Xã hội Nhật Bản : Tại sao hoạt động kinh tế không dừng lại do "bệnh sốc nhiệt " khiến nhiều người chết hơn Corona ?

Xã hội Nhật Bản : Tại sao hoạt động kinh tế không dừng lại do "bệnh sốc nhiệt " khiến nhiều người chết hơn Corona ?

Một căn bệnh có số bệnh nhân gấp 1,7 lần Corona và số người chết nhiều gấp 8 lần ở Tokyo

Có lẽ vì chúng ta ưu tiên kinh tế hơn tính mạng con người nên “sự lan rộng thiệt hại” không thể dừng lại.

Tại 23 quận của Tokyo, nơi có lo ngại rằng số người bệnh nặng sẽ tăng lên, 170 người đã chết trong khoảng thời gian từ kể từ đầu tháng 8 cho đến ngày 24. Quả nhiên rằng 90% trong số đó là người cao tuổi trên 60 tuổi.

Ngày càng có nhiều người được đưa đến bệnh viện. Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, 12.804 người đã được đưa đến các phòng cấp cứu trên toàn quốc từ ngày 10 đến ngày 16 tháng này. Con số này đã tăng gần gấp đôi so với tuần trước, và đó là một dấu hiệu của sự "vượt mức", và có nhiều lo ngại rằng gánh nặng cho lĩnh vực y tế sẽ tăng lên. Khi được hỏi , không ít người phách lối nói "Nhìn kìa!," Làn sóng thứ hai của Corona mới đang đến, nhưng đó là quả báo cho việc nối lại các hoạt động kinh tế hơn là cuộc sống con người ! Chính quyền Abe vốn đã miễn cưỡng thực hiện các xét nghiệm PCR và gây ra sự sụp đổ y tế, nên từ chức càng sớm càng tốt! ", nhưng đây không phải câu chuyện của “Corona mới”.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, 7281 người đã được xác nhận là dương tính nhờ xét nghiệm PCR từ ngày 10 đến ngày 16 tháng này trên toàn quốc. Ngoài ra, theo thống kê của NNN, tính đến ngày 24 tháng 8, tại Tokyo đã có 20 người thiệt mạng do Corona mới. Tuy nhiên, căn bệnh gây ra số bệnh nhân gấp 1,7 lần Corona ở Nhật Bản và số ca tử vong gấp 8 lần so với Corona ở Tokyo là "bệnh sốc nhiệt".

Số người tử vong vì bệnh sốc nhiệt đang gia tăng nhanh chóng bởi cái nóng kinh hoàng ập vào quần đảo Nhật Bản ngày qua ngày.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, năm 2010 có 1.731 người tử vong vì bệnh sốc nhiệt và 1.581 người tử vong vào năm 2018, là năm nóng kỷ lục trong lịch sử. Vì tỷ lệ tử vong ở Tokyo cao tới 170 người chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nên tổng số người tử vong ở 47 tỉnh thành phố sẽ tăng lên con số đáng kể.

Nếu vậy, bệnh sốc nhiệt, căn bệnh có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn Corona, chẳng phải sẽ không có ý nghĩa gì nếu không được coi là một "căn bệnh đáng sợ" hay sao ? Nó không lây cho người khác như Corona, nhưng giống Corona ở chỗ nếu để mặc nó, số nạn nhân sẽ tăng giống như hiệu ứng “người tuyết”.

( hiệu ứng “người tuyết”: Một tình huống trong đó kết quả hoặc hậu quả của một hành động phát triển với tốc độ ngày càng nhanh hơn theo thời gian. )

Đáng sợ hơn Corona mới? Phòng chống bệnh sốc nhiệt là ưu tiên hàng đầu của cuộc sống con người.

Những gì chúng ta nên làm để ngăn chặn những mất mát hơn hết là tính mạng quý giá, quả nhiên chẳng phải là những biện pháp chống bệnh sốc nhiệt mà “tính mạng con người là trên hết” hay sao ?

Cụ thể, cung cấp miễn phí điều hòa cho tất cả các hộ gia đình có người già từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi thường không thích điều hòa nhiệt độ, vì vậy những nhân viên ở các văn phòng chính phủ và trung tâm y tế công cộng nên đến nhà thường xuyên để “kiểm tra” xem họ có bật điều hòa không khí ngay cả khi họ không có các triệu chứng sốc nhiệt.Ngoài ra, kêu gọi những người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao nên hạn chế ra ngoài vào ban ngày. Để đạt được điều này, phố mua sắm Togenuki Jizo ở Sugamo và 'hội trường giao lưu người cao tuổi' như 'Karaoke buổi trưa' cũng sẽ chỉ được kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn vào buổi tối . Tất nhiên, ở đây cũng phải gắn với bồi thường ngừng kinh doanh.

Nhiều người mỉa mai rằng, "Có ổn không mà ngừng hoạt động kinh tế vì bệnh sốc nhiệt ?" Nếu vậy, tôi muốn độc giả xem các biện pháp của Tokyo chống lại các Corona mới cho đến nay.

Chính quyền nêu đích danh "Phố đèn đỏ Kabukicho", "câu lạc bộ Host Club " và "các quán bar", và yêu cầu, "Hãy tự kiềm chế các hoạt động kinh doanh vì sẽ nhận được tiền bồi thường tạm ngưng hoạt động." Và chính quyền kêu gọi người dân hạn chế chuyển đến các tỉnh khác, dù đang trong kỳ nghỉ hè hay không. Không phải hoạt động kinh tế ở Tokyo đang dừng đột ngột hay sao?

Các bệnh truyền nhiễm đã giết chết 22 người trong một tháng vào tháng 8, vì vậy ngay cả với căn bệnh sốc nhiệt gây tử vong gấp 8 lần, sẽ không có ý nghĩa nếu áp dụng các biện pháp tương tự hoặc khó hơn. Trong trường hợp Corona, để bảo vệ người già có nguy cơ bệnh nặng, “hãy ở nhà” đã được toàn xã hội kêu gọi và đã mang lại kết quả thực tế. Khi đó, nếu chúng ta kêu gọi "ở nhà trong phòng có điều hòa" và thực hiện triệt để, không phải tính mạng của nhiều người không cần phải chết có thể được cứu hay sao ?

Tôi đã cố gắng nói những điều như vậy một cách dài dòng, nhưng tất nhiên tôi không nghĩ rằng những biện pháp đó có thể được thực hiện một cách nghiêm túc. “Bệnh sốc nhiệt” đối với người nhật không phải là việc giống như thực hiện các biện pháp cho đến khi họ ngừng hoạt động kinh tế của mình.

Nếu nói ra mà không sợ hiểu lầm thì cùng một “cái chết” lại có sức nặng hoàn toàn khác nhau. Cái chết do Corona mới là "điều phải tránh ngay cả khi dừng nền kinh tế ", nhưng cái chết do bệnh sốc nhiệt có cảm giác là "ở mức độ đó thì không có cách nào khác", có vẻ như được tiếp nhận một cách khá nhẹ nhàng.

Tại sao nguy cơ bệnh sốc nhiệt lại bị bỏ qua ở Nhật Bản?


Tại sao chúng ta lại bỏ qua nguy cơ bệnh sốc nhiệt ? Có thể có nhiều ý kiến, nhưng tôi nghĩ lý do chính của việc này là người Nhật đã quen với “đổ bệnh do cái nóng”, hay cụ thể hơn là họ chấp nhận nó như thể đó là chuyện đương nhiên, như là "Vì là mùa hè nên cũng sẽ có chuyện như vậy”, chẳng phải đó mới là lý do chủ yếu sao ?

Như tôi đã mô tả chi tiết trong một bài báo có tên《Sự điên cuồng của cường quốc Nhật Bản gan dạ đã khiến trẻ em tử vong vì bệnh sốc nhiệt 》 (26/07/2018) , nhưng thực tế liệu có phải người Nhật đã quen với tình trạng “Hễ đến mùa hè thì sẽ có người tử vong vì bệnh sốc nhiệt" , hoặc nó đã trở thành một cơ hội để họ chấp nhận như một "cảnh thường ngày."

Đó là quân đội.

Trong quân đội trước chiến tranh, những người lính yếu ớt được huấn luyện dưới cái nắng chói chang, và người ta thường đưa tin trên báo chí thời đó rằng “bao nhiêu người chết vì say nắng”.

Điều đó tất nhiên không thành vấn đề. Có thể thấy qua lời kể nghiêm túc “Đội quân chiến trường vượt qua khoa học. Sức mạnh tinh thần để chữa lành vết thương nghiêm trọng” (Yomiuri Shimbun ngày 28/12/1940), cho rằng “say nắng, sốc nhiệt” sẽ dễ dàng vượt qua nếu rèn luyện trí óc. Và ý tưởng “việc đổ bệnh do cái nóng khi rèn luyện con người là điều đương nhiên” này đã nhanh chóng thâm nhập vào xã hội Nhật Bản từ hình thức quân đội cho đến công ty và trường học.

Lý do lớn nhất mà tôi nghĩ rằng người Nhật nhận thức sai lầm về bệnh sốc nhiệt là đã tạo ra một xã hội mà mọi người không sợ đến mức đó, việc “con người chết do cái nóng," , đó là “Cuộc hành quân chết chóc Bataan” trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Phía Mỹ gọi đây là "sự ngược đãi" vì quân đội Nhật Bản trước đây, đang tiến hành cuộc xâm lược Philippines, đã buộc những người lính Mỹ đã đầu hàng phải đi bộ khoảng 100 km từ Bataan đến O'Donnell.

Tất nhiên, phía Nhật Bản không có ý đó. Ngược lại, Mỹ và Anh là những con quỷ bị căm ghét là tù binh chiến tranh, nhưng Nhật Bản đã đối xử tử tế với những tù binh đó trong chừng mực cho phép và đã chủ trương cho những tù binh đó đi bộ chừng mực không quá sức.

Thảm kịch của "Cuộc Hành quân chết chóc Bataan" được tạo ra để huấn luyện những người lính mạnh mẽ

Lý do của sự hiểu lầm này là do quân đội Nhật Bản bị tê liệt vì nỗi sợ hãi “bệnh sốc nhiệt”. Quá trình huấn luyện của quân đội Nhật Bản cực kỳ khó khăn, và việc những người lính yếu đuối ngã xuống sau khi đi dưới cái nắng như thiêu đốt là điều "đương nhiên". Có thể hiểu dễ dàng câu chuyện của ông Nanpei Yamamoto, người nói rằng những người lính Mỹ phàn nàn về sự đối xử thái quá ở Bataan tại trại tù binh sau khi chiến tranh kết thúc ở Philippines.

《Cuộc hành quân của quân đội Nhật không hề dễ dàng như thế này, và việc 10% hoặc 20% binh sĩ trong cuộc hành quân sẽ ngã xuống trên đường đi nếu nó trở thành 'cuộc hành quân 6 km' (tốc độ 6km / giờ bao gồm cả thời gian nghỉ ngắn) là điều đương nhiên. Và đây không chỉ là một cuộc hành quân đơn giản, mà còn ở những khía cạnh khác, và giống như ở Toyohashi như đã nói ở trên: " Cho đến khi tốt nghiệp, việc 10 hoặc 20 phần trăm các bạn sẽ ngã xuống chúng tôi đã tính ngay từ đầu."

Nói cách khác, đối với quân đội Nhật Bản lúc bấy giờ, “bệnh sốc nhiệt” là điều hoàn toàn bất ngờ, và nó được đưa vào giáo trình huấn luyện như một trong những thử thách cần vượt qua để xây dựng nên một người lính mạnh mẽ.

Tuy nhiên, những người lính Mỹ bị bắt đã không trải qua quá trình huấn luyện điên cuồng như vậy. Các cuộc tập trận của quân đội Mỹ diễn ra liên tục, nhưng họ không tiếp tục bước đi dưới cái nắng chói chang chỉ vì họ rèn luyện bản lĩnh của mình. Hơn nữa, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào thời điểm đó thường di chuyển bằng ô tô do sự phát triển của cơ giới hóa.

Nói cách khác, từ quan điểm của quân đội Nhật Bản, một cuộc hành quân mà có thể "nhiều người ngã xuống vì bệnh sốc nhiệt" sẽ là một cuộc hành quân như bình thường, nhưng hóa ra lại là một “cuộc hành quân tử thần vô nhân đạo” đối với các tù binh Mỹ, những người không phải chịu "huấn luyện" như vậy.

Bây giờ như bạn thấy. Phát triển nguồn nhân lực dựa trên giả định “những người bỏ cuộc” trong lĩnh vực này đã được lưu truyền cho Nhật Bản ngày nay.

Ví dụ, khi tuyển dụng nhân viên mới tại một công ty, giám đốc nhân sự sẽ quyết định số lượng người ứng tuyển dựa trên giả định rằng họ sẽ bỏ cuộc trong năm đầu tiên và năm thứ hai. Không phải mọi người ở nơi làm việc thường nói về việc “sẽ còn bao nhiêu sinh viên mới tốt nghiệp trong năm nay?” hay sao ?

Tổ chức Nhật Bản được quản lý dựa trên giả định rằng có "những người bỏ cuộc."

Đào tạo cái nóng không thể thiếu cho việc rèn luyện tinh thần “hoạt động câu lạc bộ gan dạ”,

Lý do tại sao chúng ta không được ai dạy là điều đương nhiên khi điều hành một tổ chức với những người bỏ cuộc như vậy là vì chúng ta học theo cách đó ở trường. Đặc biệt dễ hiểu, “sinh hoạt câu lạc bộ” chính là thứ đã in sâu những suy nghĩ này vào trẻ thơ.

Gần đây, có nhiều đứa trẻ cũng đã tử vong, vì vậy cuối cùng tôi cũng bắt đầu trở nên lo lắng hơn một chút, nhưng trong ``sinh hoạt câu lạc bộ', mà đại diện là đội bóng chày trung học phổ thông, việc “rèn luyện tinh thần” mạnh mẽ không liên quan đến thể thao như có tiếng nói, quan tâm đến học sinh cuối cấp , chào hỏi với một giọng lớn, vv. Quân đội Nhật Bản cũng vậy, ý tưởng sâu xa vẫn còn đến bây giờ rằng các cá nhân có thể phát huy sức mạnh to lớn và xây dựng một đội mạnh nếu họ rèn luyện tinh thần của mình.

Một trong những thách thức không thể thiếu đối với việc "rèn luyện tinh thần" này là "sức nóng". Những người có thể đuổi theo một quả bóng trắng, nói to và chạy hết sức lực, cho dù có trở nên đờ đẫn trong cái nóng khủng khiếp, được đánh giá trong một tổ chức gọi là “sinh hoạt câu lạc bộ”. Không phải là việc có kỹ thuật, mà điều quan trọng nhất trong sinh hoạt câu lạc bộ là không được bỏ cuộc trong những cuộc thử thách như vậy.

Tất nhiên, không phải ai cũng làm được như vậy. Cũng có trẻ em bị sốc nhiệt và ngã xuống. Cũng có trẻ cảm thấy không khỏe . Tuy nhiên, cũng như cách huấn luyện của quân đội Nhật Bản, có thể chịu đựng từng chút một trong khi tiếp tục "huấn luyện tinh thần" như vậy. Trong đó, cũng có những trẻ em tử vong nhưng giống như những người lính Mỹ đã chết trong "Cuộc hành quân chết chóc ở Bataan", nhà trường đã dọn dẹp tình hình và nói rằng, "Những đứa trẻ khác vẫn vô sự, vì vậy thỉnh thoảng những đứa trẻ đó có cơ thể yếu ớt phải không ?”

Bắt trẻ làm quen với việc "mệt vì nóng" và "đứng lên nếu ngã". Trong sinh hoạt câu lạc bộ từ lâu, việc “rèn luyện trong cái nóng” đã được ưu tiên hơn cả sinh mệnh con người . “Bệnh sốc nhiệt” được ghi nhận là một trong những thử thách “sàng lọc” những người yếu đuối trong phương pháp giáo dục gan dạ kiểu Nhật.

Nói cách khác, xã hội của chúng ta quay quanh lặp lại "những người chết vì nắng nóng". Tôi nghĩ đây là lý do lớn nhất khiến chúng ta không nghĩ “bệnh sốc nhiệt” lại là một “căn bệnh đáng sợ” như vậy.

Ngay cả trong cái nóng kinh hoàng này, vẫn có khá nhiều người nghĩ đến việc tổ chức Thế vận hội một lần nữa vào năm sau. Nhiều người đang mong chờ nó, họ nói: "Năm nay thật đáng tiếc, nhưng tôi sẽ đến Koshien vào mùa hè năm sau để xem các cầu thủ bóng chày đang làm tốt như thế nào." Từ nhận thức hiện tại, rõ ràng số người tử vong do đột quỵ do bệnh sốc nhiệt ở Nhật Bản , đất nước già hóa dân số là rất cao.

Có thể có lựa chọn nào mà ngừng nền kinh tế do các biện pháp chống bệnh sốc nhiệt không?

Vì vậy, một đề xuất đó là, để tránh thiệt hại lan rộng hơn nữa , tại sao không tích lũy một biểu đồ về số bệnh nhân và số người tử vong do bệnh sốc nhiệt như Corona mới và đưa nó lên trình chiếu rộng rãi mỗi ngày ? Nếu mỗi ngày có nhiều người tử vong hơn Corona và đưa tin rằng vượt quá tầm kiểm soát đến mức kinh ngạc, chắc chắn cũng sẽ có nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi hơn Corona.

Bạn có thể nghĩ điều đó thật nực cười, nhưng đừng quên rằng bầu không khí phân biệt đối xử và hoảng sợ hiện nay được tạo ra theo cách đó. Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng đột quỵ do nắng nóng sẽ nghiêm trọng hơn trong tương lai do thời tiết bất thường trên toàn cầu. Trong một tương lai không xa, có thể sẽ có lúc các cuộc thảo luận nghiêm túc như “ nên có các biện pháp đối phó với bệnh sốc nhiệt cho dù phải dừng nền kinh tế”

( Tham khảo )
 

Đính kèm

  • img_475d63b9fcaf6b56ef717ab8c6fb6a06219291.jpg
    img_475d63b9fcaf6b56ef717ab8c6fb6a06219291.jpg
    41.6 KB · Lượt xem: 6,401

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top