Xã hội Bối cảnh và thực tế của chứng "sợ điện thoại cố định"

Xã hội Bối cảnh và thực tế của chứng "sợ điện thoại cố định"

Khoảng 10 năm trước, tôi bắt đầu nghe những người bỏ việc chưa đầy một năm sau khi vào công ty nói rằng lý do bỏ việc là “do họ không thể trả lời điện thoại”. Nhiều người đã cố gắng nghe điện thoại nhưng họ đã "suy sụp do quá lo lắng." Kết quả là nhiều trường hợp không thể đến nơi làm việc. Gần đây chúng tôi nhận được câu hỏi từ bộ phận nhân sự của các công ty rằng phải làm sao khi có những nhân viên đã khóc khi nghe điện thoại cố định .

+BƯỚC RA ĐỜI KHI KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI:

Khi tôi nghe câu chuyện lần đầu tiên, tôi đã tự hỏi liệu có phải đây là bệnh sợ giao tiếp, sợ đối nhân hay không. Nhưng không có vấn đề gì đặc biệt với các hình thức giao tiếp khác, vì vậy rõ ràng vấn đề là ở “điện thoại”.

Số lượng nhà có điện thoại cố định đang giảm dần qua từng năm và số người nói rằng họ chưa bao giờ gọi điện thoại cố định nhà trong thời thơ ấu của họ đang tăng lên. Giả sử ngay cả những người có kinh nghiệm thì do hiển thị số trên màn hình, họ có xu hướng mạnh mẽ chỉ trả lời từ những người họ biết ( cha mẹ,ông bà,vvv ) và không có kinh nghiệm trả lời các cuộc gọi mà không biết đến từ ai. Chắc chắn họ không có kinh nghiệm “trung gian” hay “nhận lời nhắn”, và nếu họ không có kinh nghiệm làm việc trên điện thoại khi làm việc bán thời gian, họ sẽ trở thành người của xã hội mà không có giá trị kinh nghiệm. Những điều dù cho có đơn giản đến đâu mà chưa từng có kinh nghiệm thì cũng trở thành rào cản và rất khó. Tuy nhiên, một số người có thể trả lời linh hoạt, trong khi những người khác có thể không thoải mái.


Đặc biệt trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp bị ép giao tiếp qua điện thoại với những khách hàng khó tính và ăn vạ. Nếu nhân viên mới bị tẩy não khi chưa quen với điện thoại cố định các yếu tó tâm lý cũng sẽ gia tăng và sau đó họ có thể sợ hãi và không thể nhấc điện thoại.


Ngoài ra, ngày càng có nhiều trường hợp không giỏi khi giao tiếp bằng điện thoại, không chỉ trong công việc. Ngày nay, các công cụ văn bản như LINE đã trở thành chủ đạo, và trao đổi với bạn bè bằng văn bản cũng đã trở thành trào lưu, vì vậy ngoài những trường hợp đặc biệt cần thiết ra thì hầu như không có cơ hội để nói chuyện điện thoại. Theo một bảng khảo sát được thực hiện bởi các thành viên của chương trình “my navi” dành cho người trưởng thành tốt nghiệp từ năm 2019, chỉ có 1% số người được hỏi trả lời rằng họ sử dụng điện thoại để liên lạc với bạn bè.


Có thể nói rằng điện thoại đã mất đi vai trò ban đầu của nó với tư cách là một công cụ giao tiếp. Các ứng dụng như Line có thể gửi các nhãn dán, có thể trao đổi bằng các cụm từ và từ đơn. Sau đó, một cách tự nhiên, từ vựng sẽ giảm và bạn sẽ đột nhiên bị mắc kẹt với những từ xuất hiện. nếu bạn bối rối bởi một câu trả lời, bạn có thể có nhiều thời gian hơn bằng cách sử dụng một công cụ văn bản. Trong một số trường hợp, thậm chí có thời gian để suy nghĩ.

Tuy nhiên, điện thoại là dùng để chia sẻ thời gian với đối phương, theo một nghĩa nào đó , cần có khả năng phản xạ nhanh, thời gian để suy nghĩ là không nhiều. Một khi đã có trăn trở vì trong giao tiếp qua điện thoại nếu lỡ lời, hoặc trả lời sai sẽ không thể đính chính được thì sẽ dẫn đến tâm lý ngại ngần khi nói chuyện điện thoại.


Ban đầu, điện thoại là phương tiện như vậy. Giao tiếp qua điện thoại là một quá trình dù có truyền đạt cùng một nội dung đi nữa thì người ta cũng sẽ lặp đi lặp lại các thao tác như đổi cách nói, đính chính, bổ sung chi tiết… nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, hiểu lẫn nhau. Vì không quen với quá trình này nên sẽ tự cho rằng nếu trả lời sai thì sẽ không đính chính được.



+BẠN CŨNG CÓ THỂ ĐANG GẶP CHÚNG BỆNH “SỢ ĐIỆN THOẠI”:

Dưới đây là các tiêu chí để xác định bạn có "sợ điện thoại cố định hay không":

  • Cảm thấy căng thẳng khi nhạc chuông của điện thoại cố định đổ chuông
  • Luôn giả vờ là vắng nhà khi có cuộc gọi từ điện thoại cố định.
  • Không trả lời các cuộc gọi không mong muốn
  • Đặt chỗ cửa hàng chỉ bằng web.
  • Trước khi gọi cho bạn bè, kiểm tra LINE.
  • Trước khi gọi, nghĩ trước lời sẽ nói gì.
  • Không thể để lại lời nhắn khi điện thoại chuyển sang hộp thư thoại.
  • Không thể chịu nổi thời gian chờ của điện thoại.

Nếu bạn gặp đúng 4 điều trong các điều trên, có thể nói rằng bạn đang dị ứng mạnh với điện thoại. Trong những năm gần đây, điện thoại ngày càng bị coi là một công cụ tồi tệ để kìm hãm thời gian của đối phương. Cũng đã xuất hiện một số công ty bỏ giao tiếp qua điện thoại. Qủa đúng là việc chỉ định thời gian sẽ dẫn đến việc rang buộc đối phương. Nhưng xét về mặt mất thời gian thì nhiều khi gõ chữ lại mất thời gian hơn. Gõ chữ sẽ lưu lại vì thế có trường hợp cần chú ý chọn câu chọn từ hơn.


Ngoài ra, chỉ bằng thông tin từ công cụ văn bản, cũng có thể xảy ra hiểu nhầm vì không truyền đạt được hết nghĩa hay sắc thái. Vì có những trường hợp có thể yên tâm hơn khi nói chuyện trực tiếp, không có khả năng dịch vụ điện thoại sẽ bị mất hoàn toàn, nhưng tùy vào loại hình kinh doanh mà cũng có thể nghĩ rằng nó có thể còn trở nên quan trọng hơn trong tương lai.

Lý do là vì khi suy nghĩ trao đổi qua giọng nói là phương tiện hỗ trợ cho các công cụ giao tiếp bằng chữ như e-mail điện thoại sẽ trở nên đặc thù hơn, đòi hỏi khả năng phản ứng cao hơn.Ngoài các phản xạ trả lời cơ bản, có khả năng cao là các yếu tố đóng vai trò là công cụ giao tiếp cảm xúc để tiếp nhận và truyền đạt cảm xúc sẽ trở nên mạnh hơn. Tôi nghĩ rằng khả năng xử lý các cuộc gọi điện thoại như một kỹ năng của người xã hội sẽ tiếp tục được yêu cầu trong tương lai, vì vậy ngay cả khi bản thân bạn không giỏi về nó, bạn cũng không thể trốn tránh được.

Dù cho không phải trả lời điện thoại cố định ở nhà, nhưng ở chỗ làm như vậy là không thể. Để khắc phục, việc giáo dục là cần thiết. Ngày nay, từ góc độ phòng chống quấy rối, nơi làm việc có trách nhiệm dạy mọi người thay vì nghiêm khắc như “ đến điều như vậy mà cũng không thể làm được thì phải làm sao ?” . Liên quan đến giao tiếp qua điện thoại không thể dạy theo kiểu “một lúc nào đó sẽ có thể” mà phải có luyện tập để nâng cao kinh nghiệm.


Để làm điều này, cần đưa điện thoại vào trong công việc hàng ngày như báo cáo thông thường làm bằng email vài lần thì sẽ gọi một cuộc điện thoại, chỉ gửi bản tóm tắt qua email, cung cấp chi tiết qua điện thoại, liên lạc vắng mặt chỉ có thể bằng điện thoại..vvv.. Ngoài ra, không chỉ rèn luyện sử dụng các công cụ đơn giản mà cũng cần thiết phải tập thói quen chuyển ý nghĩ của bản thân thành lời nói, để loại bỏ chứng bệnh sợ điện thoại, cũng cần phải xem xét lại các phương thức liên lạc thông thường.

(Thông tin Nhật Bản lược dịch từ tozokeizai net)
 

Đính kèm

  • dienthoaicodinh.jpg
    dienthoaicodinh.jpg
    104.8 KB · Lượt xem: 1,243

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top