Xã hội Nhật Bản : Băng cướp được mời gọi bằng SNS, thời đại “ từ lừa đảo đặc biệt đến ăn cướp”

Xã hội Nhật Bản : Băng cướp được mời gọi bằng SNS, thời đại “ từ lừa đảo đặc biệt đến ăn cướp”

Vào tháng 1 năm nay, đã xảy ra vụ một nhóm đàn ông đã đột nhập vào một nhà ở Osaka, đe dọa và cướp đi tiền mặt và thẻ ngân hàng của một người phụ nữ lớn tuổi. 3 thanh niên đã bị cảnh sát tỉnh Osaka bắt giữ. Ngay từ đầu, cảnh sát cho rằng đây là hành vi phạm tội theo nhóm, nhưng thực tế những tội phạm trên đã được dụ dỗ đi cướp trên SNS ( trang web giao lưu các hội viên ), cảnh sát phát hiện ra rằng ba người thậm chí chưa từng gặp nhau cho đến khi xảy ra vụ án. Cảnh sát điều tra rằng có một kẻ chủ mưu khác. Phương thức chiêu mộ tội phạm thực hiện bằng mạng xã hội SNS được coi là một hình thức lừa đảo đặc biệt, nhưng cũng có quan điểm cho rằng những nhóm như thế này đang chuyển sang hình thức ăn cướp.”

Cả ba thủ phạm đã bị bắt

Các thanh niên đã đột nhập vào một ngôi nhà riêng thuộc quận Higashigawa, Osaka vào sáng sớm ngày 14 tháng 1 . Chúng dọa người phụ nữ 70 tuổi “tôi sẽ giết bà đấy” , đánh vào xương sườn và quấn băng dính quanh tay và chân người phụ nữ. Các thanh niên cướp số tiền mặt 400.000 yen có trong nhà và thẻ ngân hàng. Hơn nữa, chúng yêu cầu mật mã thẻ từ người phụ nữ, rút 1.000.000 yen bằng thẻ. Người phụ nữ đã bị thương như bầm tím.

Cảnh sát bố trí lực lượng khẩn cấp sau khi nhận được tin báo của người hàng xóm nghe thấy tiếng la hét, đã sớm bắt giữ A ( 18 tuổi ) , một thanh niên đang chạy trốn vì nghi ngờ tham gia vụ cướp gây thương tích. Sau đó đã bắt giữ thêm hai nghi phạm là B ( 19 tuổi ) , C ( 22 tuổi ) với tội danh tương tự trước tháng 2.

Cả ba tên cướp đột nhập vào nhà riêng đều bị bắt, nhưng các cuộc điều tra sau đó đã tiết lộ “sự kết nối” ngoài sức tưởng tượng .


■ Gạ gẫm qua nhiều con đường


sodo.jpg


“Tôi có một công việc tốt ở Osaka. Tôi sẽ làm Tataki”

Bài đăng này đã được đăng trên mạng xã hội Twitter vài ngày trước khi xảy ra vụ án. “Tataki” là một từ bí mật mang ý nghĩa là cướp. Chủ bài đăng là một thanh niên ( 18 tuổi ) sống tại tỉnh Hyogo. A chính là người đã tìm thấy bài viết và đã ứng tuyển “công việc” bằng tin nhắn trực tiếp .

Thanh niên ở tỉnh Hyogo cũng đã nhờ một người bạn ( 18 tuổi ) ở tỉnh Ehime đã quen trước đó trên Internet của mình để tìm ai đó thực hiện vụ cướp. Thanh niên ở tỉnh Ehime tìm thấy bài đăng của C với nội dung “ Tôi không có tiền nên có công việc làm thêm nào trong thời gian ngắn không ?” trên mạng xã hội Twitter, sau đó đã gửi tin nhắn rủ người đó đi cướp.

Một nhóm cướp ba người được thành lập bằng cách thêm B, người đã tương tác với thanh niên ở Hyogo trên internet trước đó.

Cảnh sát tỉnh đã bắt giữ thanh niên ở tình Hyogo và Ehime vào tháng 5 với cùng tội danh. Tuy nhiên, vai trò của các thanh niên đó là chỉ đến giới thiệu A, B, C với nhau bằng tin nhắn trên mạng xã hội SNS. Có vẻ như xuất hiện một người khác chỉ thị cụ thể như tập trung ở đâu và khi nào, sẽ nhằm vào nhà nào, cảnh sát tỉnh hiện vẫn đang tiếp tục điều tra.

■ Tiết kiệm thời gian công sức , nhanh chóng .

Người có mặt tại hiện trường vụ cướp tiền mặt giống như “hàng sử dụng một lần”, và kẻ chủ mưu là một người khác. Bố cục này tương tự như của một nhóm lừa đảo đặc biệt, chiêu mộ bằng mạng xã hội SNS như những “ UKE KO “ đến thăm nhà của những người già và thu tiền mặt. Một quan chức cảnh sát cấp cao chỉ ra quan điểm “Các nhóm lửa đảo đặc biệt đang chuyển sang cướp”.

Trò lừa đảo đặc biệt đánh lừa người già bằng các gọi hàng trăm hàng ngàn cuộc, cần sự hỗ trợ của “ KAKE KO” gọi điện thoại bên cạnh các “UKE KO”, cơ sở cũng phải được thiết lập. Để tiết kiệm thời gian công sức, việc nhanh hơn là tạo ra ngay lập tức các băng cướp, khi thì cướp tiền mặt, khi thì rút tiền bằng thẻ ngân hàng sau khi hỏi ra mật khẩu.

Hideo Okamoto, giáo sư tại đại học phụ nữ Nara, người hiểu rõ về tâm lý tội phạm chỉ ra rằng :“Người già cảnh giác cao hơn với những trò lừa đảo đặc biệt, tỷ lệ ( lừa đảo ) thành công đang giảm dần. Trong tương lai, sẽ không có gì lạ nếu như số vụ cướp tăng lên giống như các vụ lừa đảo đặc biệt.”

Khác với lừa đảo, những tên cướp sẽ trực tiếp tấn công hoặc đe dọa nạn nhân, cũng có thể bị thương và nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân nên cảnh sát đang tăng cường cảnh giác.

( Tham khảo tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top