Người Nhật “Không đeo khẩu trang là coi thường sinh mệnh !” .Văn hóa khuyến khích dùng khẩu trang 100 năm của Nhật có tác dụng cả với corona

Người Nhật “Không đeo khẩu trang là coi thường sinh mệnh !” .Văn hóa khuyến khích dùng khẩu trang 100 năm của Nhật có tác dụng cả với corona

Khi virus Corona mới bùng nổ trên toàn thế giới, khẩu trang được cho là giúp ngăn ngừa lây nhiễm đang thu hút sự chú ý hơn bao giờ hết. Trong thời gian ngắn, nó biến mất khỏi kệ của các cửa hàng thuốc ở trong nước, các quốc gia bị hạn chế xuất khẩu, gây khó khăn cho việc có được khẩu trang trong tay . Trong tháng này, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất mọi người nên đeo khẩu trang trong tình huống khó giữ khoảng cách với người khác, nhu cầu sẽ còn tăng hơn nữa. Tại Nhật Bản, không có sự phản kháng nào khi đeo khẩu trang và cũng có tiếng nói từ nước ngoài rằng "đó là một trong những nguyên nhân chính ngăn chặn người chết do Corona mới" . Theo lịch sử, Đại dịch cúm Tây Ban Nha, lan rộng trên toàn thế giới từ năm 1918, chính phủ Nhật Bản thời đó đã có áp phích sử dụng khẩu hiệu " Không đeo khẩu trang là coi thường sinh mệnh !” kêu gọi sự chú ý đến người dân . Tôi đã khám phá lịch sử của "văn hóa khẩu trang" Nhật Bản.


mask 1.jpg

( Khẩu hiệu của Chính phủ Nhật Bản vào năm 1918 ")

  • Sản phẩm nhập khẩu "thiết bị hô hấp"
hirai.jpg


“Đây là khẩu trang sản xuất trong nước cho dân chúng lâu đời nhất ”. Ông Hirai Tamotsu (68), chủ tịch Hiệp hội Dược sĩ Kitatama (Tokyo), đã giải thích các chức năng trong khi chỉ vào hiện vật. Ông là một trong những nhà sưu tập sản phẩm y tế hàng đầu tại Nhật Bản.

Theo ông Hirai, lịch sử của khẩu trang Nhật Bản bắt đầu từ "thiết bị hô hấp" của sản phẩm nhập khẩu và được truyền bá bởi Matsumoto Jun, thanh tra đầu tiên của quân y lục quân. Mục đích là để ngăn công nhân trong các nhà máy và mỏ than hít bụi, ông đã sử dụng lưới thép để tạo hình và dán vải lên. Người ta nói rằng thiết bị hô hấp đó đã phổ biến đến công chúng kể từ khoảng năm 1879.

mask.jpg


"Các kim loại như đồng và bạc có lợi thế về tác dụng kháng khuẩn, nhưng chúng nặng và có nhược điểm là bị gỉ." Nếu thực tế thử mang chúng, chắc chắn sẽ cảm thấy nặng nề , có lẽ đã rất khó để sử dụng chúng trong một thời gian dài.

  • Dành cho quý ông cũng như phụ nữ
Khoảng 40 đến 100 triệu người chết vì Đại dịch cúm Tây Ban Nha được cho là bắt đầu vào năm 1918 trong Thế chiến thứ nhất, và khoảng 380.000 người đã chết ở Nhật Bản. Làn sóng thứ hai có tỷ lệ tử vong cao hơn so với đợt đầu tiên của dịch bệnh . Ở Nhật Bản, nơi mặt nạ đang dần lan rộng, những tấm áp phích được kêu gọi bởi Bộ Nội vụ vào thời điểm đó như “đeo khẩu trang và súc miệng” , “ hay “ việc bị 「ho」 mà 「buông tay」không thể được” đã được lưu hành.

khaungu.jpg


Cùng với những điều đó, không chỉ kim loại, một loạt các loại mặt nạ khác nhau đã được bày bán như mặt nạ celluloid dễ tạo hình hay mặt nạ nhung nhấn mạnh vẻ bề ngoài. Bao bì của sản phẩm cũng đã thay đổi thành mẫu phù hợp với những mục tiêu như một quý ông trong bộ vest hay một phụ nữ trẻ với mái tóc xoăn.

mask 2.jpg

( Bao bì sản phẩm khẩu trang thời đó )

Mặt khác, những sản phẩm này không phải là dùng một lần, mà được sản xuất công phu và "là một món đồ đắt đỏ tầm vài nghìn yên ở mức giá hiện tại", ông Hirai nói. Tờ báo lúc đó đã giới thiệu một bài viết về phương pháp thủ công bằng tiêu đề "Một thiết bị hô hấp mới có thể dễ dàng làm " để mang mặt nạ "Takone no Hana" đến gần họ hơn.

mask 3.jpg


Bài báo chỉ ra cách làm cẩn thận như "Đầu tiên, uốn cong dây sắt hoặc dây đồng thành hình quả trứng và tạo khung, sau đó đặt một miếng gạc lên nó.", “Các thiết bị hô hấp thông thường được bán trong các cửa hàng có giá cao và khó sử dụng trong một thời gian dài, nhưng với một thiết bị hô hấp (thủ công), việc hô hấp hay ho cũng dễ dàng” . Giống như trong bối cảnh liên tiếp thiếu khẩu trang do Corona mới , có một điều tương tự như thời hiện đại khi mà người dân đang cố gắng khắc phục thay vì dựa vào các mặt hàng cung ứng của chính phủ.

  • Chống lạnh , thời trang

Người ta nói rằng người Nhật đã quen với việc ngăn ngừa lây nhiễm bằng khẩu trang do Đại dịch cúm của Tây Ban Nha. Trong hoàn cảnh đó, Thế chiến II bắt đầu, và kim loại, celluloid, da, v.v. đã được gửi đến chiến trường như những vật dụng quý giá dưới hiệu lệnh “xa xỉ là kẻ thù". Kết quả là, có nhiều khẩu trang đơn giản với dây được gắn vào gạc. Chiến tranh kết thúc, các loại vải không dệt chủ đạo bắt đầu được phân phối vào nửa cuối những năm 1950 và dường như nó đã trở thành mặt nạ thông dụng khoảng 20 năm trước.

Thời gian đã trôi qua, và ngoài loại khẩu trang chống tia cực tím hay khiến mặt trông nhỏ, bằng sự xuất hiện của chất liệu denim, khẩu trang không chỉ có tính năng mà còn được yêu cầu nhấn mạnh ngoại hình và nhiều tính năng . Ở châu Âu và Mỹ, khẩu trang thường được đeo bởi những người bệnh, nhưng người Nhật ngoài việc ngăn ngừa lây nhiễm, đang quen với cuộc sống như chống lạnh và coi đó là một phần của thời trang.

Ông Hirai nói “ngày xưa, người Nhật đã không kháng cự việc đưa giấy Washi vào miệng trong các nghi lễ Thần đạo, hoặc che miệng bằng mũ trùm hoặc mặt nạ trong thời Edo. Trong những năm gần đây, việc sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa dị ứng phấn hoa đang phổ biến rộng rãi. Corona lần này có thể đã kiểm soát sự lan rộng lây nhiễm trong bối cảnh của nền văn hóa này.".

( Bản gốc tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • khaungu.jpg
    khaungu.jpg
    118 KB · Lượt xem: 1,133
  • mask.jpg
    mask.jpg
    30 KB · Lượt xem: 421
  • mask 3.jpg
    mask 3.jpg
    40 KB · Lượt xem: 405

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top