Covid-19 Nhật Bản: Thất nghiệp do corona nên đơn xin trợ cấp sinh hoạt tăng nhanh ở nhiều nơi

Covid-19 Nhật Bản: Thất nghiệp do corona nên đơn xin trợ cấp sinh hoạt tăng nhanh ở nhiều nơi

Có một sự thật rằng vào tháng 4 khi chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, số người nộp đơn xin trợ cấp sinh hoạt đang tăng nhanh ở nhiều nơi. Tình hình hiện nay có nhiều người đang phải vật lộn với cuộc sống vì các hoạt động kinh tế của họ bị đình trệ do kiểm chế ra ngoài và tạm dừng kinh doanh. Mặc dù tuyên bố đã được gỡ bỏ, nhưng sẽ cần thời gian để nền kinh tế phục hồi, và có thể số lượng người đăng ký sẽ tăng lên trong tương lai.

Số lượng công việc bảo vệ giảm do các sự kiện giảm mạnh

"Tôi đã lo lắng vì tôi không có nơi ở cũng như nơi làm việc. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được trợ cấp." Một người đàn ông (49 tuổi), làm việc tại một công ty an ninh ở Tokyo gặp khó khăn khi các sự kiện bị hủy bỏ chia sẻ.

Đối với nam giới, công việc bảo vệ bị giảm mạnh do virus corona mới. Ông rời công ty vào cuối tháng 3 để tìm một công việc khác. Ông đã tìm kiếm một công việc trong khi đi dạo qua các quán cà phê internet và khách sạn con nhộng, nhưng do tuyên bố khẩn cấp đã được công bố vào tháng 4, nên các cuộc phỏng vấn của công ty mà ông mong đợi để thay đổi công việc đã bị hủy bỏ. Số tiền của ông bắt đầu giảm dần.

Nhân cơ hội tham gia một cuộc tư vấn của một tổ chức tư nhân được tổ chức tại công viên ở Toshima-ku, Tokyo, ông đã nộp đơn xin trợ cấp sinh hoạt tại quầy phúc lợi của quận. Hiện ông đang sống trong một khách sạn bình dân dựa vào dự án hỗ trợ của thành phố, dự định chuyển đến một căn hộ trong tháng tới, nhưng không không chắc là sẽ có một công việc ổn định.

Người đàn ông nói rằng: "Bởi vì có nhiều người thất nghiệp, nên có thể sẽ là cuộc cạnh tranh để có công việc."

Vào tháng 5, 18 tổ chức bao gồm NPO "POSSE" (Tokyo), chấp nhận tư vấn về những khó khăn trong cuộc sống, đã thực hiện tư vấn qua điện thoại trong đó 20% trong số 99 nhân viên tư vấn trả lời rằng “số tiền của họ có là 1000 yên hoặc ít hơn số đó”. Tư vấn cho thế hệ trẻ ở độ tuổi từ 20 và 30 là dễ thấy.

Một người đàn ông (28 tuổi) ở Tokyo đã nghĩ đến việc nghỉ việc ở trường dạy nghề và làm việc từ tháng 4 nhưng do ảnh hưởng của tuyên bố khẩn cấp, không thể tìm được việc làm, và tiếp tục ngủ tại một quán cà phê internet. Tháng này, anh ấy đã quyết định nhận trợ cấp sinh hoạt, nhưng anh ấy nói: "Tôi không nghĩ là sẽ không có nơi nào tuyển người như này."

Kyoto, giảm 89% khách du lịch nước ngoài. Sự than phiền vì bị sa thải và giảm thu nhập

Tại thành phố Kyoto, số lượng đơn đăng ký trong tháng 4 là 388 đơn, tăng 1,4 lần so với năm trước. Theo một khảo sát do Hiệp hội Du lịch Thành phố thực hiện trên 59 khách sạn trong thành phố, số lượng khách nước ngoài trong tháng 3 giảm 89% so với năm trước, có thể thấy những người bị ảnh hưởng là các tài xế taxi, người dọn phòng, và chủ nhà hàng ăn uống. "Tôi đã bị cho nghỉ việc", "thu nhập hàng tháng đã giảm một nửa", họ chia sẻ.

Tại thành phố Sendai, số lượng đơn đăng ký cho tháng 4 đã tăng 1,4 lần so với năm trước lên 193 đơn. Số lượng tư vấn là 826 đơn, nhiều hơn gấp đôi so với năm trước. Theo thành phố, ngay cả sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản năm 2011, đã có một số người đến xin phúc lợi do thu nhập giảm, nhưng tại thời điểm đó, nhiều khoản đóng góp đã được nhận từ khắp nơi trên cả nước. Một người phụ trách phòng trợ cấp quận Miyagino trong thành phố cho biết: "Thời gian này có rất ít bồi thường cho thu nhập, vì vậy các đăng ký và tư vấn có thể sẽ tăng lên."

Đây có phải là "làn sóng thứ hai" đăng ký vào mùa hè?

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, trong tháng 4 đã có 8700 đơn xin "trợ cấp nhà ở được duy trì" để trả tiền thuê nhà tương đương với những người không có khả năng trả tiền thuê nhà do giảm thu nhập. Dường như có rất nhiều “dự bị trợ cấp sinh hoạt”, những người dựa vào sự hỗ trợ công khai như vậy để duy trì cuộc sống của họ.

Giáo sư Taku Okabe của đại học Meiji, người quen thuộc với các vấn đề nghèo đói chia sẻ rằng: "Sự gia tăng số lượng đơn xin trợ cấp sinh hoạt vào tháng 4 là làn sóng đầu tiên và những người muốn tiết kiệm tiền trong tương lai sẽ không thể có việc làm và đăng ký cho làn sóng thứ 2 có thể đến. Cần phải thiết lập quầy tại các thành phố chấp nhận hỗ trợ phúc lợi và tư vấn lợi ích, chính phủ và tỉnh cần hỗ trợ tài chính và điều động nhân viên."

Thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi là chấp nhận dù là có sở hữu xe ô tô

Nhiều người nộp đơn xin trợ cấp đã gặp khó khăn vì sự ảnh hưởng của virus corona do yêu cầu tạm dừng kinh doanh do tuyên bố khẩn cấp. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định chấp nhận những người có sở hữu đặc biệt đối với tài sản, chẳng hạn như ô tô và cửa hàng, điều mà thông thường không được chấp nhận, để có thể xây dựng lại cuộc sống suôn sẻ khi thu nhập trở lại. Vào tháng 4, cũng đã đưa ra thông báo thông qua các tỉnh thành phố cho các quận trên toàn quốc để "chấp nhận linh hoạt". Bộ cho biết họ sẽ duy trì chính sách này trong thời gian này.

Thông thường, nếu có đơn xin trợ cấp, nhân viên của quận, thành phố sẽ đến thăm nhà và điều tra điều kiện sống của họ. Xem xét nguy cơ lây lan virus corona trong chuyến thăm đó, nên Bộ cũng cho phép khảo sát qua điện thoại.

 

Đính kèm

  • 20200531-OYT1I50021-1.jpg
    20200531-OYT1I50021-1.jpg
    52.1 KB · Lượt xem: 4,055

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top