ウィニー判決から読み解く日本の未来 -Bài viết liên quản cả văn hóa lẫn công nghệ

kamikaze

Administrator
Thấy bài viết khá hay. Dù ngắn nhưng nội dung bao trùm cả văn hóa Nhật cũng như công nghệ thông tin. Copy về đây khi ai rảnh thì dịch thử nhé. Nội dung khá sau có lẽ có những điểm phải tìm hiểu thêm.

 2011年の年末にウィニーの開発者、金子勇氏の無罪が確定したと報道されて、話題になっていた。
 金子氏はかつてネット上で「47氏」と名乗っており、勝手に親近感をもってしまう。
 この裁判の経過を振り返ってみると、日本の社会では、イノベーションはどうしてこんなに許されにくいのだろうかという思いが募ってきて、暗い気持ちにもなった。大変残念である。
 ウィニーが登場した当時、この技術は世界の最先端を行っていたはずだ。非力な家庭向けのインターネット回線と、それに接続されたPCから構成された一つのシステムとしてウィニーを見れば、その分散処理の発想は現在のクラウド技術に近い発想である。また端末同士をダイレクトに繋ぐ技術にしても、スカイプを始めとする通信技術ではもはや当たり前となるような技術である。つまりウィニーは今、世の中のインターネット技術で主流となった技術を使った、洗練されたシステムであったのだ。
 この技術を日本の社会は、容認できなかった結果、ウィニーの歴史に終止符が打たれてしまった。
 もしかしたら、世の中を変えるイノベーションになったかもしれないものを日本の社会は受け入れることができなかったのだ。ウィニーのようなシステムの中に、収益を上げるような仕組みができれば、それは先端のインターネットサービスとなって、電子書籍や映画、インターネットテレビなど面白いサービスを世界に先駆け普及させていたかもしれないなどと、今のグーグルやアマゾンのサービスを見ていて思う。
 しかしすでに7年の年月が経ってしまい、過ぎた時間は取り戻すことはできない。
 日本社会では、世の中を変えるようなインパクトを持つイノベーションはなかなか受け入れられないのかもしれない。しかしこれまでの歴史をみれば、日本では画期的な発明や技術革新を産み出すことはやりにくいが、職人魂というか、一つの決まった枠組みの中で、何かを極めて行くということは得意なはずだ。自動車も日本で開発されたものではないが、今では日本の車は世界中で走っている。つまり新しいイノベーションを起こすような黎明期には弱いが、ある程度決まった技術を改善の積み重ねで極めて行くような成熟期には、力を発揮できるのではないか。
 そう考えれば、インターネット技術はこれからますます社会に浸透し、当たり前のものになっていく。そうして、成熟期になるかもしれないこれからの10年、もしかしたら日本が得意な「カイゼン」の積み重ねによるサービスが、世界を席巻するような日がくるかもしれない。
 個人的にはスマートフォンに期待している。「ガラケー」と揶揄(やゆ)される日本の携帯電話であったが、アンドロイドという世界共通のプラットフォームの上に作られる携帯であれば、日本の便利な先進的なサービスを海外に輸出することもそう難しいものではないだろう。
 日本の産業の将来を悲観する声も聞こえる昨今であるが、筆者はこうしたことから、日本の未来は明るいのではないだろうかと楽観している。これからの10年日本がどのような分野に力を発揮するのか楽しみである。

http://www.47news.jp/47topics/premium/
 

kamikaze

Administrator
Cuối năm 2011, tin tòa án ra phán quyết Kaneko-tác giả của phần mềm Winny- vô tội đã gây trở thành một chủ đề gây chú ý của dư luận.
Trước đây, lập trình viên Kaneko sử dụng bí danh “47” trên mạng và tự nhiên tôi cảm thấy gần gũi (với bí danh của ông).
Cảm giác u ám và không hiểu vì sao phát minh, sáng kiến lại khó được chấp nhận đến mức như thế tại Nhật xuất hiện khi tôi thử nhìn lại quá trình ra phán quyết của tòa án. Thật đáng tiếc!
Chắc hẳn vào thời điểm Winny ra đời thì kỹ thuật nảy của nó thuộc dạng tiên tiến trên thế giới. Nếu nhìn từ góc độ một hệ thống bao gồm mạng internet gia đình không có nhiều tiềm năng và các máy tính kết nối từ mạng này thì ý tưởng xử lý phát tán dữ liệu của winny cũng không xa với ý tưởng của kỹ thuật điện toán đám mây (kỹ thuật máy chủ ảo)hiện nay. Mặt khác kỹ thuật kết nối trực tiếp các thiết bị đầu cuối với nhau cũng là kỹ thuật dường như hiện nay đã rất phổ biến trong lĩnh vực thông tin liên lạc mà đại diện là skype. Nói cách khác, Winny là phần mềm có chất lượng cao sử dụng các kỹ thuật mà hiện nay đã trở thành công nghệ chủ lưu trong thế giới internet.
Winny đã bị đóng dấu khai tử mất là kết quả của việc kỹ thuật này không được xã hội Nhật chấp nhận.Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã không chấp nhận phát minh mà biết đâu đã có khả năng thay đổi thế giới.
Giờ đây khi nhìn lại Goole và Amazon tôi chợt nghĩ rằng biết đâu giả sử chúng ta biết cách tạo cơ chế đưa lại lợi tức cho các hệ thống như Winny thì nó đã trở thành dịch vụ tiên phong trên mạng internet, giúp cho việc triển khai các dịch vụ thu hút như sách điện tử, phim, internet TV.. trên tòan thế giới.
Nhưng đã 7 năm rồi và chúng ta không thể nào lấy lại thời gian đã trôi qua!
Có lẽ những phát minh có tầm ảnh hưởng thay đổi thế giới khó được xã hội Nhật chấp nhận. Nhưng nhìn lại lịch sử cho đến nay thì quả thật là ở Nhật khó có những phát minh, cải tiến kỹ thuật mang tính cách tân tạo ra bước ngoặt. Tuy thế, như người ta vẫn gọi là tinh thần của những người thợ, người Nhật rất giỏi trong lĩnh vực phát triển kỹ thêm một mảng nào đó trong một khuôn khổ đã định sẵn. Ví dụ xe ô tô cũng không phải là phát minh của người Nhật nhưng hiện nay xe Nhật có mặt khắp thế giới. Nghĩa làcó thể nói vào thời kỳ sơ khai cần những phát minh mới thì người Nhật không có thế mạnh nhưng thời kỳ khi mà kỹ thuật đã được định hình ở mức độ nào đó và chỉ cần phát triển thêm lại là thời kỳ mà người Nhật phát huy được thế mạnh.
Thời gian tới Internet sẽ là một yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội. Và không chừng cái ngày mà người Nhật với khả năng cải tiến, phát triển những thứ vốn đã được định hình từ trước, tạo nên một bước đột phá cũng sẽ đến trong vòng 10 năm nữa thời kỳ có khả năng sẽ là thời kỳ chín muồi.
Cá nhân tôi thì đặt hy vọng vào điện thọai thông minh. Tuy Điện thoại di động Nhật bị ví với hòn đảo Galapagos nhưng tôi cho rằng với nền tảng Android người Nhật sẽ không gặp khó khăn mấy khi xuất khẩu những dịch vụ tân tiến và tiện lợi ra nước ngoài.
Cũng có nhiều người bi quan về nền công nghiệp nước nhà nhưng từ những điều đã được đề cập ở trên người viết lại cảm thấy rất lạc quan. Mười năm tới Nhật Bản sẽ phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nào là điều mà tôi quan tâm đợi chờ.

Giải thích thêm:
-Winny là phầm mềm giúp chia sẻ dữ liệu qua internet. Tác giả của nó đã bị kiện ra tòa vì Winny đã gây thiệt hại về bản quyền cho nhiều công ty nhưng đã được tuyên trắng án.
-Galapagos là một hòn đảo có nhiều đặc tính riêng nên được người ta ví với điện thọai di động Nhật Bản: tuy có nhiều tính năng nhưng lại bị khóa lại và tách biệt với thế giới bên ngoài.
-Bài dịch trên đây có vài cặp từ chỉ được dịch tương đối. Tùy theo cách nhìn cả tòan bài mà có thể thay thế bằng các từ khác.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top