Covid-19 Nhật Bản: Nghi vấn về năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe

Covid-19 Nhật Bản: Nghi vấn về năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe

Dịch bệnh do một loại virus corona mới đã khiến hơn 10.000 người nhiễm bệnh ở Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe đang cố gắng hạn chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách mở rộng phạm vi tuyên bố khẩn cấp trên toàn quốc. Qua các cuộc khảo sát dư luận của báo Asahi đã nổi lên một vài ý kiến của các cử tri đối với các chính sách của chính phủ. Dường như sự lãnh đạo của thủ tướng cũng bị nghi ngờ. Chính sách "trợ cấp 100.000 yên mỗi người" được đánh giá cao, ngược lại đối với việc phát "khẩu trang vải" thì lại hoàn toàn không. Điều mà các cử tri “tức giận nhất” là gì? Chúng ta hãy cùng suy nghĩ dựa trên kết quả khảo sát.

(Phóng viên báo Asahi, Yoshitaka Isobe)


Các chính sách của chính phủ “không được đánh giá cao” tăng lên.

Trong cuộc khảo sát của báo Asahi, chúng tôi đã hỏi về các chính sách của chính phủ kể từ tháng 2 khi thời điểm dịch bệnh do virus corona mới bùng phát.

Trong cuộc khảo sát vào tháng 3, tỷ lệ số người “đánh giá cao” và “không đánh giá cao” là ở khoảng 41%, nhưng trong cuộc khảo sát vào tháng 4, thì số người “không đánh giá cao” là 53%, đã lớn hơn 33% số người “đánh giá cao” .


Chính sách "trợ cấp 100.000 yên mỗi người" được đánh giá cao, ngược lại chính sách phát "khẩu trang vải" thì là hoàn toàn không.

Trong cuộc khảo sát từ tháng 3 đến tháng 4, Thủ tướng Abe đã ban hành tuyên bố khẩn cấp vào ngày 7 tháng 4 và mở rộng khu vực ban bố trên toàn quốc vào ngày 16 tháng 4. Đó là khoảng thời gian khi một số chính sách lần lượt được đưa ra, chẳng hạn như phát hai chiếc khẩu trang vải cho tất cả các hộ gia đình và quyết định trợ cấp cho mỗi người dân 100.000 yên.

Trong cuộc khảo sát tháng 4, chúng tôi đã yêu cầu đánh giá về một loạt các chính sách đối phó của chính phủ.


Trong khi các chính sách đối phó như "mở rộng áp dụng tuyên bố khẩn cấp trên toàn quốc" và "trợ cấp 100.000 yên mỗi người" là được đánh giá tương đối cao, nhưng thời điểm tuyên bố khẩn cấp đầu tiên và dư luận về chiếc "khẩu trang vải" lại nhận được không ít chỉ trích. Việc đánh giá các quyết định về chính sách của Thủ tướng đã bị bác bỏ.


[Thủ tướng Abe đã ban hành tuyên bố khẩn cấp vào ngày 7 tháng 4 giới hạn ở 7 tỉnh thành phố như Tokyo và Osaka. Bạn nghĩ gì về việc tuyên bố vào ngày 7 này? (Khảo sát tháng 4 năm 2020)

Còn quá sớm (1%)

Phù hợp (18%)

Đã quá muộn (77%)

* Câu trả lời khác / Không có câu trả lời nào được bỏ qua


[Thủ tướng Abe đã mở rộng khu vực áp dụng bởi tuyên bố khẩn cấp vào ngày 16 tháng 4. Bạn có đánh giá cao khi nó đã mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn quốc không?

Đánh giá cao (88%)

Không được đánh giá cao (9%)

* Câu trả lời khác / Không có câu trả lời nào được bỏ qua



Năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Abe bị nghi ngờ

Ngoài việc đánh giá các chính sách riêng lẻ, dường như có rất nhiều quan điểm chỉ trích về sự lãnh đạo của Thủ tướng làm nền tảng cho việc đánh giá tổng thể về chính sách đối với virus corona mới đã bị lu mờ.

Khi được hỏi trong cuộc khảo sát tháng 4 rằng: "Bạn có nghĩ rằng Thủ tướng Abe đang phát huy năng lực lãnh đạo của mình trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh hay không?". 57% số người cho rằng “không phát huy năng lực” đã vượt xa so với 33% số người nghĩ rằng “đang phát huy năng lực”. 78% số người trả lời “không phát huy năng lực” thì đều không đánh giá toàn bộ các chính sách đối với dịch bệnh do virus Corona mới.

Xoay quanh về vấn đề trợ cấp tiền mặt, đã có sự lúng túng trong quá trình thay đổi chính sách từ "300.000 yên cho các hộ gia đình có thu nhập giảm và cuộc sống khó khăn" thành "trợ cấp 100.000 yên mỗi người dân". Dường như dấu hỏi về sự lãnh đạo của thủ tướng, người đi đầu, đã dẫn đến một đánh giá thấp về chính sách tổng thể đối với virus Corona mới, mặc dù chưa thể nhìn thấy kết quả ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.


Gia tăng "nỗi lo cuộc sống"

Tỷ lệ đồng thuận nội các trong cuộc khảo sát tháng 4 là 41% (tỷ lệ không đồng thuận là 41%), không thay đổi so với khảo sát tháng 3 là 41% (tỷ lệ không đồng thuận là 38%). Trong cuộc khảo sát tháng 4, trong khi hỗ trợ cho người già ở độ tuổi 60 trở lên được tách ra, thì sự hỗ trợ cho những người trẻ hơn ở độ tuổi 30 trở xuống tăng lên, do đó tỷ lệ hỗ trợ chung vẫn không thay đổi.

Liên quan đến một loạt các chính sách ứng phó với virus corona mới bao gồm "trợ cấp 100.000 yên cho mỗi người dân" thì những người trẻ tuổi có khả năng "đánh giá" cao hơn so với người trung niên và người già.

Để đối phó với những “lo lắng trong cuộc sống” thì tỷ lệ đồng thuận của Nội các trong tương lai có thể rất quan trọng.

Trong một cuộc khảo sát vào tháng 4, khi được hỏi: "Bạn có cảm thấy lo lắng khi cuộc sống của bạn sẽ trở nên khó khăn do sự lây lan của dịch bệnh virus corona mới không?" thì số người nói "cảm thấy lo lắng" là 58% ", và “không cảm thấy lo lắng" là 40%.

Trong cuộc khảo sát tháng 3, có 46% số người trả lời “cảm thấy lo lắng” và “không cảm thấy lo lắng" là 52%. Điều đó cho thấy sự “lo lắng về cuộc sống” ngày càng tăng. Tỷ lệ của tất cả các thế hệ “cảm thấy lo lắng về cuộc sống” trong cuộc khảo sát tháng 4 cao hơn so với cuộc khảo sát tháng 3, bao gồm cả thế hệ trẻ, tỷ lệ đồng thuận của Nội các tương đối cao trong cuộc khảo sát tháng 4.

Nhìn vào cuộc khảo sát tháng 4 theo nghề nghiệp chúng ta thấy 68% "công nhân sản xuất / dịch vụ" và 67% "người tự làm chủ" họ đều trả lời rằng họ “cảm thấy lo lắng về cuộc sống”.

49% "nhân viên văn phòng/ kỹ thuật" cảm thấy thấy rằng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự giảm thu nhập do yêu cầu tạm dừng kinh doanh và cảm thấy lo lắng về cuộc sống.

Khoảng 60% "công nhân sản xuất / dịch vụ" và "người tự làm chủ" không đánh giá cao chính sách phản ứng của chính phủ đối với virus Corona mới.


Liệu có thể thực hiện các chính sách để loại bỏ "nỗi lo lắng về cuộc sống" này không? Cuối cùng, năng lực lãnh đạo của thủ tướng cũng đang bị nghi ngờ.


(Bản gốc Tiếng Nhật)
 

Đính kèm

  • shinzo-abe-pakai-masker-nih3.jpg
    shinzo-abe-pakai-masker-nih3.jpg
    48.1 KB · Lượt xem: 13,003

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top