Bậc thầy của "văn chương kinh dị" Nhật Bản

Bậc thầy của "văn chương kinh dị" Nhật Bản


koi811.jpg
Koji Suzuki.








Cả thập kỷ qua xêri tiểu thuyết và truyện ngắn kinh dị của Koji Suzuki đã khiến tên tuổi ông nổi như cồn và ông được mệnh danh là "Stephen King của Nhật" - điều khiến ông vừa thinh thích vừa khó chịu...
Suzuki đã bán hơn 10 triệu bản sách chỉ riêng ở Nhật. Và hình tượng nhân vật Sadako của ông, một cô ả ái nam ái nữ, quỷ quái đã thống trị đời sống văn hoá Nhật, trở thành một ông ba bị, một con ngoáo ộp để dọa trẻ con, còn với người lớn, thì là biểu tượng của những gì tàn ác, hư hỏng và đáng sợ trong xã hội hiện đại.



Từ khi bộ phim The Ring (Chiếc Nhẫn) - do đạo diễn Hideo Nakata chuyển thể năm 1998 từ tiểu thuyết của ông - trở thành phim kinh dị ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Nhật Bản, Suzuki cũng đồng nghĩa với danh hiệu người-viết-kịch-bản-điện-ảnh-kinh-dị-nhất, trở thành cha đẻ của J-horror, một dòng phim tâm lý kinh dị đáng sợ hơn cả.



Năm 2002, phiên bản làm lại The Ring của Mỹ với sự tham gia của Naomi Watts đã thu về 130 triệu USD, thắng lớn; vì vậy The Ring 2 được làm tiếp và dự kiến sẽ được tung ra năm tới.



Một truyện ngắn của Suzuki từ 1996 trong tập Dark Water (Mặt nước hắc ám) - đã được dịch ra tiếng Anh và làm phim với sự góp mặt của cô đào Jennifer Connelly - cũng ra mắt vào năm tới. Truyện của ông được chuyển thể thành phim, truyền hình, truyện tranh nhiều đến nỗi Suzuki không thể biết hết.



Song Suzuki cũng không buồn phiền lắm vì thực ra, chỉ nhờ xuất bản truyện, ông đã quá giàu. Ông viết The Ring trong lúc vợ ông phải đi dạy học để kiếm thêm, còn ông phải trông con. Còn bây giờ thì Suzuki vừa mua thêm một chiếc du thuyền nữa thêm vào chiếc cũ, vì ông rất mê đi biển. Vợ ông nghỉ dạy và giờ đây họ có đủ tiền để đi khắp thế giới.



Quan trọng hơn nữa, như lời ông, dư dả khiến ông có nhiều thời gian để viết những cuốn tiểu thuyết thật sự chẳng liên quan gì đến những cô gái hồn ma hay những băng video quỷ quái nữa. Đó là loại truyện mà ngài-kinh-dị vẫn mong muốn viết vì lòng hâm mộ và say mê văn chương của Sartre, Thomas Mann và đặc biệt là cuốn Kẻ xa lạ của Albert Camus.



Quả vậy, giữa những năm 1990, khi đã trở thành nhà văn kinh dị thành công nhất nước, Suzuki đã công khai thề rằng sẽ không viết truyện kinh dị nữa mà tập trung vào văn chương chân thực, gắn nhiều với kinh nghiệm đi biển.



"Tôi không thích những thứ siêu tự nhiên - nhà văn nói - tôi càng không thích văn kinh dị". Ông cũng không muốn truyện của mình gây sợ vì đánh vào nỗi ám ảnh về những thứ quái đản phi tự nhiên của người Nhật mà muốn họ sợ vì những chi tiết có thực, có căn cứ.



Là bố của hai con gái, ông viết nhiều về trẻ em và cha mẹ, song Sadako, nhân vật của ông lại là một cô bé bị đày đoạ, và trở thành nhân vật gây sợ hơn cả mọi loại ác quỷ, quái thú truyền thống. Sống bên vịnh Tokyo, mặt nước cũng là một thế lực trong truyện của ông, và là nguồn của những nỗi sợ sâu xa nhất.




Theo Lao Động
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top