Giao Lưu Văn Hóa - Việt Nhật

Giao Lưu Văn Hóa - Việt Nhật

Do vị trí địa lí của mình,Việt Nam từ lâu nay đã là ngã ba đường nhân chủng và văn hóa của cả Đông Á và Nam Á, nhưng trong ba nền văn hóa lớn của châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, không hiểu sao ảnh hưởng của văn hóa văn minh Nhật Bản đối với Việt Nam không nhiều. Do khoảng cách địa lí ? Do sự có mặt khắp nơi của đạo Phật ? Do thế áp đảo của đạo Khổng, chữ Hán, mô hình chính trị đến từ phương Bắc ... ( trước đây ) đối với xã hội và văn hóa Việt Nam truyền thống ?
Thật ra giữa Nhật Bản và Việt Nam từ nhiều thế kỉ đã có nhiều mối quan hệ, nhiều điểm đối sánh rất đáng nêu ra. Ngày nay không phải Việt Nam không biết số lượng, chất lượng cao của văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh Nhật Bản ... qua các tài liệu Vô tuyến truyền hình rộng khắp, các sách báo và bách khoa toàn thư, các đại hội liên hoan, các Hội chợ quốc tế mà Việt Nam tham dự đều đặn, nhưng có lẽ cái hấp dẫn nhất đối với Việt Nam là sự giàu có quá lớn lao của cường quốc thế giới nầy qua hàng trăm địa chỉ kinh tế của Nhật Bản ngay trên đất nước chúng ta.

Nhưng bên cạnh các quan hệ kinh tế, cái quan trọng hơn có lẽ là các quan hệ văn hóa mà chúng ta cần tìm hiểu, để thấy rằng thật ra Việt Nam với Nhật Bản rất gần gũi nhau trong lãnh vực này.
 
Bình luận (1)

monowar2008

New Member
Ðề: Giao Lưu Văn Hóa - Việt Nhật

Một tiếp cận đối sánh Nhật Bản - Việt Nam khái quát và cụ thể
Chỉ với khoảng 130 triệu dân ( hơn Việt Nam vỏn vẹn 50 triệu đầu người, so sánh chi với con số tỉ và hơn tỉ của Ấn Độ , Trung Quốc), sống trên một tổng diện tích 337.835 km2 ( chỉ hơn Việt Nam có vài ngàn km 2 ), lại bị chia cắt thành 4 hòn đảo lớn và hàng ngàn hòn đảo nhỏ bé ( trong khi Việt Nam là một nước kéo dài liền khoảnh, nếu không kể Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa), với những điều kiện thiên nhiên khó khăn hơn Việt Nam rất nhiều ( núi lửa, động đất, sóng thần, đất đai khô cằn, kém phì nhiêu, v.v... ), Nhật Bản có một GDP cao tới 3,15 ngàn tỉ USD ( năm 2000) - trong lúc Việt Nam đứng thứ 130 khi khảo sát GDP bình quân đầu người ( năm 2002) ở 175 quốc gia. Thảo nào, cách nay vài tháng, khi đưa ra những con số chính thức trên đây, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhà sinh học hàng đầu của Việt Nam, đã phải day dứt : " Cuối năm Quí Mùi (2003) tôi có mặt tại Nhật Bản. Những ngày tại xứ sở hoa anh đào, tôi suy nghĩ rất nhiều về sự chênh lệch còn quá xa về trình độ khoa học, công nghệ, về quản lí trật tự xã hội và về mức sống giữa nhân dân Nhật Bản và nhân dân ta (...) Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta có thua kém gì nhân dân Nhật Bản. Nhưng để phát huy được truyền thống ấy (...) có nhiều điểm chúng ta cần khiêm tốn học hỏi nhân dân xứ sở hoa anh đào " (1)
Nhận xét chí lí của giáo sư Nguyễn Lân Dũng đầu năm 2004 này cần được bổ sung bằng ý kiến đánh giá của giáo sư Yoshiaki Ishizawa, giám đốc Viện Văn hóa Á châu Đại học Sophia, quyền trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản tham dự Hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An tổ chức tại TP Đà Nẵng tháng 3-1990: " Việt Nam với một lịch sử lâu đời và quang vinh, với một di sản và truyền thống văn hóa phong phú, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa của khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. Nhờ những đặc tính độc đáo và có ảnh hưởng sâu rộng đó, đất nước tuyệt vời của các quí vị đã thu hút được nhiều học giả và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới trong một thời gian dài " (2). Đến từ một trí thức Nhật có uy tín, ý kiến này phải được coi trọng.

Và có lẽ đã đến lúc cần đưa ra vài ví dụ cụ thể, vài trường hợp tiêu biểu để chứng minh rằng người Nhật Bản, hơn một lần, đã tỏ lòng ái mộ văn hóa văn minh Việt Nam.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top