Người Nhật Mối bất hòa giữa con người và lợn rừng : suy nghĩ về việc chung sống với động vật hoang dã

Người Nhật Mối bất hòa giữa con người và lợn rừng : suy nghĩ về việc chung sống với động vật hoang dã

Lợn rừng ( Sus Scrofa ) có một khu vực phân bố rộng lớn, và nó sinh sống rộng rãi từ vùng phía Tây là Bồ Đào Nha cho đến phía Đông là Nhật Bản. Hơn nữa,nếu bao gồm cả việc phân bố lợn hoang dã do chăn nuôi thô và trục xuất có chủ đích được thực hiện sau Thời đại Khai phá và phân bố lợn rừng đã bị trục xuất cho mục đích săn bắn, thì chúng gần như được phân bố trên toàn cầu.

MỞ RỘNG MÔI TRƯỜNG SỐNG

Ở Nhật Bản, quần thể lợn rừng đươc phân bố các khu vực Honshu, Shikoku,Kyushu, Tsushima, quần đảo Goto và quần đảo Ryukyu cho đến thời kỳ Edo. Tuy nhiên, vào đầu thời Minh Trị ( Meiji ) , số lợn rừng đã giảm trên toàn quốc, sự phân bố đó bị giới hạn ở một phần phía Tây Nhật Bản, vùng núi khu vực Shikoku, phía nam khu vực Kyushu và quần đảo Nansei. Việc sử dụng đất quá mức của con người là một trong những nguyên nhân thu hẹp khu vực phân bố. Vào giữa thời Minh Trị ở Nhật Bản là thời ký tàn phá rừng nhất xét về lịch sử, và điều đó có thể hiểu được bằng sự thu hẹp môi trường sống của lợn rừng. Sự thu hẹp phân bố được tiếp diễn sau đó trong khoảng 100 năm, trong thời gian đó, thiệt hại mùa màng vẫn còn ở địa phương.

Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi hoàn toàn sau Thế chiến thứ 2. Trước hết, cuộc cách mạng nhiên liệu của những năm 1960 , nhiên liệu hóa thạch trở thành nguồn năng lượng chính, nhu cầu than giảm mạnh, việc sử dụng rừng quá mức đã chấm dứt và thảm thực vật bắt dầu phục hồi trên toàn quốc, kêt quả là khu rừng lá rộng rụng lá 40 đến 50 năm sau khi khai thác mà không có sự can thiệp của con người đã trở thành nơi thích hợp để lợn rừng nghỉ ngơi, sơ tán và kiếm thức ăn.


Hơn nữa, cùng với sự tăng trường nhanh chóng của nên kinh tế Nhật Bản, ngành nông nghiệp đã cải thiện hiệu quả, bao gồm cả cơ giới hóa, và năng suất đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, chính sách giảm giá gạo bắt đầu vào năm 1970 khi tỷ lệ tự cung trong nước đạt 100%. Do đó, những vùng đất bị bỏ hoang gia tăng trên toàn quốc và có nguồn nước dồi dào, nhiều con lợn rừng đã được phát hiện sống ở đây. Lợn rừng được đặt trong một môi trường sống phù hợp, đã chứng minh khả năng sinh sản mạnh mẽ đến mức tối đa và nhanh chóng phục hồi phạm vi phân bố của chúng kể từ những năm 1970.

Tính đến năm 2018, sự phân bố của quần thể hoang dã đã được xác nhận tại 46 tỉnh thành ngoại trừ Hokkaido. Ngoài ra, số lượng bắt giữ chỉ từ 30.000 đến 40.000 con từ năm 1950 đến giữa những năm 60,đã lên đến con số 610.000 vào năm 2016. Tuy nhiên, không có sự suy thoái số lượng lợn rừng kể cả chịu áp lực bắt giữ cao, khu vực phân bố đã tiếp tục phục hồi, thiệt hại từ việc tìm kiếm thức ăn đến nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, đã trở thành một vấn đề.

195754.jpg

Thiệt hại lúa nước do lợn rừng gây ra

Mặt khác, 44 tỉnh thành ( tính đến năm 2020 ) đã thiết lập kế hoạch quản lý các loài chim và động vật loại 2, nỗ lực giải quyết vấn đề bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại và quản lý môi trường hoang dã , thúc đẩy quản lý số lượng thông qua việc bắt giữ. Tuy nhiên, trong khi số lượng lợn rừng bị bắt ngày càng tăng lên, thì thiệt hại ngành nông – lâm nghiệp đang chững lại. Xem xét các yếu tố gần đây góp phần vào sự phục hồi của khu vực phân bố,việc có thể kỳ vọng vào các biện pháp làm giảm thiệt hại nông – lâm nghiệp chỉ có thể xem xét ở các khu vực rừng nhân tạo lớn và khu vực có tuyết. Vì vậy, thiệt hại cho mùa màng gây ra bởi lợn rừng có thể được giải quyết bằng các biện pháp lắp đặt hàng rào để ngăn chặn sự xâm nhập, nên có lẽ tốt nhất là nên tập trung những biện pháp đó vào những khu vực có môi trường sống thuận lợi đang đang mở rộng.

LỢN RỪNG QUEN THUỘC VỚI CON NGƯỜI ẨN HIỆN TRONG KHU VỰC ĐÔ THỊ

Trong những năm gần đây, thiệt hại đến cơ sở hạ tầng xã hội và tai nạn chết người ngày càng trở nên nổi bật như một vấn đề của lợn rừng mới. Ví dụ, ở khu vực sông Watarase, một phần của hệ thống sông Tone xuất hiện lợn rừng, đã được báo cáo thiệt hại rằng sườn dốc đê đã bị bới lên. Nếu sườn dốc đê bị lợn rừng bới lên, sẽ tăng nguy cơ sụp đổ dốc do mưa to hay xói lở dốc khi ngập lụt. Thiệt hại như thế này ở sông Watarase đã được ghi nhận từ năm 2010, và đang tăng lên theo từng năm, chi phí cho các biện pháp ứng phó cũng không nhỏ. Thiệt hại tương tự có khả năng lan rộng ở các con sông khác trên cả nước.

Theo thống kê của Bộ Môi trường, 141 vụ thương tích nghiêm trọng do lợn rừng đã xảy ra trong ba năm từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018, một trường hợp tử vong đã được báo cáo vào năm 2018. Giống lợn rừng có nguyên bản là giống lợn ( S.S domesticus ) , mang những đặc điểm dễ thuần hóa như dưới đây :

  • Bạo dạn và dễ quen với con người
  • Khả năng thích ứng cao với môi trường
  • Đối tượng con mồi phong phú trong chế độ ăn
  • Tính cách ôn hòa
  • Quan hệ giao phối bất định
Thông thường, bởi vì mức độ cảnh giác cao với con người, có thể ngăn chặn bản chất “bạo dạn và dễ quen với con người”. Tuy nhiên, đối với những con lợn rừng đã được bình thường hóa với việc được cho ăn, nếu con người trở nên ít cảnh giác, nguy cơ lợn rừng ẩn hiện trong khu vực đô thị hay tai nạn giao thông, tại nạn chết người cũng sẽ tăng lên. Trên thực tế, tại dãy núi Rokko ở tỉnh Hyogo, từ năm 1965, hành động cho lợn rừng hoang dã ăn đã được bắt đầu, từ thời điểm đó đã xảy ra vấn đề lợn rừng xuất hiện tại các khu vực đô thị. Sau đó, cùng với việc mở rộng hành động cho ăn, số lượng các trường hợp thiệt hại trong những năm 80~90 tăng lên, khu vực thiệt hại tiếp tục mở rộng, cho đến năm 2002, thành phố Kobe đã ban hành lệnh cấm đầu tiên trên toàn quốc về việc cho lợn rừng ăn.

196108.jpg

Những con lợn rừng ở núi Rokko ( Hyogo ) đã quá quen với con người .


NGUY CƠ TRUNG GIAN GÂY BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Ngoài ra, lợn rừng có nguy cơ trung gian gây nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau. Việc gia tăng cơ hội tiếp xúc với con người và gia súc từ những cá thể lợn rừng đã quen với con người càng gia tăng khả năng trung gian gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ về một trường hợp ở nước ngoài, tại Berlin với ước tính khoảng 5000 con lợn rừng sinh sống gần khu vực đô thị, đã có báo cáo rằng 18% số lợn rừng bị bắt giữ đã bị nhiễm Lestospira ( Nhiễm xoắn khuẩn vàng da ) . Nếu loại bệnh này truyền sang giống lợn thường, năng suất sinh sản sẽ giảm và sẽ xảy ra tổn thất về mặt kinh tế. Ngoài ra, Leptospirosis là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở người và động vật, lây truyền đến người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của động vật mang mầm bệnh hoặc qua tiếp xúc với nước hoặc đất bị nhiễm nước tiểu. Do đó, Leptospỉa có thể lây truyền từ lợn rừng sang người tùy thuộc vào sự tiếp xúc gần với môi trường sống của chúng. Trên thực tế ở Berlin, đã có báo cáo dường như lợn rừng là nguyên nhân bùng phát bệnh.

195758.jpg

Dấu vết lợn rừng còn sót lại trên một cánh đồng lúa. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, nó không chỉ là gây ra tai nạn chết người mà còn có khả năng lây bệnh truyền nhiễm Leptospiroris.

Ngoài ra, đã có báo cáo rằng lợn rừng Nhật Bản đã bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản với xác suất cao. Cũng như bệnh truyền nhiễm Leptospiroris, viêm não Nhật Bản do muỗi truyền có nguy cơ gia tăng cơ hội lây nhiễm cho người và gia súc do môi trường sống gần nhau. Năm 2018, dịch tả lợn ( CSF ) đã bùng phát ở Nhật Bản sau 26 năm, và đã việc bùng phát bệnh do quần thể lợn rừng hoang dã đã được xác nhận. Về căn bệnh truyền nhiễm này, có suy đoán cho rằng nguyên nhân là do thực phẩm bị nhiễm virus được đưa từ nước ngoài, và đã được đổ ra ngoài trời. Nói cách khác, có thể xem xét khu vực phân bố của lợn rừng gần với khu vực hoạt động của con người, hay là sự trùng lặp này là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm.


SỰ GIA TĂNG SỐ LƯỢNG DO TAI NẠN HẠT NHÂN

Vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân số một Fukushima vào tháng 3 năm 2011 cũng gây ra thiệt hại do lợn rừng. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, lệnh sơ tán đã được ban hành tại tỉnh Fukushima, dẫn đến tạo ra một khu vực rộng lớn không có người ở, trở thành môi trường sống thích hợp cho lợn rừng. Kết quả là số lượng lợn rừng tăng lên ở các khu vực được chỉ định sơ tán và khu vực phân bố được mở rộng, bao gồm khu vực ven biển và khu vực đô thị. Ngoài ra, người ta đã xác nhận rằng những cá thể lợn rừng không có sự cảnh giác chống lại con người đã xuất hiện và xâm chiếm những ngôi nhà không có người ở. Lệnh sơ tán được dỡ bỏ vào tháng 3 năm 2018, ngoại trừ ở những khu vực mà người dân khó có thể trở về nhà, không thể thiếu các biện pháp chống lợn rừng khi cư dân trở về nhà của họ. Sau đó, tại những khu vực có tỷ lệ trở về cao, sự cảnh giác của lợn rừng dã được khôi phục, sự xuất hiện của lợn rừng bị đàn áp, thế nhưng ở những khu vực có tỷ lệ trở về thấp, cần có biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của lợn rừng trong khu vực của con người.

195759.jpg

Dấu vết của một con lợn rừng đã cố gắng mở cánh cửa trượt bằng mũi. Sau khi đặt mũi lên mép cửa, cửa đã bị trượt sang phải. Bức ảnh được chụp tại tỉnh Fukushima vào tháng 5 năm 2017.


PHÂN BỐ HỢP LÝ KHU VỰC CỦA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN LÀ MỘT THÁCH THỨC

Ước tính rằng tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm nhanh chóng trong tương lai, điều này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho môi trường sống của lợn rừng. Với tình trạng tiếp diễn như vậy, chúng ta sẽ phải đối phó với những con lợn rừng trong tình huống chắc chắn là bất lợi cho con người. Hơn nữa, trong 1~2 năm qua, đã xác nhận rằng lợn rừng đã xuất hiện ở các khu vực đô thị Tokyo, và vào năm 2019, lần đầu tiên xác nhận trường hợp lợn rừng xuất hiện ở khu vực 23 quận đặc biệt của Tokyo. Đây không còn chỉ là vấn đề ở khu vực miền núi.

Tuy nhiên, thiệt hại đối với cây trồng gây ra bởi lợn rừng có thể được kiểm soát và không có mối lo ngại nào làm hỏng hệ sinh thái giống như những báo cáo ở loài hươu. Nói cách khác, nếu phòng ngự một cách triệt để khu vực con người sống trong khu vực phân bố lợn rừng, có thể nói rằng sẽ không có vấn đề gì khi bỏ mặc các khu vực tự nhiên ở một mức độ nào đó. Thế nhưng điều quan trọng đối với Nhật Bản khi tiếp nhận một xã hội dân số giảm là xem xét sự phân bố hợp lý các vùng lãnh thổ của con người và tự nhiên có thể duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và các quá trình tiến hóa mà không làm giảm mức sống của con người.

( bản gốc tiếng nhật )
 

Đính kèm

  • 195756.jpg
    195756.jpg
    342.7 KB · Lượt xem: 284
  • 195763.jpg
    195763.jpg
    264.5 KB · Lượt xem: 275
  • 196106.jpg
    196106.jpg
    342.4 KB · Lượt xem: 951
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top