Cyvee hay CV

Cyvee hay CV

Cyvee hay CV? Một phương thức tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao 2.0 hay sự so sánh đầy thú vị?

Một bữa trưa ních đầy bụng Pizza cũng đủ no đến sáng hôm sau, còn tôi lo đến ngày viết bản đánh giá này. Có lẽ việc sinh đẻ liên tục của các mạng xã hội Việt Nam vẫn chưa có được hậu duệ sáng giá nên các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài vẫn ngấp nghé kiếm tìm cơ hội. Có lẽ mảnh giấy ăn quá nhỏ để anh bạn đồng nghiệp phác ý tưởng đầu tư cho mạng xã hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên tôi cũng hiểu phần nào sự thèm khát cắn ngập răng miếng bánh này của người bạn phía bên kia bán cầu.

Nhắc đến mạng xã hội nghề nghiệp không thể không nói đến Cyvee, một dự án mạng xã hội được IDGVV đầu tư. Một dự án đầy tham vọng dành cho giới doanh nhân, trí thức và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Chợt nhận ra Cyvee là một cách đảo từ của CV, chúng tôi như những đứa trẻ khoái trá dẹt mồm phát âm lại từ Cyvee. Tuy nhiên sự liên hệ này khiến chúng tôi muốn so sánh hệ thống dựa trên CV và Cyvee.

Cyvee từ góc nhìn phát triển sản phẩm

Một hệ thống dựa trên CV cho phép tìm việc và khai thác CV, những website xoay quanh đối tượng chính là CV khá phổ biến tại Việt Nam như vietnamworks.com, kiemviec.com, tuyendung.com, … Cùng với cơn gió mạng xã hội, mạng xã hội nghề nghiệp cũng thâm nhập vào Việt Nam. Một trong đại diện nổi bật là CyVee. Chắc hẳn bạn cũng đã quá quen thuộc với mô hình dựa trên CV, trong bài viết này tôi sẽ phân tích sâu mô hình theo “kiểu” Cyvee để chúng ta có cái nhìn thấu đáo và lời đánh giá cuối cùng do các bạn đưa ra.

Khác với mô hình dựa trên CV, Cyvee cho phép thành viên đăng việc, kết nối các thành viên & tạo dựng và khai thác giá trị các thành viên tạo ra. Để thấy sự khác biệt, các bạn cùng chiêm ngưỡng bánh xe mạng xã hội được xây dựng để mô tả mối quan hệ xã hội trong mạng xã hội Facebook của Thomas Fletcher, sinh viên khoa Computer Science & Maths tại Đại học Bath, người phát triển một loạt ứng dụng cho Facebook. Trong những bài tiếp theo tôi sẽ bàn về Six Degrees of Separation.



Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa Thomas Fletcher và 100 người bạn của anh. Các vùng màu thể hiện các nhóm người dùng khác nhau.




Nhìn vào Cyvee chúng ta nhìn thấy hình ảnh một LinkedIn với tầm nhìn mạng xã hội nghề nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên mô hình doanh nhái được hiệu chỉnh theo văn hoá Việt Nam có vẻ chưa phát huy hiệu quả. Sự lộn xộn trong phát triển sản phẩm có thể thấy rõ ràng trong việc đồng nhất nhà tuyển dụng (NTD) và ứng cử viên (UCV). Nếu nhìn từ góc độ định hướng thị trường bao gồm định hướng khách hàng & định hướng đối thủ cạnh tranh, Cyvee chưa có một chiến lược sản phẩm đủ mạnh.

Mạng xã hội nghề nghiệp dành cho cộng đồng không phân chia phân khúc người dùng, chúng khác hoàn toàn với mạng xã hội nghề nghiệp định hướng phân khúc NTD và UCV. Mô hình dưới mô tả các hoạt động của người dùng và tỉ lệ tham gia các hoạt động.


Tháp màu xanh da trời: NTD
Tháp màu xanh lá cây: Cộng đồng chung
Cột màu vàng: Tỉ lệ tham gia hoạt động mạng xã hội

Mô hình chỉ ra:

Trong mạng xã hội nghề nghiệp định hướng phân khúc NTD và UCV, NTD có 5 hoạt động chính và UCV có 3 hoạt động chính. NTD có 2 hoạt động mà UCV không tham gia: tìm kiếm UCV và đánh giá UCV & NTD. Có 3 hoạt động chung nghiệp vụ nhưng mục tiêu khác nhau: Xây dựng thương hiệu cá nhân đối với xây dựng thương hiệu Doanh nghiệp, Tạo nội dung Cộng đồng đối với Tạo nội dung NTD, Kết nối bạn bè đối với Kết nối UCV & tìm kiếm đối tác & khách hàng. Các hoạt động phục vụ lợi ích cho NTD & UCV theo mô hình mạng xã hội có những điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau. Do vậy khi xây dựng cốt lõi của sản phẩm và kiến trúc hệ thống cần phải phủ toàn bộ các điểm chung cũng như riêng và làm nổi bật các lợi ích mà các phân khúc nhận được.

Trong mạng xã hội nghề nghiệp có:

  • 1% thành viên tạo tạo ra nội dung có giá trị cho mạng xã hội nghề nghiệp
  • 9% thành viên thỉnh thoảng tạo nội dung có giá trị cho mạng xã hội nghề nghiệp
  • 90% thành viên không đóng góp giá trị nội dung cho mạng xã hội nghề nghiệp.
Cyvee hiện tại đang phục vụ người dùng chung, đồng thời ngấp nghé cung cấp thêm một số tính năng cho NTD. Tuy nhiên lợi ích đem lại cho NTD cũng như UCV không thực sự rõ nét.

Có lẽ các chàng trai của Cyvee chưa nhìn thấu đáo thị trường nhân lực Việt Nam tuy nhiên giờ là lúc họ nên ngồi với nhau xây dựng lại chiến lược kinh doanh & chiến lược sản phẩm sắc bén hơn, khả thi hơn.

Giả sử có kế hoạch kinh doanh mới và thành công tại thị trường Việt Nam, đường phát triển của các phân khúc khách hàng của Cyvee sẽ như hình dưới đây:





Các đường số 1 là đường mô tả sự phát triển khi thành công.

Các đường số 2 là đường mô tả sự thụt lùi của Cyvee nếu không có kế hoạch khả thi

Đường UCV bắt nguồn từ gốc của trục tọa độ - khi bắt đầu triển khai mạng xã hội và chưa có thành viên. Cùng với sự mới lạ của mạng xã hội nghề nghiệp Cyvee, sức mạnh tài chính và truyền thông của Internet & kênh truyền thống của Cyvee, trong giai đoạn đầu đường này phát triển khá nhanh với đường cong úp xuống trục Thương hiệu. Nó thể hiện sự gia tăng số lượng thành viên nhanh hơn thương hiệu mạng xã hội. Khi đạt điểm cân bằng, đạt đủ chất và lượng, đường này có xu hướng phát triển với đường cong phình xuống trục thương hiệu, thể hiện sự gia tăng giá trị thương hiệu nhanh hơn số lượng thành viên. Tuy nhiên với mô hình kinh doanh Cyvee hiện tại đường UCV khó có thể đạt điểm cân bằng, đường này sẽ rẽ nhánh theo đường UCV 2. Thương hiệu vẫn tăng cùng với các hoạt động truyền thông và sự kiện của Cyvee, tuy nhiên số lượng thành viên giảm dần với sự ra đi của các thành viên nằm trong số 1%.

Đường NTD bắt đầu khi đường UCV đã đạt số lượng thành viên và uy tín nhất định, thông thường chúng sẽ bắt đầu xung quanh điểm cân bằng của đường UCV và có đường cong phình xuống trục thương hiệu. Điều này thể hiện sự phát triển sâu của NTD dựa trên sự khai thác giá trị xã hội do UCV đem lại. Vượt qua điểm cân bằng NTD, số lượng NTD tham gia mạng xã hội sẽ gia tăng nhanh. Như vậy giá trị của mạng xã hội nghề nghiệp Cyvee nói riêng cũng như các mạng xã hội nghề nghiệp nói chung được đem lại từ sự cộng hưởng trong hoạt động của UCV và NTD, tuy nhiên sự bắt đầu phải từ các hoạt động có giá trị của UCV. Tuy nhiên với sự thiếu định hướng trong phát triển sản phẩm, Cyvee có thể bị rơi vào đường NTD 2, với sự sụt giảm thương hiệu & số lượng NTD tham gia mạng xã hội một cách nghiêm trọng.

NTD khi tham gia mạng xã hội, một mặt họ muốn tìm kiếm nhân sự, một mặt họ muốn xây dựng mạng lưới kinh doanh và thương hiệu. Để một mô hình kinh doanh khả thi, Cyvee cần có những thay đổi giúp mang lại lợi nhuận tốt hơn. Chẳng hạn như:

  • Cung cấp dịch vụ Phân tích đánh giá phân mảng mạng xã hội
  • Cung cấp xây dựng trang thông tin doanh nghiệp
  • Cho phép theo dõi thành tựu của các thành viên
  • Phát triển các tính năng tăng quyền lực và tiện ích cho Trưởng nhóm/ hội
  • Cho phép nhóm kinh doanh quảng cáo & tài trợ trên chính Nhóm/ hội của mình.
  • Đưa điểm thưởng trở thành trung tâm của các nghiệp vụ.
Tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về mô hình của Cyvee và đã có nhận định của riêng mình. Bản thân tôi vẫn là khách hàng trung thành của Vietnamworks, tuy nhiên tôi thực sự chán nản với việc cường điệu hoá các CV của UCV. Hy vọng một ngày nào đó, Cyvee sẽ giúp tôi tiếp cận với phân khúc nhân sự cao cấp với cái nhìn trung thực hơn thông qua mối quan hệ và hành vi trực tuyến của họ thay vì những CV vô thưởng vô phạt.

Nguồn: Nguyễn Ngọc Phương's Blog
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top