"Không tay, không chân, đừng lo lắng!"

"Không tay, không chân, đừng lo lắng!"

Không hiểu sao mỗi lần lên internet tôi lại thích đọc ngay về những tấm gương vượt khó. Có lẽ vì nó nhắc nhở tôi rằng tôi là người hạnh phúc và may mắn nhất thế giới vì Thượng Đế đã ban cho tôi những điều kỳ diệu: đó là được làm người bình thường như bao người khác. Nhưng có thể vì tôi nghĩ đó là điều hiển nhiên hay do cuộc mưu sinh dòng đời mà tôi không còn biết trân trọng những điều đó cho tới đọc được những mảnh đời dưới đây:

TT - Thử tưởng tượng trên chiếc bàn có bức tượng bán thân không tay chân. Ánh mắt của bức tượng găm vào người đối diện, rồi bỗng nó nhúc nhích, mỉm cười, khiến một cảm giác rờn rợn chạy dọc sống lưng. Đó là cảm giác của nhiều người từng tham dự những buổi diễn thuyết của Nick Vujicic, chàng trai quê Brisbane (Úc).
ImageView.aspx


Nick chào đời một ngày đầu tháng 12-1982. Mẹ anh đã ngất khi nhìn thấy đứa con chỉ có đầu, mình và một mỏm cụt mọc ra từ hông trái với hai ngón nhỏ. Khi tỉnh lại, bà và chồng ứa nước mắt khi thấy đứa trẻ ngoài việc khiếm tứ chi vẫn ngọ ngoậy và khóc váng như những trẻ khỏe mạnh bình thường. Bằng tình thương vô hạn, cha mẹ Nick đã đưa anh từng bước vào đời.


Khi Nick đến tuổi đi học, cha mẹ gửi anh đến trường dành cho những trẻ khỏe mạnh bình thường. Từ cái mỏm cụt bên hông, hai người gắn cho Nick một cánh tay đặc biệt để con có thể cầm nắm, đánh răng, viết, gõ máy tính và hòa nhập xã hội. Những năm đầu tiên, cậu bé không tay chân luôn được đặt trong xe lăn và phải nhờ người khác đẩy đi. Những đứa trẻ khác chỉ trỏ vào cậu, nói những lời vô tâm và cười phá khiến Nick chỉ muốn tan biến đi trên cõi đời này.

Năm lên tám, Nick toan tự tử nhưng được cứu sống. Trải qua một số biến động khác, Nick nhận ra không ai khác ngoài bản thân có thể giúp mình trở nên bình đẳng với mọi người. Cậu bình tâm lại và quyết học thật giỏi. Những năm trung học sau đó, các học sinh khác bắt đầu nhìn Nick với vẻ ngưỡng mộ vì thành tích học tập của Nick rất đáng nể.

Năm 17 tuổi, cuộc đời Nick mở sang bước ngoặt khác bởi một sự kiện đáng nhớ. Nick được mời đi nói chuyện về quá trình phấn đấu của bản thân và nhận ra anh không chỉ có thể sống bình thường mà còn có ích hơn thế. Những người đến nghe Nick ngày càng đông. Anh trở thành một trong những diễn giả qui tụ nhiều người nghe nhất ở Úc và được mời diễn thuyết ở nước ngoài nhiều nhất.

Với thanh niên, anh kể về kinh nghiệm "chiến đấu" với những lần bị bắt nạt ở trường, về những việc mình đã làm, những điều anh suy nghĩ. Với những người mất hoặc không có tay, anh chia sẻ phương pháp "giậm gót và ngón chân" do anh tự nghĩ ra để đánh máy cho nhanh. 21 tuổi, Nick đĩnh đạc vào đời với tấm bằng cử nhân thương mại chuyên ngành hoạch định tài chính và kế toán.

"Khi thế giới nói bạn là một sự thất bại, hãy nghĩ rằng Thượng đế có một kế hoạch cho bạn. Rằng những bài học mà bạn tự rút ra ít nhiều sẽ có ích cho người khác!". Từ nhiều năm nay, Nick Vujicic đã trở thành giám đốc tổ chức phi chính phủ "Sống không tứ chi" ở Úc. như bao người lành lặn, anh cũng vạch kế hoạch cuộc đời. Kế hoạch cho năm tới là có thể độc lập tài chính nhờ kinh doanh bất động sản, thiết kế một chiếc xe hơi riêng, trở thành khách mời trong chương trình của Oprah Winfrey và hoàn tất quyển sách Không tay, không chân, đừng lo lắng! hứa hẹn nhiều chi tiết cảm động!

THỦY TÙNG
"Người không tay chân" đã viết trên blog (ở trang web http://www.myspace.com/lifewithoutlimbs) về lần diễn thuyết vòng quanh các nước Singapore, Indonesia, Campuchia và Mỹ vào tháng 7-2007: "Giờ giấc thật sít sao! Tôi chỉ có thể tranh thủ năm phút để cập nhật tình hình cho bạn. Nói chuyện với khoảng 120.000 người, truyền hình trực tiếp cho 40 triệu khán giả. Được cảnh sát hộ tống, di chuyển bằng trực thăng... Riêng ở Indonesia phải tới năm thành phố, trong vòng 10 ngày có 22 cuộc gặp gỡ. Nơi đông người nghe nhất có lẽ khoảng 20.000 người...".
ImageView.aspx

Còn tại Campuchia, anh viết: "Chúng tôi đã đến Campuchia tham dự chương trình tài trợ chính thức cho 30 trẻ khuyết tật. Đó chỉ là bước khởi đầu. Tôi đã nói chuyện với 1.600 người khuyết tật và xúc động mãnh liệt khi biết nhiều người trong số họ bị gia đình từ chối và chính phủ bỏ rơi như thế nào. Tôi hi vọng sang năm sẽ có thể trở lại đây để thành lập một quĩ hỗ trợ người khuyết tật".
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top