Kinh tế Nhật Bản : Suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài do Corona

Kinh tế Nhật Bản : Suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài do Corona

ダウンロード - 2021-08-16T150637.650.jpg


Số liệu sơ bộ GDP ( tổng sản phẩm quốc nội ) thực tế của giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 đã không phục hồi được mức tăng trưởng âm trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 3, và nền kinh tế Nhật Bản không thể thoát ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Các hoạt động kinh tế vẫn chưa được bình thường hóa do vòng luẩn quẩn của việc ban hành, kéo dài và hủy bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Chính quyền Suga đã không tìm được biện pháp hữu hiệu do ảnh hưởng mạnh mẽ của chủng đột biến Delta, và nhiều ý kiến cho rằng kinh tế suy thoái kéo dài sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 là giai đoạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba, và tiêu dùng cá nhân vốn là trụ cột của nhu cầu trong nước vẫn ở mức tăng trưởng thấp. Hơn nữa, tiêu thụ chắc chắn sẽ chậm lại trong giai đoạn tháng 7-9, khi tuyến bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư được ban hành. Nhà kinh tế điều hành của Viện nghiên cứu Nomura ông Takahide Kiuchi ước tính rằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp hiện hiện đang được ban hành sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân giảm 2,19 nghìn tỷ yên. GDP thực tế trong quý tháng 7- tháng 9 dự kiến sẽ duy trì ở mức tăng trưởng thấp 2-3% trên cơ sở hàng năm.

Mặt khác, xu hướng phục hồi ở Mỹ và Châu Âu, những nơi dẫn đầu trong việc tiêm chủng Corona được thể hiện rõ ràng. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, tổng GDP thực tế tại Mỹ đã vượt quá thời kỳ tháng 10 đến tháng 12 năm 19 trước khi lây lan dịch bệnh, thiết lập một mức kỷ lục mới. GDP thực tế trong khu vực đồng Euro cũng tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 8,3% so với quý trước.

Chính quyền thủ tướng Suga đang đặt mục tiêu hoàn thành hai đợt tiêm chủng vào cuối tháng 8 cho hơn 40% tổng số dân. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng đối với chủng đột biến Delta, cần có tỷ lệ tiêm chủng từ 80 đến 90% để có được "miễn dịch tập thể" nhằm ngăn ngừa lây nhiễm. Hiệu quả của việc trấn áp số lượng người đã giảm đi do nhiều lần lặp lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và có quan điểm cho rằng "nếu không thể dập tắt được sự bùng nổ lây nhiễm do chủng Delta gây ra, thì sự phục hồi kinh tế sẽ bị trì hoãn cho dến đầu năm sau " (Shinichiro Kobayashi , Nghiên cứu viên cao cấp viện Nghiên cứu & Tư vấn Mitsubishi UFJ).

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top