Việc làm Nhật Bản: Từng bước "hệ thống hóa" làm việc tại nhà của các doanh nghiệp

Việc làm Nhật Bản: Từng bước "hệ thống hóa" làm việc tại nhà của các doanh nghiệp

Để đáp ứng với việc gỡ bỏ hoàn toàn tuyên bố khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới và thực tế là chính quyền thành phố Tokyo đã nới lỏng yêu cầu tạm dừng kinh doanh kể từ ngày 1 tháng 6, nhiều công ty đã bắt đầu nới lỏng hệ thống làm việc tại nhà (telework), trong đó có một mức độ bắt buộc nhất định về nguyên tắc.

Ngoài việc công ty ITOCHU đã trở lại làm việc bình thường, thì KDDI (au) sẽ giảm tỷ lệ làm việc tại nhà xuống 70% kể từ tháng 6. Tiến lên một bước nữa và tiến đến "bình thường mới" sau đại dịch Corona, công ty Hitachi và các công ty khác quyết định tạo ra một hệ thống mới để tạo ra nhiều phong cách làm việc khác nhau như làm việc tại nhà nói chung.

Công ty Itochu trở lại với công việc bình thường, nhưng vì khuyến khích làm việc tại nhà và làm việc theo kiểu so le giờ, nên thường sẽ cho nhân viên đi làm vào buổi sáng và làm việc tại nhà vào buổi chiều. Chắc sẽ còn phải mất một thời gian nữa mới có thể hồi phục như trước khi dịch bệnh bùng phát, vì căn tin của nhân viên vẫn tiếp tục đóng cửa, để tránh đông đúc và để tránh "3 điều" (tập trung nơi đông người, nơi chật hẹp bí bách, tiếp xúc gần với người khác).

Các mục tiêu đều được đặt ra. Hiện tại, NTT có khoảng 90% nhân viên làm việc tại nhà, chẳng hạn như nhân viên hành chính, kế toán, nhân sự và dự định sẽ nới lỏng nhưng vẫn duy trì ít nhất 50% làm việc tại nhà. Công ty Kirin Holdings đã đặt giới hạn số nhân viên đến công ty làm việc là 30%. Công ty Mitsui sẽ giữ tỷ lệ nhân viên đi làm ở mỗi bộ phận tối đa là 50%.

Ngoài ra còn có sự nới lỏng trong cách diễn đạt của hướng dẫn.

Tại công ty Marubeni, từ nguyên tắc "cấm làm việc tại công ty" đã được chuyển sang "làm việc tại nhà". Công ty Honda đã thay đổi nguyên tắc "làm việc tại nhà" cho nhân viên văn phòng thành "khuyến nghị tại nhà". Công ty ô tô Toyota cũng thay đổi từ "nguyên tắc" thành "ứng phó khi cần thiết". Người phụ trách chia sẻ rằng để đáp ứng với sự thay đổi "nếu có thể công ty sẽ đặt mục tiêu tiếp tục làm việc tại nhà như trước đây".

Hitachi là công ty đã cố gắng nỗ lực để nới lỏng với những trường hợp khẩn cấp nhằm đối phó với sự lây lan của virus corona mới và đã chuyển sang làm việc một cách có hệ thống chẳng hạn như làm việc tại nhà. Sửa đổi hệ thống nhân sự để nhân viên có thể làm việc hiệu quả tại công ty 2-3 ngày một tuần và giảm bớt việc đi làm để đóng dấu hoặc tham dự cuộc họp, "hướng tới 50% làm việc tại nhà" (Hidenobu Nakahata, Giám đốc điều hành cấp cao chia sẻ).

Shiseido cũng "tiêu chuẩn hóa" để giảm 50% làm việc tại văn phòng và GMO Internet, một công ty liên doanh internet, đã sử dụng hệ thống làm việc từ xa với mục tiêu làm việc 1-3 ngày một tuần kể từ tháng 6, thiết lập hệ thống để khoảng 40% nhân viên làm việc tại nhà.

Trong khi vẫn có nguy cơ cao bùng phát lại virus corona mới, các công ty sẽ không quay lại ngay công việc bình thường và vẫn sẽ cảnh giác.

Thay đổi tình trạng làm việc của từng công ty

  • Công ty ô tô Toyota
Thay đổi hướng dẫn làm việc tại nhà từ "nguyên tắc" thành "ứng phó khi cần thiết"

  • Công ty Honda
Thay đổi chính sách làm tại nhà của nhân viên văn phòng từ "nguyên tắc" sang "khuyến nghị"

  • Công ty Panasonic
Làm việc tại nhà và đến công ty khi cần thiết

  • Công ty Hitachi
Áp dụng hệ thống nhân sự với 50% làm việc tại nhà và đến công ty 2-3 ngày một tuần.

  • NTT
Duy trì tỷ lệ làm việc tại nhà từ 50% trở lên. Hiện tại là 90%

  • KDDI
Tỷ lệ làm việc tại nhà là 70% trở lên trong tháng 6, và 50% trở lên trong tháng 7.

  • Ngân hàng Mitsubishi UFJ
Tiếp tục đề xuất giờ làm so le và làm việc tại nhà chủ yếu tại trụ sở chính

  • Internet GMO
Thực hiện hệ thống làm việc tại nhà với 1 đến 3 ngày một tuần bắt đầu từ tháng 6.

  • Tập đoàn Mitsubishi
Sẽ tiếp tục làm việc tại nhà. Cho phép các chuyến công tác trong nước cần thiết.

  • Tập đoàn Sumitomo
Thay đổi từ “nguyên tắc” thành “khuyến khích” theo hướng dẫn làm việc tại nhà.

 

Đính kèm

  • ダウンロード (9).jpg
    ダウンロード (9).jpg
    12.6 KB · Lượt xem: 4,357

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top