Khảo sát quốc tế: Sự gắn kết gia đình ngày càng lỏng lẻo

Khảo sát quốc tế: Sự gắn kết gia đình ngày càng lỏng lẻo

honyaku.jpg


Mùa xuân năm 2018, trung tâm nghiên cứu Pew đã tiến hành một cuộc khảo sát quốc tế sự nhận thức của dân chúng về “Sự gắn kết gia đình bền chặt hay lỏng lẻo?”. Biểu đồ biểu thị kết quả của câu hỏi “Sự biến đổi đó theo chiều hướng tốt hay xấu?” được đưa ra đồng thời với kết quả của cuộc khảo sát.

Trong 27 quốc gia thuộc đối tượng khảo sát, số người trả lời sự gắn kết gia đình bền chặt nhiều hơn số người trả lời nó lỏng lẻo, tạo ra kết quả chênh lệch dương giữa 2 nhóm này chỉ có 2 nước là Philippines và Indonesia, 25 nước còn lại đều âm. Từ đó hiểu rằng người ta có thể cảm giác được sự thiếu gắn kết trong gia đình mang tính toàn cầu.

Với đặc trưng của Đông Nam Á, ở Philippines hay Indonesia vốn không có sự gắn kết gia đình bền chặt đến vậy nhưng vì trong thời cận đại, vai trò của gia đình được định nghĩa lại, được thúc đẩy tăng cường chức năng của nó nên người ta cảm thấy sợi dây liên kết gia đình trở nên bền chặt hơn chăng? Trong lịch sử Nhật Bản, những biến đổi về cấu trúc gia đình xuất hiện từ thời kì trung đại đến cận đại hoặc thời cận đại từ sau Minh Trị có chăng chịu ảnh hưởng từ chế độ pháp trị của một nước tiên tiến?

Khoảng âm lớn nhất là Hàn Quốc với -75%, tiếp sau đó là Tunisia, Ba Lan, Ý, kế đến là Nhật với -54%. Các nước từ trước giờ vẫn tự nhận thức mối dây liên kết gia đình là bền chặt như những nước Nho giáo, Thiên chúa giáo thì khoảng cách âm lại đang dần lớn lên.

Với những biến đổi trong sự gắn kết gia đình và thử nhìn vào sự tương quan trong đánh giá những biến đổi đó thì sự tương quan chính xác được nhìn nhận. Nói cách khác, các nước đều có một điểm chung đó là sự gắn kết gia đình được coi là một thứ quan trọng nên khi nó bền chặt thì sẽ là chiều hướng tốt và khi nó lỏng lẻo sẽ thành chiều hướng xấu.


Từ đường hồi quy bậc 1 (đường xiên trong biểu đồ với các giá trị có thể viết thành phương trình bậc 1 trong toán học để khảo sát tương quan giữa các giá trị-chú thích bổ sung) biểu thị khuynh hướng tương quan, có thể nói các nước nằm dưới đường này coi trọng sự gắn kết gia đình hơn. Đơn cử như nước Mỹ vẫn than thở về sự liên kết gia đình yếu đi. Ngoài ra, những nước Thiên Chúa giáo thuộc Mỹ La tinh như Brazil, Mexico hay những nước Hồi giáo như Tunisia, Nigeria cũng nằm bên dưới đường hồi quy.

Ngược lại, trong số những nước có sự gắn kết gia đình lỏng lẻo, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ những giá trị quan từ các nước châu Âu, Tây Âu lại không hề kêu than nhiều đến thế. Dường như có sự khác biệt rõ ràng trong quan điểm gia đình ở Mỹ và các nước châu Âu. Đặc tính của nước Mỹ không phải khác biệt ở chỗ đạo Tin lành hay Thiên Chúa mà là do ảnh hưởng mang tính lịch sử với vai trò lớn của gia đình vào thời mở mang bờ cõi.

Nguồn tiếng Nhật
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top