Nền tảng kinh tế Nhật Bản đang lung lay?

Nền tảng kinh tế Nhật Bản đang lung lay?

Thành công của Toyota, Canon và Sony dựa trên cái nền sẵn có của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản, nhưng nay nền tảng này đang lung lay vì nhiều lý do.
Bữa tiệc đêm hoành tráng tại Densho, công ty với 150 nhân viên nằm cách Tokyo 15 phút lái xe, là niềm tự hào của chủ tịch công ty, ông Iwwao Sumoge. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ làm sạch máy móc sản xuất thiết bị bán dẫn cho những doanh nghiệp lớn hàng đầu Nhật Bản.

Densho tổ chức đại tiệc đêm này sau khi đăng ký kinh doanh với cương vị một công ty quy mô trung bình hơn là quy mô nhỏ. Công ty này được sáng lập hai thập kỷ trước đây, hiện nay đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu ra công chúng, không phải để thu hút thêm nguồn vốn từ thị trường mà bởi doanh nghiệp Nhật thường làm vậy để đánh dấu sự trưởng thành của công ty. Sự thành công của Densho và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác trên khắp Nhật Bản hiện chưa được đánh giá đúng mức. Những công ty thành công nhất của Nhật Bản như Toyota, Canon và Sony được rất nhiều người biết đến. Thành công của họ dựa trên cái nền sẵn có của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, theo định nghĩa trong lĩnh vực sản xuất là doanh nghiệp có số vốn dưới 3 triệu USD hoặc số nhân công ít hơn 300, chiếm khoảng 99,7% số công ty tại Nhật Bản. 70% số nhân công Nhật làm việc cho những công ty này, giá trị sản xuất chiếm một nửa tổng giá trị ngành sản xuất. Hoạt động của họ tập trung vào sản xuất hàng điện tử, kỹ thuật và hóa học. Một số doanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động vài thế kỷ. Tuy nhiên trường hợp thành công như Densho không phải là phổ biến tại Nhật. Trong khi một số công ty phát triển tốt, những công ty khác hiện đang hoạt động rất kém. Trên thực tế, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang ở mức khó khăn nhất trong 5 năm vì rất nhiều lý do.

Những năm gần đây những công ty lớn của Nhật Bản đang gây ra nhiều áp lực giảm giá thành sản phẩm lên công ty nhỏ. Phần lớn công ty nhỏ nếu muốn tồn tại thì phải chấp nhận yêu cầu trên. Theo số liệu công bố của Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản (METI), phần lớn lợi nhuận của các công ty xuất khẩu lớn nhất Nhật Bản đều do ép buộc các công ty nhỏ hơn giảm giá thành bằng mọi cách. Mức lương tại Nhật Bản năm ngoái có tăng lên chút ít, tuy nhiên tại các công ty nhỏ hơn, lương lại thấp đi. Năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất của công ty nhỏ (Giá trị hàng hóa sản xuất được tính theo từng nhân công) chỉ bằng một nửa tại các công ty lớn, và tình hình này còn tệ hại hơn tại công ty không thuộc lĩnh vực sản xuất.

Tổng kết lại, năng suất lao động của người Nhật thua 30% so với năng suất của người lao động Mỹ. Trong khi đó ngành sản xuất Nhật đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ phía công ty Trung Quốc để tăng chất lượng sản phẩm, năng suất và sức cạnh tranh về giá. Giá năng lượng tăng cao và chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như sự bất ổn hiện nay của kinh tế Nhật hiện nay sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất lao động. Trên thực tế công ty nhỏ Nhật Bản vẫn đang cố gắng để vượt qua tình trạng hiện nay, khoảng 1/3 công ty có lượng vốn nhỏ hơn 100 triệu Yên vẫn đang kinh doanh thuận lợi trong khi đó đối với công ty lớn, tỷ lệ này 1/2. Đã có một số chính sách khuyến khích nhất định cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đối với công ty nhỏ, tuy nhiên vẫn chưa thể cứu vãn được tình hình.

Chính phủ Nhật Bản gần đây đã tiến hành một số biện pháp để giúp các công ty nhỏ. Tháng 12 năm 2007, chính phủ công bố sẽ hỗ trợ giá năng lượng tăng cao và tạo điều kiện tốt hơn để các công ty nhỏ vay tiền. Cùng tháng, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản (METI) đề nghị dành khoản tiền 20 triệu USD để giúp doanh nghiệp nhỏ hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào ứng dụng phần mềm kế toán mới, phát triển nguồn nhân lực và quản lý dây chuyền sản xuất. Không một biện pháp nào trên đây ngay lập tức có thể thay đổi được toàn bộ tình hình khó khăn mà các công ty nhỏ của Nhật Bản đang gặp phải. Tuy nhiên đã có những công ty gặt hái thành công nhất định như Densho, kết hợp giữa sự nhạy bén về công nghệ với phương pháp kinh doanh mới để sản xuất sản phẩm.

Cho đến nay, thay vì sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chung với giá thấp, công ty nhỏ của Nhật đang chuyển sang sản xuất sản phẩm yêu cầu công nghệ cao với số lượng nhỏ. Giám đốc của một công ty cho biết: “Chúng tôi muốn làm kinh doanh giống như một tiệm sushi, khách hàng vào cửa hàng, gọi thật nhiều món khác nhau và đội ngũ đầu bếp lành nghề thực hiện thật điêu luyện.” Phần lớn công ty Nhật Bản hiện nay đều rất khó khăn để tìm được thế hệ lãnh đạo kế nhiệm. Điều này là vô cùng quan trọng bởi nếu thế hệ mới làm không tốt công việc lãnh đạo, tương lai của công ty cũng như nguy cơ mất việc của đội ngũ nhân viên mới là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu sự suy yếu đó có diễn ra, nó cũng sẽ diễn ra theo quy luật chung của Nhật, đó là sự đi xuống chậm chạp.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top