Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Nên chọn công ty như thế nào ?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Nên chọn công ty như thế nào ?

Vấn đề đầu tiên mà đa số người quyết định đi xuất khẩu lao động là việc lựa chọn công ty xuất khẩu lao động nào. Với lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng không phải là một ngoại lệ. Trên báo chí và các diễn đàn tràn lan các câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

Thật vậy,tôi chỉ vào google và tìm kiếm với từ khóa: "chon công ty đi xuất khẩu lao động nhật bản" thì được kết quả như sau:

https://www.google.co.jp/search?q=c....10584j0j7&sourceid=chrome&es_sm=122&ie=UTF-8

Nếu bạn bỏ công ra đọc tất cả kết quả google đưa ra có lẽ bạn càng rối trí hơn. Bởi lẽ sẽ có nhiều thông tin trái ngược và chỗ nào cũng nói họ là nhất và ai cũng có lý của họ cả.

Trước khi vào chủ đề chính tôi xin phân loại kết quả mà google đưa ra. Trước hết phải kể đến nhiều câu hỏi của các cá nhân muốn đi xuất khẩu lao động đặt ra trên các diễn đàn. Và thường thì ít khi nhận được câu trả lời thỏa đáng bởi lẽ người biết thì họ không lên tiếng. Người trả lời thì lại không đưa ra được ý kiến khách quan.

Loại thông tin thứ hai là loại quảng cáo trá hình. Nghĩa là về hình thức thì cũng có một cá nhân nào đó đặt câu hỏi và được một người có chức danh rất kêu kiểu như "chuyên viên tư vấn", "Trưởng phòng xuất khẩu lao động" v.v... trả lời. Nhưng thật ra thì đây là một chiêu quảng cáo của các công ty xuất khẩu lao động. Nếu bạn để ý kỹ thì đa số các chuyên viên này sẽ "tư vấn" cho người lao động đến ứng tuyển ở công ty của mình đứng tên.

Loại thứ ba là loại các công ty xuất khẩu lao động tự quảng cáo cho mình. Loại này thì không cần bàn đến ai cũng biết rằng họ chỉ luôn đưa ra những điều tốt đẹp về công ty họ như giá rẻ, đảm bảo uy tín v.v.. (có ai mà không nói tốt khi quảng cáo về bản thân chứ!).

Bây giờ xin quay lại chủ đề chính là cách chọn công ty xuất khẩu lao động ra sao?

Đa số các bài viết trên mạng chỉ khuyên người lao động theo các tiêu chí như: rẻ, đi nhanh, uy tín v.v.... Điều này không sai. Tuy thế, những điều này không nói ra thì người đi họ cũng đã tính đến rồi.

Cá nhân tôi thì tôi vẫn khuyên người lao động ưu tiên cho các công ty quen biết. Nghĩa là nếu như người lao động quen thân với ai làm ở công ty xuất khẩu lao động nào đó thì nên đi ở chỗ quen biết. Lý do đơn giản là vì ở chỗ quen biết thì phần nào bạn cũng đã biết thông tin cơ bản về họ. Mặt khác, chỗ quen biết sẽ giảm đi khả năng bị lừa đảo(1)

Trường hợp bạn không có công ty quen biết thì tìm trên mạng sẽ là lựa chọn tiếp theo của bạn. Tìm kiếm trên mạng tiện lợi vì bạn sẽ có thông tin nhiều và nhanh chóng, dễ dàng. Tuy thế, nếu bạn không đủ tỉnh táo sẽ dễ gặp phải sai lầm dẫn đến rắc rối thất bại về sau. Ở đây tôi sẽ nêu ra những đặc điểm của công ty mà bạn nên tránh (2).

(Còn tiếp)
 
Bình luận (2)

kamikaze

Administrator
-Tránh các công ty tuyển tất cả các lĩnh vực và với số lượng không giới hạn:
Công ty dù quy mô có lớn đến đâu cũng không thể có khả năng tuyển không giới hạn trong tất cả các ngành. Khả năng còn lại là công ty loại này sẽ áp dụng cách làm truyền thống là cứ thu hồ sơ để sẵn đó khi có sẽ gọi. Và thực tế cho thấy nhiều công ty tồn tại bằng tiền đặt cọc của người lao động (Thu đặt cọc và lấy đó làm tiền xoay vòng vốn). Vậy nên, nếu bạn không muốn cho công ty loại này "mượn tiền" thì hãy tránh xa họ ra.


-Cẩn thận với các công ty có nhiều website mà ở đó đa số nội dung được "nhân bản":
Gần đây quảng cáo trên internet trở nên rầm rộ. Nhằm thu hút được nhiều người truy cập, khá nhiều công ty ở Việt Nam đã sử dụng chiến lược cho ra đời nhiều website(Có trường hợp là cả chục trang). Về mục đích thu hút người truy cập của cách làm này không có gì đánh trách cả. Tuy nhiên, nó dẫn đến hệ quả là các công ty không có nội dung để cập nhật cho hàng loạt website. Vì thế họ buộc phải "nhân bản" (sao chép) nội dung từ trang này qua trang khác. Thoáng nhìn người đọc dễ bị "ảo giác" là công ty này rất đồ sộ (vì có cả hệ thống website). Thực tế là có nhiều trường hợp đã bị hệ thống website đồ sộ này chinh phục và sau đó rơi vào bẫy lừa khi biết thì đã quá muộn.

Đã đến lúc cư dân mạng nên thay đổi cách suy nghĩ. Thay vì choáng ngợp trước hệ thống website đồ sộ nào đó thì nên quan sát xem nội dung của nó có bị sao chép không? Và thử đặt câu hỏi là để quản trị một hệ thống website hàng chục trang thì công ty có còn sức làm việc chính của họ hay không? Với việc làm vô trách nhiệm là sao chép bài từ trang này qua trang khác như thế kia công ty này có đáng tin cậy hay không?

(còn tiếp)
 
Sửa lần cuối:

kamikaze

Administrator
-Tránh rơi vào bẫy hào nhoáng bề ngoài:
Thường thấy tiêu chí mà nhiều người đề ra là công ty phải có "thương hiệu". Điều này hoàn toàn không sại Tuy nhiên, gần đây việc mượn tên(mượn danh công ty) trở nên khá phổ biến . Do đó mà nhiều khi bạn vui mừng vì được gặp và được người của công ty A,B,C nào đó rất nổi tiếng phỏng vấn và hứa hẹn đủ điều nhưng thực chất thì lại không phải như bạn nghĩ mà bạn chỉ được gặp một cá nhân hay tổ chức đã được công ty hoành tráng kia cho mượn bảng hiệu mà thôi.

Vì thế, không nên để sự hào nhoáng bề ngoài của bảng hiệu che lấp thực tế bên trong. Thay vì quá để ý đến bảng hiệu của công ty thì hãy nhìn thật kỹ xem công ty mà bạn đã nộp hồ sơ sẽ làm gì cho bạn. Và họ sẽ làm như thế nào ? Họ có khiến bạn yên tâm hay không ?
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top