Giáo dục Nhật Bản : Suy nghĩ về “Khó khăn với số lượng lớn bài tập” trong những ngày đóng cửa trường học

Giáo dục Nhật Bản : Suy nghĩ về “Khó khăn với số lượng lớn bài tập” trong những ngày đóng cửa trường học

Yahoo! News đã công bố những ghi chép trong mục bình luận của độc giả về những bất an của mọi người khi xã hội đã trải qua virus Corona mới như thế nào trong tương lai. Trong đó có những người lo lắng rằng “ đang khổ sở vì nhiều bài tập trong thời gian đóng cửa trường học, có giới hạn cho những gì tôi có thể dạy” , nên bài viết này sẽ là tiếng nói suy nghĩ của tác giả về việc học của trẻ em.

Nhiều phụ huynh đang vật lộn, khoảng một nửa trong số họ đã trở nên cáu kỉnh.

Còn các độc giả thì sao ? Trường học sẽ tái hoạt động trở lại từ tháng 6, có lẽ cũng sẽ có những trẻ em dốc sức học đến cùng ( hoặc sắp bỏ cuộc ) trong hôm nay, ngày mai. Tôi đã nhận được rất nhiều tiếng nói từ phụ huynh.

( Ví dụ )
  • Con tôi được giao rất nhiều bài tập về nhà trong thời gian đóng cửa trường học, nhưng hầu như không có sự hỗ trợ từ trường học nên tôi đang rất khổ sở.
  • Tôi lo về sự chậm trễ trong việc học của con.
  • Việc vừa đi làm vừa chăm con cũng khó khăn, vậy mà tụi trẻ thì không muốn làm bài tập về nhà, tôi bó tay.
  • Con tôi không muốn đi học vì chưa hoàn thành bài tập về nhà.
Bản thân tôi cũng đang nuôi bốn đứa con từ tiểu học đến trung học phổ thông, nhưng tôi đang gặp khó khăn với vấn đề bài tập về nhà. Quả nhiên rằng vì ở nhà có nhiều cám dỗ như trò chơi và phim ảnh, vì vậy nó không giống như một trường học. Tôi cũng đã có thể xác nhận điều trên thông qua một cuộc khảo sát đến bậc phụ huynh mà tôi thực hiện trong tháng này ( từ ngày 10 đến 12 tháng 5 ). Một nửa số phụ huynh của học sinh tiểu học trả lời “Tôi đôi khi cáu gắt hoặc tức giận với con của mình”. 50~60% phụ huynh của học sinh tiểu học lớp 1 đến lớp 4 trả lời rằng “Thật khó khi thời gian bị chiếm, tôi không thể làm việc hay lo công việc nhà.”

Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của bài tập về nhà có tính hạn chế.

Trước hết, điều tôi muốn chia sẽ với các độc giả là không phải là chuyện đơn giản đối với nhiều phụ huynh để có thể thúc đẩy việc học tại nhà cho học sinh tiểu học. ”Người lo lắng không chỉ có mình tôi”. Phụ huynh không thể thay thế giáo viên.

Thực tế, ngay cả khi nhìn vào một số nghiên cứu học thuật ở nước ngoài, có thể thấy trong một số trường hợp, sự tham gia của phụ huynh tác động tiêu cực đến hiệu quả học tập, ngoài ra chỉ ra rằng hiệu quả của bài tập về nhà có xu hướng giảm khi trẻ lớn hơn.

Bài tập về nhà hay học tập tại nhà, là những phần rất khó.

Tại sao nhà trường giao rất nhiều bài tập về nhà?

Vậy mặc dù hiệu quả có thể có tính hạn chế, như những bình luận tôi đã giới thiệu đầu bài viết, tại sao nhà trường vẫn giao một lượng lớn bài tập về nhà ?Ngay từ đầu, việc số lượng bài tập về nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng học tập và động lực học hỏi của đứa trẻ đó, do đó không thể nói một cách chung chung, có nhiều tình hình khác nhau tùy vào trường học. Tiểu học và trung học phổ thông là khác nhau. Tuy nhiên, có vài điểm tôi muốn nắm bắt.

Điều đó có nghĩa là trường học và giáo viên đang chiến đấu với nỗi lo lắng.

Nói cách khác, vì đóng cửa trường học kéo dài hơn so với dự kiến, nếu bài tập về nhà ít như cũ, sẽ có nỗi lo lắng rằng tiến độ học tập được lên kế hoạch cho một năm nay sẽ bị trì hoãn, cũng có tình hình những tiếng nói chỉ trích và nghi ngờ của dư luận tăng cao vào tháng 4 và tháng 5 rằng “ mặc dù đóng cửa trường học, nhưng liệu có ổn không khi trường học cứ dừng mãi việc học tập của bọn trẻ như vậy ?”

■ Bài tập về nhà để làm gì?

Mặc dù bối cảnh là như thế, nhưng tôi nghĩ rằng các trường học cũng như phụ huynh nên quay lại điểm xuất phát và suy nghĩ lại. Có lẽ đến lúc phải suy nghĩ lại “ Bài tập về nhà để làm gì ?” “việc học ở nhà có thực sự mang lại kết quả cao không khi có lúc thì bọn trẻ miễn cưỡng làm, có lúc thì làm do bị cha mẹ mắng ?” “Toàn là ý tưởng của phía người lớn đưa ra, có thật sự là vì trẻ em không ?” Tôi nghĩ rằng có nhiều câu trả lời khác nhau nhưng tôi nắm được rằng bài tập về nhà là để rèn luyện trẻ học một cách độc lập ( tự chủ ). Thực tế các hướng dẫn chương trình giảng dạy mới bắt đầu vào tháng 4 năm nay tại các trường tiểu học cũng được nhấn mạnh rằng “ sức mạnh để học hỏi”

Giả sử, nếu nắm được ý nghĩa bài tập như vậy, ví dụ các vấn đề như viết chữ hán hay tính toán, những thứ mà không làm vẫn có thể hiểu được thì không làm cũng không sao, hay cơ bản là tự học một cái gì đó, tôi nghĩ rằng chẳng phải bài tập như vậy sẽ tốt hơn sao ?

Trẻ em, hay cả phụ huynh sẽ cãi nhau, hay tích tụ cằng thẳng vì bài tập, hướng chi là trở nên không muốn đến trường, vì phản tác dụng nên tôi muốn chậm rãi nắm bắt vấn đề bài tập về nhà.

Tuy nhiên, nếu nó không có lý do gì, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học (cũng như cha mẹ của các em ) sẽ không thể hiểu được phải làm gì thì tốt, nên sẽ tốt nếu trường học đưa ra những lời đề xuất hay hướng dẫn.

Nói cách khác, điều quan trọng nhất là cả việc học ở nhà và giáo dục tại trường học đều nhằm mục đích duy trì và tăng cường động lực và sự tò mò của trẻ. Tôi nghĩ rằng nhiều nỗi lo lắng của phụ huynh đươc đề cập ngay từ đầu có thể được thoải mái hơn một chút khi trở về những điểm ban đầu như thế, và tôi muốn các trường suy nghĩ sâu sắc về cách thức và ý nghĩa của bài tập về nhà và đưa ra thông điệp đến học sinh và phụ huynh.

Chậm trễ ít nhiều trong học tập cũng có thể dần được phục hồi, nhưng một khi động lực học tập và sự tò mò giảm đi, nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến phần còn lại của cuộc sống học tập và trường học của trẻ. Ngay cả trong khảo bài thi học lực quốc tế hay học lực toàn quốc/ tình hình học tập thì xu hướng trẻ em Nhật Bản trả lời thích học là không nhiều. Tôi muốn ngừng tăng số lượng trẻ em trở bị tổn thương chỉ vì bài tập, và tăng số lượng trẻ em quan tâm đến nó hoặc cảm thấy muốn thử.

( Bản gốc tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • shukudai.jpg
    shukudai.jpg
    54.8 KB · Lượt xem: 2,068

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top