Nhật Bản bàn chuyện tỷ giá với các nước G7

-nbca-

dreamin' of ..
Hãng tin Reuters tại Tokyo đưa tin, lo lắng trước việc đồng Yên tăng giá sẽ tác động tới kinh tế Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm thứ Bảy (21/8) cho biết, Bộ Tài chính đang trao đổi vấn đề tỷ giá với các nước thành viên nhóm G7.

GetThumbnail.axd

Theo ông Yoshihiko Noda, bản thân ông đang quan tâm chiều hướng tỷ giá ở “mức độ cao nhất”, nhưng từ chối bình luận thêm về khả năng can thiệp. Dư luận bên ngoài cho rằng, nếu tỷ giá đồng Yên/USD tăng vọt chạm ngưỡng cao nhất trong 15 năm qua, thì chính phủ Nhật Bản mới có thể can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Khi được hỏi liệu các quan chức của Bộ Tài chính có bàn luận vấn đề tỷ giá với những người đồng cấp nhóm G7 hay không, ông Yoshihiko Noda bày tỏ với cánh báo chí rằng: “Tôi không thể bình luận gì hơn về nội dung cuộc hội đàm, nhưng chúng tôi đang cùng nhau trao đổi”.

Tuyên bố của ông Yoshihiko Noda cho thấy, chính phủ Nhật Bản đang ngày càng bất an trước việc đồng Yên tăng giá, nhưng các nhà chiến lược ngoại tệ vẫn tỏ ra nghi ngờ trước việc liệu Nhật Bản có thể thuyết phục được các nước G7 phối hợp hành động hay không.

Thông tin liên quan đến việc Nhật Bản tiếp xúc với các nước G7 cho thấy cảm nhận bức thiết đang gia tăng mạnh, nhưng không đồng nghĩa có thể hối thúc sự can thiệp chung. Khả năng can thiệp hiện nay rất thấp”, nhà chiến lược tiền tệ trưởng của Ngân hàng Barclays Capital tại Tokyo – ông Yamamoto nhận định.

Đông Yên tăng mạnh sẽ gia tăng sức ép mới cho nền kinh tế Nhật Bản vốn đã yếu ớt, khiến chính phủ xem xét một loạt các biện pháp mang tính kích thích, hơn nữa còn gia tăng thêm áp lực Ngân hàng trung ương phải bám gót theo các biện pháp của chính phủ.

Tờ Nihon Keizai Shimbun hôm thứ Sáu (20/8) đưa tin, chương trình kích thích này bao gồm hỗ trợ cho các nhà máy nội địa sản xuất năng lượng sạch và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như các nhà máy sản xuất ra pin lithium dùng cho xe hơi điện.

Nhật Bản sẽ là quốc gia phát triển đầu tiên chủ động chi tiêu thêm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng quy mô nợ công của nước này gần như bằng hai lần sản xuất năm của quốc gia này, từ đó đã thu hẹp sự lựa chọn của chính phủ, dự đoán bất luận nước này áp dụng biện pháp mới gì, mức độ của nó cũng chỉ ở mức ôn hòa.

Thị trường vẫn dự đoán, ngân hàng trung ương có thể sẽ mở cuộc họp khẩn cấp ngay sau cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Nhật Bản với Chủ tịch ngân hàng trung ương vào thứ Hai tuần này, để tuyên bố việc từng bước áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ.

Nhưng những người thạo tin trong Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiết lộ, ngân hàng chưa thể hành động trước khi diễn ra hội nghị vào ngày 6 – 7 tháng 9 tới được tổ chức, trừ phi tỷ giá đồng Yên/USD tăng vọt lên mức cao nhất trong lịch sử, chạm ngưỡng 80.

Biện pháp khả thi nhất của ngân hàng trung ương Nhật Bản là chương trình cung ứng vốn được tung ra vào tháng 12 năm ngoái, hiệu quả của chương trình này cho đến nay tuy vẫn khá nhỏ cho việc hỗ trợ nền kinh tế, nhưng ban đầu đã hỗ trợ phần nào cho việc hạ thấp lãi suất của thị trường tiền tệ, đồng thời xoa dịu áp lực đồng Yên tăng giá.

(Theo stockbiz.vn)
 
Top