Covid-19 Nhật Bản chần chừ trong việc đáp ứng yêu cầu đưa ra tuyên bố khẩn cấp của thị trưởng Tokyo

Covid-19 Nhật Bản chần chừ trong việc đáp ứng yêu cầu đưa ra tuyên bố khẩn cấp của thị trưởng Tokyo

Ngày hôm qua, thị trưởng Tokyo và tỉnh trưởng ba tỉnh lân cận yêu cầu chính phủ Nhật Bản đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp để kìm hãm tốc độ lây lan của corona nhưng rút cuộc chính phủ Nhật đã do dự và chưa đưa ra quyết định dứt khoát.

4tinhthanh.jpg


Lý do là do chính phủ lo lắng việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế. Một khi lệnh được ban ra chắc chắn các đảng đối lập sẽ yêu cầu thêm một gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá nhân từ chính phủ. Đây là điều mà chính phủ không muốn.


Mặt khác, tuyên bố tình trạng khẩn cấp cũng không có tính bắt buộc về mặt luật pháp. Giả sử có hàng quán nào không tuân theo yêu cầu rút ngắn thời gian hoạt động thì biện pháp mạnh nhất chính quyền có thể thực hiện là công bố tên và địa chỉ của những nơi này mà thôi. Theo quan chức chính phủ thì “Hiện tại số người di chuyển tại Tokyo rất đông. Lệnh ban ra cũng chỉ là lệnh (mà không có tính bắt buộc). Chắc chắn sẽ có nhiều hàng quán không tuân thủ. Chính quyền cũng không thể đi bêu rếu tên tất cả những nơi này ra được”. Cũng theo quan chức này nếu như không được số đông dân chúng hiểu và thực hiện thì lệnh ban ra cũng không có hiệu quả. Ngược lại sẽ là cái cớ cho những người quá khích tự xưng là “cảnh sát corona”( đi ép người khác tuân thủ quy định) gây ra nhiễu loạn.


Thực tế thì hiện tại Nhật Bản không có luật có tính bắt buộc mạnh như các nước khác. Do đó chính phủ không thể ban bố tình trạng khẩn cấp mang tính hình thức. Các đảng đối lập dự định sẽ yêu cầu chính phủ soạn thảo và công bố dự luật cho những nội dung liên quan trong cuộc họp quốc hội sắp tới vào ngày 18 tháng này.

Về mặt kinh tế thì bản thân thủ tướng Suga cũng tỏ ra dè dặt. Trong chương trình Tivi phát vào ngày mùng 1 tháng 1 Thủ tướng Suga cho biết “Ông cũng cảm thấy khó khăn khi vừa phải “đạp ga” vừa “đạp phanh”(Hàm chỉ việc vừa khuyến khích mọi người đi du lịch qua chiến dịch goto mặt khác lại yêu cầu các hàng quán rút ngắn thời gian hoạt động) trong khi đưa ra các chính sách đối phó với corona.


Nói tóm lại, dù dịch bùng phát mạnh vào dịp cuối và đầu năm thì có lẽ chính phủ Nhật rất thận trọng trong việc đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2. Lý do nằm ở chỗ sự mập mờ về luật pháp của nước này cũng như thái độ dè dặt không muốn gây ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước. Vừa đối phó với corona một cách hiệu quả vừa phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến kinh tế là bài toán khó mà thủ tướng Suga phải giải để được giữ vững ghế thủ tướng trong kỳ bầu cử tháng 9 năm nay.




Nguồn tham khảo:

https://news.yahoo.co.jp/articles/f2bddacc8c24d8dbb502d6ca8b70e0451fb84432


https://mainichi.jp/articles/20201213/ddm/003/070/072000c?inb=ys

https://news.yahoo.co.jp/articles/a62f57f5bec37ffc57769d27921fa0661db6ffec
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top