Xã hội Cuộc sống của các du học sinh người nước ngoài đang trở nên khó khăn hơn do thảm họa Corona.

Xã hội Cuộc sống của các du học sinh người nước ngoài đang trở nên khó khăn hơn do thảm họa Corona.

Số lượng người nước ngoài sống ở Nhật Bản đã giảm vào năm ngoái, lần đầu tiên sau 8 năm. Theo số liệu do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản Bộ tư pháp công bố ngày 31/3, số lượng cư dân nước ngoài vào cuối năm 2020 là 2.887.116 người, giảm 46.021 người so với năm trước.

ダウンロード - 2021-04-16T153713.960.jpg


Nguyên nhân là do sự lan rộng lây nhiễm virus Corona mới. Do ảnh hưởng của thảm họa Corona, số lượng du học sinh và du học sinh mới đến, vốn là một nhân tố làm gia tăng cư dân nước ngoài đã giảm đáng kể. Kết quả là tổng số cư dân nước ngoài ở Nhật Bản đã giảm xuống. Du học sinh nước ngoài đặc biệt giảm. Số lượng du học sinh nước ngoài đạt 345,791 người vào cuối năm 2019, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Con số này giảm gần 20% trong một năm, xuống còn 280,901 người.

Chúng ta thường thấy tuyên bố rằng sự sụt giảm du học sinh người nước ngoài là việc không tốt cho quá trình toàn cầu hóa của Nhật Bản. "Kế hoạch 300.000 du học sinh" được chính phủ thúc đẩy để tăng số lượng du học sinh cũng nêu rõ "toàn cầu hóa" là mục đích của điều đó. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của đối tượng du học sinh trong những năm gần đây có thực sự góp phần vào quá trình “toàn cầu hóa” của Nhật Bản hay không ?

Nếu có dấu hiệu lắng xuống trong thảm họa Corona, sẽ ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ ngành giáo dục và các ngành công nghiệp để dễ dàng tiếp nhận du học sinh . Trước đó, tôi xin suy nghĩ về kế hoạch 300.000 người và tình hình thực tế của các du học sinh trong thảm họa Corona .

student.jpg


Kế hoạch 300.000 người được lập vào năm 2008 dưới sự điều hành của ông Yasuo Fukuda. Mục tiêu là tăng số lượng du học sinh từ khoảng 120.000 người vào thời điểm đó lên 300.000 người vào năm 2020. Tuy nhiên, số lượng du học sinh đã không tăng như mong đợi. Khi sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 xảy ra trong trận Động đất ở phía Đông Nhật Bản năm 2011, người Trung Quốc, chiếm 60% tổng số du học sinh đã bắt đầu rời Nhật Bản. Nhiều người Trung Quốc vào thời điểm đó là du học sinh với mục đích di cư, nhưng vì mức lương tăng lên do sự phát triển kinh tế tại đất nước của họ, và lợi ích của việc làm việc tại Nhật Bản đã giảm đi.

Do đó, chính phủ đã chuyển sang tiếp nhận du học sinh từ các nước châu Á mới nổi. Biểu tượng của điều này là "du học sinh người Việt Nam". Số lượng du học sinh từ Việt Nam chưa đến 9.000 người vào cuối năm 2012, nhưng đã tăng lên hơn 80.000 người vào năm 2018, 6 năm sau đó. Bằng cách này, một số lượng lớn du học sinh người nước ngoài đã được chấp nhận từ các quốc gia mới nổi và kế hoạch 300.000 sinh viên đã từng đạt được trước mục tiêu vào năm 2020.

Tuy nhiên, nhiều người đến từ các nước châu Á mới nổi không có đủ tài chính để có được visa du học. Theo nguyên tắc chung, visa du học chỉ được cấp cho những người nước ngoài có thể sống ở Nhật Bản mà không cần làm thêm. Tuy nhiên, nếu tuân theo nguyên tắc này, số lượng du học sinh sẽ không tăng, và sẽ khó đạt được kế hoạch 300.000 sinh viên. Vì vậy, chính phủ tiếp tục cấp visa cho những người nước ngoài không có nguồn lực tài chính . Chính sách mánh khóe là như thế này.

Các ứng viên muốn đi du học sống ở các nước mới nổi phải nộp giấy chứng nhận ghi rõ thu nhập hàng năm và số dư tiền gửi của cha mẹ khi nộp đơn xin visa . Số tiền dư tiêu chuẩn để cấp visa không được tiết lộ, nhưng ít nhất phải là 2 triệu yên . Người dân bình thường ở các nước mới nổi rất khó để có được điều này. Trong trường hợp của Việt Nam, nơi “bùng nổ du học” ở Nhật Bản xảy ra, thu nhập của những người nông dân, chiếm phần lớn dân số chỉ từ 20.000 đến 30.000 yên một tháng.

Người nộp đơn chuẩn bị hồ sơ với thu nhập hàng năm giả mạo và số dư tiền gửi ngân hàng. Họ đưa hối lộ cho người có chức vụ ở cơ quan hành chính, ngân hàng thông qua cơ quan tư vấn du học. Những giấy tờ trên không phải là giả mạo vì là văn bản do cơ quan hành chính chính thức ban hành. Tuy nhiên, chỉ có những con số là giả mạo. Việc cấp các tài liệu giả mạo không thể xảy ra ở Nhật Bản, nhưng ở các nước mới nổi, điều đó có thể được thực hiện như một điều tất nhiên bằng việc đưa hối lộ.

Các giấy tờ được chuẩn bị theo cách này sẽ được gửi từ người trung gian đến các trường Nhật ngữ nơi du học sinh đăng ký, sau đó trường sẽ nộp cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Visa được cấp sau khi cơ quan đại diện bộ ngoại giao ở nước ngoài kiểm tra và nhập cảnh.

Cho dù đó là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh , cơ quan đại diện bộ ngoại giao ở nước ngoài, hay các trường dạy tiếng Nhật, họ cũng biết một chút về việc làm giả tài liệu. Tuy nhiên, nếu nó trở thành vấn đề, số lượng du học sinh sẽ không tăng, và không thể đạt được kế hoạch 300.000 người. Việc quản lý của trường Nhật ngữ cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Vì vậy, họ quyết định giả vờ không nhìn thấy sự gian dối đó.

Mặt khác, du học sinh dựa vào nợ để đi du học Nhật Bản. Số tiền rơi vào khoảng 1,5 triệu yên, bao gồm học phí và tiền ký túc xá năm đầu tiên trả cho phía trường Nhật ngữ. Trong khi trả khoản nợ này, họ phải tiết kiệm học phí cho năm sau.

Có rất ít du học sinh từ các quốc gia mới nổi có tiền chu cấp từ bố mẹ . Ngược lại, những người đó đến Nhật Bản để gửi tiền cho gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, với một công việc làm thêm "trong vòng 28 giờ một tuần" được phép dành cho du học sinh thì việc trả nợ, thậm chí trả học phí là điều không thể, chứ chưa nói đến việc là gửi về nước. Vì vậy, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm việc vượt quá giới hạn luật quy định. Thực tế của kế hoạch 300.000 người là những du học sinh như vậy đã được sử dụng một cách thuận tiện như những người lao động với mức lương thấp.

Tôi đã gặp rất nhiều du học sinh đến Nhật với số nợ lớn và làm việc vượt quá giới hạn luật quy định. Tuy nhiên, các nhà chức trách trong lĩnh vực chính sách du học sinh người nước ngoài và giáo dục tiếng Nhật đồng ý rằng "chỉ có một số lượng nhỏ du học sinh nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp với mục đích di cư." Đó thực sự là một câu chuyện chỉ giới hạn cho một số du học sinh ?

Tại sao số lượng du học sinh tăng gấp đôi khi trở thành người lao động ?

43042eac-l.jpeg


Có những tài liệu thống kê thú vị để xem xét tình hình việc làm thực tế của các du học sinh nước ngoài . Đó là "báo cáo tình trạng" tình trạng việc làm của người nước ngoài " do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố hàng năm. Số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản được thể hiện theo tình trạng cư trú, v.v., và các tờ báo lớn sẽ đưa tin ngay sau khi công bố .

Theo số liệu này, tính đến cuối tháng 10 năm ngoái, có 127.512 du học sinh Việt Nam đang đi làm với tư cách “người lao động ”. Mặt khác, theo “Thống kê cư trú nước ngoài” của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản, số lượng du học sinh Việt Nam tính đến cuối tháng 12 cùng năm chỉ là 65.653 người. Nói cách khác, số du học sinh người Việt Nam với tư cách là người lao động nhiều gấp 1,94 lần.

Hai dữ liệu có khoảng cách hai tháng trong giai đoạn khảo sát. Tuy nhiên, trong thời gian đó, cư dân người Việt Nam tại Nhật Bản, bao gồm cả du học sinh, hầu như không quay trở lại Nhật Bản do ảnh hưởng của Corona. Tuy nhiên, tại sao số du học sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản lại gần gấp đôi so với thực tế?

Dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản là con số được báo cáo cho Hello Work bởi các cơ sở kinh doanh có thuê người nước ngoài. Nếu một người nước ngoài làm 2 việc thì số lượng lao dộng được tính là "2", và trong trường hợp làm 3 việc thì được tính là "3". Số lượng du học sinh Việt Nam trong cùng một số liệu vượt xa con số thực tế vì trung bình mỗi sinh viên có "1,94" công việc bán thời gian. Chắc chắn, những du học sinh mà tôi phỏng vấn, việc cũng có hai hoặc ba công việc bán thời gian là điều đương nhiên.

Tất nhiên, cũng có thể nghĩ là có trường hợp một trong số những công việc bán thời gian có thời gian ngắn. Tuy nhiên, các du học sinh thường làm việc gần giới hạn "trong vòng 28 giờ một tuần" cho một công việc bán thời gian. Do đó, nếu có nhiều công việc bán thời gian, đồng nghĩa với việc đương nhiên sẽ vượt quá giới hạn trên theo luật pháp quy định định.

Theo sau người Việt Nam, số lượng du học sinh Nepal đã tăng nhanh theo kế hoạch 300.000 người. Người Nepal cũng có nhiều việc làm gấp 1,91 lần so với du học sinh nước ngoài thực tế. Giống như người Việt Nam, trung bình một du học sinh Nepal có gần hai công việc làm thêm. Nhân tiện, số sinh viên Trung Quốc là 125.328 người, trong khi số lượng lao động chỉ là 79.677 người. Trong số 1581 du học sinh Mỹ, 464 người đang đi làm.

Không giống như những người Trung Quốc và Mỹ giàu có và có thể mong đợi tiền chu cấp từ quê nhà, nhiều du học sinh từ Việt Nam và Nepal có công việc bán thời gian và xoay sở để duy trì cuộc sống của họ ở Nhật Bản. Đó là điều rõ ràng thể hiện từ dữ liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Thảm họa Corona hiện nay đang tấn công những du học sinh như vậy.

Du học sinh khó khăn hơn thực tập sinh kỹ năng

9 (8).jpg


Thảm họa Corona mới xảy ra vào cuối năm ngoái tại một nhà máy liên quan đến thực phẩm ở phía bắc vùng Kanto, nơi một trong những du học sinh Việt Nam mà tôi phỏng vấn đã làm việc. Hầu hết những người bị nhiễm đều là du học sinh làm công việc bán thời gian, và sự lây lan lây nhiễm là qua xe đưa đón của một công ty cho các nhân viên tạm thời đi làm vào ca đêm. Việc làm ca đêm tại các xưởng sản xuất hộp cơm giá rẻ và thức ăn chế biến sẵn là một trong những công việc bán thời gian điển hình cho các du học sinh muốn đi làm thêm.

Nhà máy đã ngừng hoạt động một thời gian và sau đó đã hoạt động lại lại. Tuy nhiên, tất cả các du học sinh, ngoại trừ những người bị nhiễm bệnh đều bị mất việc làm thêm. Có vẻ như nhà máy đã quyết định rằng “du học sinh có nguy cơ lây nhiễm cao” và đuổi họ đi.

Trên thực tế, nhiều du học sinh sống một cuộc sống “dày đặc” bên cạnh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ở ký túc xá du học sinh của một trường Nhật ngữ, có rất nhiều trường hợp nhiều người ở cùng một phòng. Các phương tiện truyền thông lớn thường xuyên đưa tin về những vụ "vi phạm nhân quyền" đối với các thực tập sinh, nhưng môi trường sống và làm việc của họ tốt hơn nhiều so với các du học sinh. Đối với thực tập sinh , luật quy định chỉ được ở “hai người trở xuống trong một phòng” trong nhà ở do người sử dụng lao động chuẩn bị. Tuy nhiên, không có quy định nào dành cho du học sinh, và họ buộc phải sống trong căn phòng chật hẹp. Trong nhiều trường hợp, nhà trường thu tiền thuê cao hơn giá thị trường.

img_b2049f72e2453f6cc261405d4ad467071306211.jpg


Du học sinh sống trong căn hộ riêng thường ở chung phòng với nhiều người để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, nếu bị nhiễm corona mới do một công việc bán thời gian, "lây nhiễm trong nhà" có khả năng xảy ra trong các khu ký túc xá và chung cư.

Do ảnh hưởng của Corona, số lượng du học sinh bị mất việc làm ngày càng tăng. Ngay khi họ mất việc làm bán thời gian, cuộc sống của họ đã trở nên bế tắc. Họ thậm chí không thể trả học phí cho một trường Nhật ngữ . Sau đó, trường sẽ cho các du học sinh thôi học.

Với tư cách là trường học, sẽ là một vấn đề nếu để du học sinh ở lại bất hợp pháp. Nếu có nhiều người nhập cư bất hợp pháp, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ phát hiện và sẽ rất bất lợi cho trường khi tiếp nhận các du học sinh mới. Để tránh điều này, trường học sẽ cố gắng gửi những du học sinh nước ngoài gặp khó khăn trong việc chi trả học phí về nước.

Các bạn du học sinh cũng biết hoàn cảnh như vậy nên khi biết không có khả năng đóng học phí thì họ sẽ bỏ học. Nếu trở về nhà với món nợ, toàn bộ gia đình họ sẽ phá sản. Vì vậy, ngay cả khi ở lại bất hợp pháp, họ sẽ tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Tính đến cuối năm ngoái, hơn 5.000 người nước ngoài vẫn cư trú bất hợp pháp sau khi đến Nhật Bản bằng visa du học. Với tình hình hiện nay, số lượng du học sinh bị mất việc làm thêm và có nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng, con số này có khả năng sẽ tăng lên trong tương lai. Sau khi bị dồn ép , một số có thể sẽ lấn vào con đường phạm tội.

Tuy nhiên, thật khủng khiếp nếu chỉ đổ lỗi cho họ. Trách nhiệm của phía Nhật Bản, những người đã sử dụng du học sinh để kiếm tiền học phí và là những người lao động lương thấp, là rất lớn.

Cuối cùng rồi Corona cũng sẽ dịu xuống. Trước đó, tôi muốn chính phủ tóm tắt những ưu và nhược điểm của "Kế hoạch 300.000 du học sinh ." Theo các tiêu chuẩn ban đầu để cấp visa du học, ngay cả những người nước ngoài mang một khoản nợ lớn với mục đích di cư cũng không được chấp nhận là "du học sinh". Nếu chính phủ muốn có một lực lượng lao động, họ nên thành thật chào đón những người như vậy với tư cách là "người lao động" .

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top