Xã hội Người Nhật dường như đang quá bóc lột "Người lao động cảm xúc" ?

Xã hội Người Nhật dường như đang quá bóc lột "Người lao động cảm xúc" ?

Có phải người Nhật hiện nay đã mệt mỏi với giao tiếp xã giao ? Trên thế giói, “cô đơn” hiện được coi là có ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng giống như “ một căn bệnh truyền nhiễm thời hiện đại”.

Tác giả đã cảnh báo tôi về mối đe dọa trong quyển “ Ông già Nhật Bản cô đơn nhất thế giới”, mặc dù là quốc gia cô đơn nhất thế giới, nhưng không có nhiều người Nhật không thích nó. Bình luận về các bài viết trước trong mục này, có một số bình luận nổi bật như “cô đơn không có gì là xấu cả” “cô đơn thật tốt” “đừng quan tâm đến tôi”. Một số người nói rằng họ mệt mỏi với các mối quan hệ hàng ngày của con người và muốn ở một mình.

“Cô đơn” và “một mình” là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tự lập cho bản thân, dành thời gian một mình cũng là điều quan trọng nhưng việc “cô đơn” bị tách rời khỏi xã hội không phải là việc đáng được khen ngợi.

Tuy nhiên, sự cô đơn vì sao được coi là một từ trái nghĩa với chịu đựng áp lực cảm thông ? và nếu nhìn vào hiện tại được mong đợi, người Nhật không thể không cảm thấy mệt mỏi vì mối quan hệ con người.

  • “LAO ĐỘNG CẢM XÚC” LÀ MỘT YẾU TỐ GÂY CĂNG THẰNG TẠI NƠI LÀM VIỆC TRÊN THẾ GIỚI
Lo lắng quá mức, soi xét, quấy rối quyền lực, cấp trên bảo cấp dưới phải nghe... Chắc chắn rằng, nếu bạn tiếp tục gặp rắc rối bởi các mối quan hệ rắc rối của con người tại nơi làm việc ở Nhật trong một thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ kiệt sức, bạn sẽ hiểu được cảm giác khi mệt mỏi với chuyến tàu đông đúc người khi đi làm, khi ở một mình và muốn “thanh lọc mối quan hệ con người.” Hơn nữa, như một nguyên nhân gây căng thẳng ở nơi làm việc tại Nhật Bản gần đây cũng như trên thế giới, một trong những từ đã thu hút sự chú ý đó chính là “lao động cảm xúc”.

“Lao động cảm xúc” là lao động đòi hỏi bạn phải thể hiện cảm xúc khác với cảm xúc ban đầu, ví dụ như cho dù bản thân không muốn cười, bạn vẫn phải thể hiện một nụ cười. Các loại công việc sử dụng “lao động cảm xúc” điển hình như là ngành dịch vụ như tiếp viên hàng không và nhân viên khách sạn, nhưng ngoài ra các công việc gọi là “ công việc hiếu khách”, các công việc khác như y tá, điều dưỡng viên, người trực tổng đài, người xử lý khiếu nại, nhân viên ngân hàng, bác sĩ , "lao động cảm xúc" cũng đang được mở rộng.

Lao động cảm xúc được yêu cầu phải cư xử và lịch sự trong việc giấu đi cảm xúc của bản thân để đáp lại bất kỳ lời đề nghị điên rồ hay quấy rối nào của khách hàng dù cho có khó chịu đến đâu đi chăng nữa. Điều này có nghĩa là kìm nén cảm xúc và sự kiên nhẫn có thể gây ra căng thẳng mà bạn không biết.

Số người tiếp xúc với những rủi ro này đang tăng theo cấp số nhân cùng với những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp. Điều này là do số lượng công việc không yêu cầu mối quan hệ cá nhân cao độ như nông nghiệp hay sản xuất đã giảm mạnh, và ngược lại việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên.

Vào năm 1950, khoảng 70% tổng số người lao động đã tham gia vào các ngành công nghiệp chính như nông - lâm nghiệp và thủy sản, và các ngành công nghiệp thứ cấp như công nghiệp khai thác và sản xuất – xây dựng, nhưng đến năm 2012, khoảng 70% người lao động làm việc trong các ngành dịch vụ như tài chính, thông tin và truyền thông, bán buôn và bán lẻ.

Khi ngành dịch vụ phát triển, ngày nay khách hàng sẽ dễ dàng phàn nàn về những bất mãn về dịch vụ hơn thông qua truyền thông xã hội, ngoài ra cũng có bối cảnh phía công ty lo sợ khiếu nại và rắc rối đang tăng cường ứng xử đến khách hàng. Ngay cả khi đến ngân hàng, khung cảnh các nhân viên tại quầy ở ngân hàng cúi đầu lịch sự và đồng thanh nói “xin cảm ơn quý khách”, tác giả vốn đã quen với sự không thân thiện của dịch vụ ở nước ngoài thấy ngại “họ không cần đến mức phải làm như vậy”. Nếu đi bệnh viện, tôi thật sự phải nể phục hình ảnh những người y tá cống hiến hết mình, đáp ứng cho lời phàn nàn của những bệnh nhân ích kỷ.

Gần đây, một số bác sĩ và các bệnh viện đã tạo ra quyển hướng dẫn để giao tiếp thoải mái với bệnh nhân. Tất nhiên rằng cũng có nhiều bác sĩ không thân thiện và giải thích cứng nhắc, nhưng đối với các nhân viên y tế làm việc chăm chỉ, bên cạnh khả năng làm việc nhanh chóng và thực tế, yêu cầu “sự hiếu khách” ngang tầm với ngành dịch vụ dường như quá nặng nề.

  • MỘT BỘ PHẬN KHÁCH HÀNG ĐANG LÀM KHÓ ?
Mặt khác, gần đây có một sự thật là một số khách hàng đang làm khó và yêu cầu mức độ dịch vụ cao hơn mức họ cần, buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải áp đặt mối quan hệ mang “tính lệ thuộc” “tính chủ tớ” . Gần đây, ngành dịch vụ xe bus đang ngày càng mệt mỏi với tình trạng như thế.

Vào tháng 6 năm nay, một tài xế ở Chiba đã bị đuổi việc do “thốt ra những lời khiếm nhã với khách hàng.” Khi đang đóng cửa xe bus để chuẩn bị xuất phát, một người khách hàng đã gõ vào cửa, yêu cầu được lên xe, người khách đã tiến lại gần và hỏi người lái xe “tại sao anh đã đóng cửa rồi?”, điều đó đã làm người tài xế phẫn nộ thốt ra những câu nói “đồ ngu” “ mau xuống xe !”, vì xe bus đã muộn rồi nên người tài xế đã dùng micro để giải thích mong người khách kia mau xuống “Anh hãy đi chuyến xe bus sau đi” và đã đóng cửa lại. Tất nhiên, không thể nói những lời khiếm nhã, nhưng ở trên mạng lại tập hợp những tiếng nói đồng cảm nếu không may họ cũng bị rơi vào tình trạng đó nếu là người tài xế.

Ngoài ra, vào tháng 5 năm nay, có một báo cáo cho biết rằng một tài xế ở Kyoto đã nói với khách những câu khiếm nhã “Đang làm gì đấy, lùi xuống phía sau đi” “Anh bị ngốc à ?”. Đây cũng là hành động thái quá,nhưng nếu bạn có thể hình dung dến đám đông xếp hàng chật hẹp trên xe bus gần đây ở Kyoto, bạn cũng có thể phần nào hiểu được sự bực bội của người lái xe.

Ngoài nhiệm vụ lái xe an toàn, gánh nặng khi những tài xế phải đối phó với tình trạng như ứng phó với khách du lịch nước ngoài không hiểu tiếng, đảm bảo giao thông đường bộ và đảm bảo an toàn cho hành khách những lúc quá tải là không hề nhỏ.

Một quan chức của Hiệp hội xe buýt Nhật Bản, một tổ chức của các nhà điều hành xe buýt trên cả nước, nói :” Sự thật là khách hàng đang đòi hỏi nhiều hơn từ các tài xế xe buýt. Có những nơi yêu cầu dịch vụ như khách sạn hoặc trung tâm thương mại,và tôi cũng cảm thấy rằng sự không hài lòng và phàn nàn đến các nhà điều hành xe buýt đang gia tăng.”

Ban đầu, công việc chính của tài xế là đưa khách hàng đến điểm đích một cách an toàn, nhưng cuối cùng lại nhận được những lời phàn nàn như “không thân thiện”, “giải thích kém” hay “thất lễ”. Và trong nhiều trường hợp, các công ty xe buýt cố gắng giải quyết điều này bằng cách cho tài xế chịu trách nhiệm.

  • CÁC CÔNG TY CÓ THỂ ÉP BUỘC “NỤ CƯỜI GIÁ 0 YEN” KHÔNG ?
Sự căng thẳng về tinh thần của những người lái xe buýt như vậy là không nhỏ. Theo khảo sát với 78 đối tượng là tài xế xe buýt ở Mỹ, những người cố gắng cười thân thiện mặc dù không muốn, kết quả là họ bị mắc các chứng bệnh như mất ngủ hay trầm cảm, thậm chỉ còn xảy ra xung đột với gia đình. Theo bà Alicia Grandy, một nhà tâm lý học tại Đại học bang Pennsylvania ở Mỹ, việc ép buộc “lao động cảm xúc” để kìm nén cảm xúc trong thời gian dài có tác động tàn phá đối với tinh thần và cơ thể của người lao động. Bà kết luận rằng “Các công ty nên hỗ trợ họ nhiều hơn, và bản thân “lao động cảm xúc” là một việc bất công và nên bị cấm”. Đó là một tuyên bố đến các công ty đang nói "Nụ cười giá 0 yen" và buộc nhân viên phải mỉm cười là một sai lầm.

Đầu tiên, nếu nghề nghiệp mà hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ như khách sạn hoặc trung tâm thương mại, thì “Nhiều người cảm thấy niềm vui trong lòng hiếu khách, và bản thân họ đã có một số kiến thức về cách giải quyết phàn nàn cũng như khiếu nại của khách hàng” ( Lời của nhân viên khách sạn ) , thế nhưng dường như các rào cản quá cao đối với các “tài xế”, những người không có ý thức rằng “khách hàng là thượng đế.”

Theo điều tra của Bộ Đất đai - cơ sở hạ tầng - giao thông và du lịch, 97% các nhà cung cấp dịch vụ này trên cả nước đang bị thiếu tài xế, nhưng có một hiện trạng là “Khác với xe tải, họ lấy khách hàng làm đối tượng, việc đối xử đó gây ra không ít phàn nàn cho các nhân viên. Hơn nữa nếu không phù hợp, người ta đánh giá rằng họ không phù hợp cho ngành dịch vụ xe buýt, dẫn đến việc từ chức .” Trước tiên chỉ bằng việc thích lái xe và có sự tự tin mà không được chấp nhận, tình trạng thiếu lao động sẽ ngày càng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn.

Do sự phổ cập của AI ( trí tuệ nhân tạo ) và Robot, dự kiến rằng số người làm việc trong ngành sản xuất và các ngành công nghiệp khác sẽ giảm hơn nữa, và trong ngành dịch vụ đòi hỏi mối quan hệ giữa các cá nhân sẽ tăng lên trong tương lai. Bất chấp sự leo thang của "sức mạnh cộng đồng", vốn là một lực lượng giữa các cá nhân, đó là một thế giới chật chội cho những người sống nội tâm, không có nhiều tiếng nói ngay từ đầu và không giỏi giao tiếp.

Có một mâu thuẫn là con người hiện đại luôn khao khát “cô đơn” để thoát khỏi chủ nghĩa tối cao của “sức mạnh cá nhân”, “sức mạnh cộng đồng”. Nó có thể là một ý tưởng tốt để tạo ra một không gian và nơi làm việc thoải mái cho những người không giỏi giao tiếp, và làm việc để loại bỏ sự thiếu lao dộng và việc làm không phù hợp.


(BẢN GỐC)
 

Đính kèm

  • 感情労働者.jpg
    感情労働者.jpg
    135.7 KB · Lượt xem: 1,738

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top