực tế hơn cho động cơ của Truman.
"Tại sao một tổng thống, hoặc những người có trách nhiệm về quyết định này, có thể trả lời với người Mỹ nếu... sau vụ tắm máu của cuộc xâm lăng Nhật bản, người Mỹ biết rằng vũ khí có khả năng chấm dứt cuộc chiến đã được chế tạo xong từ giữa mùa hè và chưa được sử dụng?"

Theo BBC
 
Bình luận (2)

hanahoasua

Lộc lá lá giề ở đây<?
Các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản xin vô những link này nhé

1) Những nhân tố hình thành văn học Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts071.htm
2) Thần Thoại Cổ Tích (Kojiki)
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts072.htm

3) Vạn Diệp Tập và Ca Dao cổ đại (Thơ Waka 1)
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts073.htm


4) Taketori, thủy tổ của tiểu thuyết Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts074.htm

5)Truyện Genji
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts075.htm

6) Truyện Heike, Thái Bình Ký và văn chương chiến ký Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts076.htm

7) Dòng văn học nhật ký và tùy bút
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts077.htm

8) Cổ Kim Hòa Ca
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts078.htm

9) Tân Cổ Kim Hòa Ca
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts079.htm

10) Từ Konjaku Monogatari (Truyện giờ đã xưa) đến Shaseki-shuu (Góp nhặt đá cát) - Văn học thuyết pháp và răn đời của Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts080.htm

11) Sân khấu Nô, Kyôgen cùng các hình thức văn học Tuồng tương cận - Đỉnh Cao Nghệ Thuật Nô Với Cha Con Kan.ami Và Zeami
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts081.htm

12) Sân khấu Jôruri, Kabuki và Văn học Tuồng - Vai trò chủ đạo của Chikamatsu Monzaemon (Cận Tùng , Môn Tả Vệ Môn) , Shakespeare Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts082.htm

13) Lịch sử Haiku
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts083.htm

14) Ba Trăm Năm Tiểu Thuyết EDO : Khi Văn Học Thị Dân Khai Hoa Kết Trái
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts084.htm

15) Ảnh hưởng Trung Quốc đối với Văn Học Nhật Bản : Người Nhật đã tiếp thu sáng tạo thơ văn chữ Hán như thế nào?
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts085.htm

16) Màu sắc Phật Giáo của Văn Học Nhật Bản - Dấu ấn Thiền Tông
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts086.htm

17) Ngã rẽ giữa Quốc học và Hán học : Tư Tưởng Về Nguồn Dưới Thời Edo Và Quá Trình Bản Địa Hóa Phật & Nho Giáo
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts087.htm

18) Akutagawa Ryuunosuke, Shiga Naoya,Hai đỉnh cao, hai phong cách của thể loại truyện ngắn Nhật Bản
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts092.htm

19)Thơ Mới ở Nhật Bản : Vai Trò Của Thi Ca Tây Phương Trong Dòng Thơ Hiện Đại
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts095.htm

20) Vượt QuaThời Hậu Chiến
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts098.htm

21 ) Văn Học Đại Chúng Nhật Bản Hiện Đại - Phần I: Tiểu Thuyết Dã Sử, Kiếm Hiệp và Tình Cảm Xã Hội
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts100.htm


22 ) Văn Học Đại Chúng Nhật Bản Hiện Đại - Phần II : Tiểu Thuyết Trinh Thám và Khoa Học Giả Tưởng
http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/vhsnb/nnts101.htm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top