Lao động xuất khẩu lại đi… tàu bay giấy!

Lao động xuất khẩu lại đi… tàu bay giấy!

TTO-Nhóm 24 lao động đăng ký đi lao động ở Nhật Bản tại Phòng xuất khẩu lao động (XKLĐ) thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) Trường Sơn từ hơn một năm nay nhưng cho đến giờ vẫn phải... chờ dài cổ. Đòi lại tiền, lãnh đạo đơn vị này thoái thác bằng cách hẹn... 45 ngày sau!

Ban đầu, nhóm lao động này có 40 người, bắt đầu tập trung học tiếng Nhật tại Công ty TNHH một thành viên Cung ứng nhân lực và thương mại quốc tế (địa chỉ 1H Bà Triệu, P.12, Q.5, TP.HCM) từ tháng 3-2007. Nhóm lao động này được các "đầu dây" (cò XKLĐ) ở phía Bắc đưa vào Phòng XKLĐ thuộc Tổng đội TNXP Trường Sơn, không qua khâu tuyển dụng của đối tác Nhật Bản.


Thế nhưng, tại "Giấy báo nhập học" do phó tổng đội trưởng Kiều Văn Biểu ký, lại ghi: "Tổng đội TNXP Trường Sơn trân trọng thông báo anh đã có tên trong danh sách trúng tuyển đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản" (?). Khi nhập học, mỗi học viên phải nộp 1.500 USD tiền đặt cọc môi giới, cộng với 6,5 triệu VND tiền ở và học phí.


Trước đây, số lao động này được bố trí đi theo đơn hàng của Nghiệp đoàn Shiba Seinen Kaikan of Japan, do đại diện phía VN, ông Tatsuhara Isamu, ký với Tổng đội TNXP Trường Sơn. Lãnh đạo tổng đội cam kết sau thời gian học ngoại ngữ sáu tháng sẽ được xuất cảnh. Nhưng sáu tháng trôi qua, số lao động trên lại được cho về quê chờ…


Vấn đề khuất tất ở đây là trong thời gian lao động đang học ngoại ngữ, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã có công văn chính thức thông báo với Tổng đội TNXP Trường Sơn là: qua tìm hiểu, thẩm định, kết quả cho thấy "đối tác Shiba Seinen Kaikan of Japan không có khả năng tiếp nhận tu nghiệp sinh VN". Thế nhưng phía tổng đội lại giấu biệt, không hề cho người lao động biết sự thật này mà vẫn khẳng định: lao động sẽ được sang Nhật, cần tiếp tục… chờ đợi!


Tiếp theo đó, đến đầu năm 2008, tổng đội lại có một văn bản với nội dung: "cam kết là toàn bộ hồ sơ của tu nghiệp sinh đã có danh sách trúng tuyển và được phía Nhật Bản chấp nhận sang làm việc tại Nhật Bản, dự kiến thời gian là quí 1-2008 lao động sẽ sang làm việc tại Nhật Bản". Nhưng chỉ sau đó ít lâu, lại chính đơn vị này ra thông báo: thời gian xuất cảnh chậm nhất là cuối tháng 5-2008. Lần này, đối tác Nhật Bản đã được chuyển sang Nghiệp đoàn Corporation International Labor Research Association of Japan, cũng do ông Tatsuhara đứng tên.


Khi mọi chuyện vỡ lở, nhiều lao động đòi lại tiền, ông Trần Ngọc Tân, trưởng phòng XKLĐ, tuyên bố: chỉ giải quyết trả lại tiền sau 45 ngày!


Đi lao động ở Phần Lan: bánh vẽ!


Ngoài việc tuyển lao động đi Nhật, đơn vị trên còn tuyển 67 lao động để đưa đi… Phần Lan!


Để tham gia "đoàn lao động đi Phần Lan", mỗi lao động phải đóng ít nhất 2.000 USD tiền cọc. Nhiều lao động cho biết họ đều đến với Tổng đội TNXP Trường Sơn thông qua các đầu mối "cò”, với chi phí "ngoài luồng" lên đến 2.000-3.000 USD/người.


Giống như lao động chuẩn bị đi Nhật Bản, số lao động của các lớp Phần Lan cũng phải học ngoại ngữ sáu tháng, sau đó thì được bảo trở về nhà chờ đợi. Khi thấy một số người có dấu hiệu sốt ruột, cán bộ Phòng XKLĐ lại tung tin: sẽ có 3-4 lao động được xuất cảnh sang Phần Lan vào cuối tháng 3-2008 (!). Thậm chí đơn vị còn cử người ra Hà Nội, nói là để liên hệ Đại sứ quán Phần Lan xin visa cho lao động. Nhưng cuối cùng chẳng thấy ai xuất cảnh.


Được biết, trong số lao động đăng ký đi Phần Lan, ngoài một số người có sẵn tiền, đa số người lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải vay nóng lãi cao để có tiền nộp cho "cò” và cho Tổng đội TNXP Trường Sơn với mong muốn đổi đời. Gần một năm trôi qua, số tiền vay của họ đã phải chịu lãi gần bằng tiền gốc nhưng vẫn chưa thấy mọi chuyện nhúc nhích.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục QLLĐNN (Bộ LĐ-TB&XH), khẳng định: "VN chưa đặt vấn đề mở thị trường lao động tại Phần Lan. Do đó, hiện nay chưa doanh nghiệp XKLĐ nào được phép xúc tiến việc tuyển lao động để đưa vào thị trường này". Như vậy, việc Tổng đội TNXP Trường Sơn tự ý tuyển lao động để đưa đi Phần Lan là vi phạm những qui định về hoạt động XKLĐ của Bộ LĐ- TB&XH.
 
Bình luận (2)

hoanda

New Member
Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là quá nhiều xe máy, xe nào cũng phóng nhanh vượt ẩu. Các bạn phóng xe như thể các bạn luôn bị trễ giờ. Nhưng, chẳng lẽ bạn nào cũng muộn giờ? bạn nào cũng phải vượt? Nếu như vậy sao bạn không dậy sớm hơn, không chuẩn bị trước một thời gian. Các bạn phóng xe nhanh quá gây nguy hiểm cho chính bạn lẫn mọi người đi đường khác.

Điều thứ hai: ý thức xả rác. 8X, 9X nào cũng xả rác ra ngoài đường chứ không bỏ vào thùng rác mặc dù thùng rác sinh ra chỉ để các bạn vứt rác vào thôi. Ngoài ra, nó chẳng còn chức năng nào khác. Khi thấy một bạn nữ bỏ rác vào trong thùng, nhiều bạn bè của cô ấy thấy rất lạ, lại còn trêu. Chúng tôi không hiểu tại sao? Bỏ rác vào thùng lại có thể gây ngạc nhiên đến thế ư?

Thứ ba, các bạn không dừng trước đèn đỏ, dường như càng có biển cấm “Cấm làm - Cấm vào” thì bạn càng có mong muốn “Cứ làm - Cứ vào.” Bạn không chịu dừng trước đèn đỏ làm cho chúng tôi, những người muốn sang đường, không có cơ hội nào an toàn để bước xuống vạch dành cho người qua đường cả.

Điều thứ tư là khi đến những nơi tham quan như đền, chùa,… đến những nơi tôn nghiêm như thế cần giữ một không khí yên lặng, trang trọng nhưng các bạn lại ồn ào và nói đủ thứ chuyện khi đến đó.

Điều thứ năm, các bạn hay chỉ trỏ vào chúng tôi, những người nước ngoài và gọi: "thằng Tây." Thứ nhất, không phải ai trong chúng tôi cũng đến từ các nước phương Tây và thứ hai, chúng tôi không thích bị gọi là “thằng.”

Điều thứ sáu: hét giá thật cao. Chúng tôi là người nước ngoài thật nhưng chúng tôi không phải là “mồi” (có phải các bạn vẫn gọi như thế không nhỉ?) Chúng tôi mua hàng và trả tiền sòng phẳng như người Việt. Nếu các bạn cứ thấy người nước ngoài là nghĩ họ nhiều tiền hay thừa tiền thì…xin lỗi, có lẽ bạn nhầm đấy! Có nhiều tiền, người ta cũng muốn mua hàng đúng giá chứ không phải là bị “chặt chém” như vậy đâu.

Điều thứ bảy, khi chúng tôi hỏi các bạn về những địa điểm chúng tôi tới thăm quan, nhiều bạn trả lời ngập ngừng, không nắm rõ. Không biết do ngoại ngữ của các bạn chưa thành thạo hay là do kiến thức về quê hương của bạn không tốt? Một hay hai nguyên nhân đều không nên trở thành yếu tố cản trở các bạn giao lưu với chúng tôi phải không?

Điều thứ 8, thứ 9,... thứ n chắc chắn vẫn còn rất nhiều, các bạn cũng tự mình rút ra được. Tuy nhiên, rút ra xong để làm gì? Câu trả lời là để chính chúng ta phải thay đổi.

Vẫn còn nhiều cơ hội để khôi phục lại hình ảnh một Việt Nam thân thiện, văn minh, là điểm đến lý tưởng cho bất cứ du khách quốc tế nào. Hãy hành động làm sao để khi bước chân ra bên ngoài, bạn có thể luôn luôn tự hào: “I am Vietnamese” (“Tôi là người Việt Nam đấy!”)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top