Giáo dục Nhật Bản: Trường học không có chỗ cho trẻ em nước ngoài, không theo kịp quá trình toàn cầu hóa

Giáo dục Nhật Bản: Trường học không có chỗ cho trẻ em nước ngoài, không theo kịp quá trình toàn cầu hóa

Để giải quyết nạn thiếu lao động do giảm sinh, dân số già gây ra, Nhật Bản đã tăng cường tiếp nhận người nước ngoài.Nhưng nước này đã không có những chính sách dành cho người nước ngoài một cách đúng mực. Bên cạnh môi trường sống không thân thiện, môi trường làm việc bị phân biệt đối xử thì môi trường giáo dục là trường học cũng tồn tại những vấn đề khiến cho trẻ em nước ngoài không có chỗ để tồn tại.

gaikokujin.jpeg
Chúng tôi dịch và giới thiệu bài viết của một nhà báo người Nhật về vấn đề này. Bài viết có tên tạm dịch là: “Trường học tước đi đi không gian của trẻ em nước ngoài bị tụt hậu trong xu thế toàn cầu hóa”.

Có một người cha đã nói như thế này.” Nhật Bản có thể sẽ trở nên vô dụng nhỉ?” . Tôi sẽ gọi ông ấy là ông A trong bài viết này. Ông A đã ở Nhật Bản hơn 20 năm, hiện đang làm việc tại một công ty hàng đầu của Nhật Bản với vốn tiếng Nhật trôi chảy. Và con trai ông hiện đang học tại một trường tiểu học công lập ở Nhật Bản với tư cách là “một đứa trẻ nước ngoài”. Đứa con trai đã nói với ông ấy rằng đã đánh nhau với bạn mình ở trường. “Vì con tôi bị bạn nói là đồ ngốc, nên con tôi đã ra tay(đánh)”, ông A giải thích. Dù có nói là “ ra tay(đánh)”, điều đó không có nghĩa là đối phương bị thương.
Việc một đứa trẻ biểu học bị nói là ngốc và đáp lại bằng bạo lực không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, phản ứng của trường học lại khác. ông A nói.

“Tôi đã được hiệu trưởng trường gọi, ông ý nói rằng “ việc thay vì tranh luận bằng lời nói mà đáp lại bằng bạo lực, có thể là do vấn đề năng lực tiếng nhật của cậu bé. Hay vì có thể là vấn đề trí tuệ, nên gia đình hãy cho con đi khám”. Ông A đã rất ngạc nhiên trước phản ứng của hiệu trưởng. “ Tôi nghĩ rằng đó chắc chắn là vấn đề về ngôn từ. Nhưng phía trường học lại không chỉ ra biện pháp, thay vào đó đột nhiên nhắc đến vấn đề trí tuệ nên tôi không thể nào lý giải được.” Ông A kể lại với một sự bất mãn.

Tôi nhớ đến một bài báo sau khi nghe xong câu chuyện của ông A. Bài báo của tờ “Mainichi” đăng vào ngày 31/8/2019 có đề mục “ Tỷ lệ trẻ em học lớp đặc biệt thường gấp đôi. Bị cho là chậm phát triển trí tuệ vì không hiểu tiếng Nhật.”. Bài báo ban đầu được nghiên cứu bởi báo “Mainichi” bằng cách yêu cầu tiết lộ thông tin từ Bộ Giáo Dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT ). Theo báo cáo của nhóm thì 5,37% trẻ em nước ngoài đang theo học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở 25 thành phố nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống đã đăng ký vào các lớp hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Con số này gấp đôi tỷ lệ của toàn bộ trẻ em theo học tại các lớp hỗ trợ đặc biệt (2,54%).

Lý do cho điều này là vì báo “Mainichi” đã trích dẫn một nhận xét từ chuyên gia rằng “Kết quả của bài kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) thấp do không thể hiểu tiếng nhật, có thể bị cho là chậm phát triển trí tuệ.” Hơn nữa, trong bài viết còn nêu “ Sẽ quyết định việc có thể đăng ký hay không dựa vào việc kiểm tra IQ. Các bài kiểm tra IQ về cơ bản được tiến hành bằng tiếng Nhật, vì vậy có khả năng IQ của trẻ em quốc tịch nước ngoài không được đo chính xác.” Vì tại các lớp thông thường không thể giải quyết, nên không có gì ngoài việc cho các em vào lớp hỗ trợ đặc biệt. Từ bài viết này, tôi có thể dễ dàng tưởng tượng rằng trường họp con trai của ông A cũng có khả năng bị đưa vào một lớp hỗ trợ đặc biệt dựa trên kết quả của bài kiểm tra IQ.

Ông A cho biết thêm: “ Vợ tôi cũng là người cùng quốc tịch nên khi ở nhà, chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ. Do vậy, mặc dù con trai tôi có sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, nhưng tiếng nhật của con tôi so với các đứa trẻ Nhật là không đủ. Thế nhưng thật khó để nghĩ rằng đó là vấn đề IQ. Tuy nhiên, trường học lại cảm thấy cần phải giải quyết vấn đề do xuất phát từ vấn đề về IQ”. Thật khó để nghĩ có vấn đề về phương diện IQ lại đến mức trẻ em nước ngoài phải tham gia các lớp hỗ trợ đặc biệt nhiều gấp đôi trẻ em Nhật Bản.

Thực tại bị bỏ rơi của những đứa trẻ mang quốc tịch nước ngoài mặc dù có thể giao tiếp hàng ngày nhưng không thể tiếp thu trong giờ học cũng đã được nhắc đến trong bài phóng sự của tôi đăng tại trang Yahoo! News vào ngày 4/9/2019.

Những đứa trẻ như thế tại các trường học Nhật Bản sẽ bị bỏ qua. Trước sự bỏ qua đó, do các lớp hỗ trợ đặc biệt được mở ra không phải mang mục đích hỗ trợ trẻ em nước ngoài, vì vậy kể cả ở các lớp này cũng không thay đổi, vẫn có sự tồn tại trường hợp trẻ em nước ngoài bị bỏ qua(lờ đi). Miễn là có một hệ thống hỗ trợ trẻ em có quốc tịch nước ngoài bao gồm cả người Nhật, chắc chắn các em có thể ở cùng một môi trường với trẻ em Nhật Bản. Thế nhưng trường học không có dư thừa sức lực cũng như thời gian, sẽ “phớt lờ” hay “bỏ mặc” trẻ em nước ngoài, đổ lỗi cho IQ rồi đưa các em vào lớp hỗ trợ đặc biệt.

“Chính phủ Nhật Bản nói rằng họ sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều lao động nước ngoài đến Nhật. Sau đó, chắc chắn rằng số trẻ có quốc tịch nước ngoài như con trai tôi sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các trường học Nhật Bản không cố gắng tạo ra một không gian cho những đứa trẻ này. Không chỉ trường học của con trai tôi là xấu. Tôi nghĩ dường như Nhật Bản nói chung không cố gắng thiết lập một hệ thống chấp nhận trẻ em quốc tịch nước ngoài.

Ông A nói bằng giọng nghẹn ngào, lặp đi lặp lại nhiều lần. “Chính phủ Nhật Bản nói rằng họ sẽ chấp nhận người nước ngoài, sinh trưởng . Thế nhưng họ không cố gắng tạo ra một hệ thống chấp nhận trẻ em quốc tịch nước ngoài. Nếu cứ tiếp diễn như vậy, Nhật Bản sẽ trở nên vô dụng.”

Nếu chúng ta không lắng nghe những tiếng nói này, không những nền giáo dục Nhật Bản mà cả bản thân chính nước Nhật sẽ rơi vào tình trạng bi đát nhất. Cả chính phủ và trường học đều nói về chủ nghĩ toàn cầu, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng thực tế là hoàn toàn ngược lại.
Bàn thêm:
Nạn phân biệt đối xử, kỳ thị(giới tính, quốc tịch) khá phổ biến ở Nhật. Nếu ai đã sống ở Nhật lâu thì có lẽ cũng có những trải nghiệm tương tự như vấn đề được nêu ra trong bài viết. Nhìn chung thì khó có thể chờ chính phủ Nhật có một chính sách "thân thiện" với người nước ngoài. Vì vậy chỉ còn cách là người nước ngoài muốn sống yên ổn ở Nhật thì phải tự trang bị cho bản thân và gia đình kiến thức tiếng Nhật nói riêng và kiến thức về văn hóa, xã hội Nhật nói chung. Ngoài ra cũng cần phải có tinh thần "Nhập gia tùy tục" để nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và xem những vấn đề bị phân biệt đối xử cũng là một nét văn hóa của Nhật Bản. Có như thế mới giảm bớt được áp lực "bị phân biệt đối xử"!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top