Cái này cũng rất khó để so sánh, bác Kami ạ. Thứ nhất là vì tính chất của công ty Nhật nó khác (công ty tư nhân, không có COCC) còn công ty ở VN thì COCC nhiều lắm (thành ra giám đốc đâu có dám đụng tới nhân viên vì ba nó là Bí Thư Thành Ủy) và hơn nữa là vị trí khởi đầu của Newbie đó.
Thôi thì so sánh cả 2 trường hợp đều là dân trơn cả nhé.
.Công ty Nhật :
- Làm việc phải đi sớm về trễ, tốt nhất là về...cùng với người về sau cùng
- Ai bảo gì cũng hay (はい), biết nịnh Sếp giỏi
- Chỉ cần làm việc đúng như lời Sếp nói, đúng sai không cần biết.
- Không hiểu việc gì cứ hỏi, hỏi cho đến khi nào hiểu thì thôi.
- Ở những công ty lớn, nó trở thành 1 tiến trình và đã được họach định sẵn, người mới vào công ty phải qua những giai đọan kenshuu như thế nào, sau bao lâu thì sẽ trở thành người như thế nào. Tất cả đều nằm trong kế họach nhân sự của công ty đó.
- Một yếu tố đáng kể là ijimeru người nước ngòai còn người Nhật thì có nhưng ...mức độ ít hơn (vả lại người Nhật cũng quen và giỏi chịu đựng về khỏan này)
. Công ty Việt Nam :
Về cơ bản thì theo kiểu Mỹ, tùy thuộc rất nhiều vào chức vụ của Newbie
- Làm việc đúng giờ, về đúng giờ
- Biết nịnh Sếp 1 tí (ai mà không thích...được nịnh ?)
- Làm việc phải cẩn thận, đúng thì là công của Sếp. Sai thì là lỗi của mình.
- Không có kế họach nhân sự gì cả (chỉ có kế họach tuyển...người mới mà thôi) , nếu có năng lực thì sẽ vươn lên, còn không năng lực thì cứ ở đó suốt đời hay...chuyển công tác
- Không hiểu cũng không dám hỏi, mò mẫm làm.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của em, xin mời các bác tiếp tục...nhai trầu...tán tiếp.
Mình xin nêu trường hợp của mình để mọi người lạm bàn:
1/ Nếu mình trình độ ĐH mà thằng sếp trực tiếp (đôi khi chỉ là trưởng nhóm, trường phòng gì đấy) chỉ trình độ CĐ thì nó tìm cách đì mình
2/ Đôi khi sếp mình nhờ qua nhà ổng sửa máy tính bị hư, sửa được thì không sao còn làm mất dữ liệu là to chuyện (hix hix mình đã tùng bị nên đó là kinh nghiệm xương máu)
3/ Ở cty cũ, ông PGĐ (chỉ là hư danh chứ thật ra ko có quyền lực gì cả vì là cty tư nhân, quyền đều nằm trong tay GĐ). Làm việc cũng "trâu bò" lắm nhưng lúc nào cũng bị GĐ chửi (sau lưng) mà vẫn phải cúi đầu ... làm tiếp vì miếng cơm manh áo.
Còn ông GĐ thì trước mặt giả lả sau lưng chửi thầm, đúng là đồ xấu bụng
4/ Còn cty mới của mình thì môi trường làm việc rất thoải mái, mình cũng mới vô được 3 tháng thôi. Nói chung mọi người rất tốt (cái này phải có tg mới biết được). Đi trễ không ai nói gì miễn sao công việc được làm hiệu quả. Và cũng không cần phải nịnh hót ai cả vì GĐ là Việt kiều nên cũng khá cởi mở, khi nói chuyện thì xưng anh chứ không cần "dạ thưa GĐ".
Theo mình nghĩ,tuỳ theo tiêu chí tuyển dụng của công ty sẽ có mức lương thích hhợp thôi bạn ah.Công ty Nhật cứ vài tháng lại tăng lương 1 lần,ngoài ra bạn còn được hưởng các chế dộ khác ngoài tiền lương căn bản mỗi tháng nữa kìa,chứ không như mấy công ty khác.
Mình cũng xin 8 chút xíu về chuyện này ,thường thì khi mình là nhân viên mới thì hay bị những nhân viên cũ '' ăn hiếp '' hay '' đì'' ,còn về chủ trả lương thì luôn luôn phải đi từ từ lên ,bắt đầu là lương minimum trong mỗi ngành khác nhau ,ngươi chủ họ cho là nhân viên mới không có nhiều kinh nghiệm trong công ty của họ ,( mặc dầu bạn có bằng cấp cao )..rồi sau đó vài tháng tùy theo khả năng của bạn thì sẽ đuợc tăng lương theo khả năng .
Mình thấy chuyện lương thì hầu hết các nước tư bản đều ...gần giống nhau ,chỉ có chủ Trung Quốc và VN ít thích tăng lương cho nhân viên ...:bansung:
Yếu tố Hỏa - tượng trưng cho hạnh phúc và lạc quan - quay lại sau nhiều năm biến mất, đem lại sự tự tin và thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Trong quá khứ, năm Rắn 1929 xảy ra Đại suy thoái, 1941 là trận tấn công Trân châu Cảng và bong bóng dotcom vỡ vụn năm 2001. Tuy nhiên, sang năm 2025, các chuyên...
Trong Chỉ số giá doanh nghiệp tháng 12 năm ngoái do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố vào ngày 16, chỉ số giá nhập khẩu theo Yên lần đầu tiên chuyển sang mức dương sau bốn tháng kể từ tháng 8 năm ngoái, do đồng Yên mất giá, v.v.
Chỉ số giá nhập khẩu theo Yên tăng 1,0% so với cùng kỳ năm...
Theo cuộc thăm dò ý kiến do Jiji Press tiến hành từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 1, tỷ lệ ủng hộ của Nội các Ishiba là 28,2%.
Mặc dù tăng 1,4 điểm so với tháng trước, nhưng vẫn ở mức 20%, được coi là "vùng nguy hiểm" để duy trì chính phủ . Tỷ lệ không ủng hộ giảm 1,0 điểm so với tháng trước xuống...
Trong Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố vào ngày 16, Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng thực tế của toàn thế giới vào năm 2025 là 2,7%, duy trì dự báo trước đó vào tháng 6 năm 2024. Con số này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng trước đại dịch Corona. Với chính quyền sắp...
Đến ngày 16, Ủy ban điều tra động đất của chính phủ Nhật Bản đã cập nhật xác suất xảy ra trong vòng 30 năm đối với các trận động đất đã trải qua quá trình đánh giá dài hạn trước đó, tính đến ngày 1 tháng 1. Đối với các trận động đất kiểu rãnh, xác suất xảy ra siêu động đất có cường độ 8-9 độ...
Các cuộc thảo luận đang được tiến hành để cải cách hệ thống lương hưu vào năm 2025 và có vẻ như đề xuất "xóa bỏ rào cản 1,06 triệu yên" đã được tiểu ban lương hưu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chấp thuận. Để ứng phó với điều này, đã có sự gia tăng các báo cáo về việc xóa bỏ rào cản 1,06...
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã công bố vào ngày 16 rằng chỉ số giá doanh nghiệp trong nước năm 2024 (giá trị sơ bộ, trung bình 20 năm = 100) là 122,6, đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp.
Đồng yên yếu đã dẫn đến một loạt các động thái chuyển giá nguyên liệu thô và chi phí lao động...
Tiêu dùng của du khách đến Nhật Bản vào năm 2024 đã vượt quá 8 nghìn tỷ yên, mức cao nhất từ trước đến nay.
Đồng yên yếu đã thúc đẩy du khách sẵn sàng chi tiêu và chi phí lưu trú tăng cao cũng góp phần. Tuy nhiên, so với doanh thu du lịch ở các quốc gia khác có điểm đến du lịch nổi tiếng, số...
Vào ngày 15, Cảnh sát tỉnh Ibaraki đã bắt giữ một người đàn ông (63 tuổi), giám đốc đại diện của một công ty phái cử lao động tạm thời tại thành phố Bando, vì nghi ngờ vi phạm Đạo luật bảo hiểm thất nghiệp ( không báo cáo những người được bảo hiểm thất nghiệp ) và Đạo luật thúc đẩy toàn diện về...
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm nữa tại cuộc họp chính sách tiền tệ sẽ được tổ chức vào ngày 23 và 24.
Vào ngày 15, Thống đốc Kazuo Ueda đã phát biểu tại một cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng Khu vực Nhật Bản, "Chúng tôi sẽ thảo luận và quyết định xem có nên tăng lãi...
Có thể bạn sẽ thích