Xã hội Sự mập mờ của Thủ tướng Abe đối với hai chữ "trách nhiệm"(Phần 1)

Xã hội Sự mập mờ của Thủ tướng Abe đối với hai chữ "trách nhiệm"(Phần 1)

Cách chính phủ Nhật đối phó với covid-19 là đề tài tranh cãi của nhiều người. Một mặt, Nhật Bản ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp như các nước khác nhưng mặt khác lại
nói rõ "không có hình phạt nào cụ thể" nếu có ai đó không tuân thủ những điều mà tuyên bố này đưa ra. Sự mập mờ này đã gây ra khó hiểu cho truyền thông nước ngoài và nó cũng khiến cho người nước ngoài ở Nhật hoang mang. Nhằm phần nào giúp bạn đọc lý giải về sự mập mờ, mâu thuẫn này chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu bài viết đề cập về sự mập mờ trong chuyện chịu trách nhiệm của Thủ tướng Abe.

abeshinzo.jpeg

Bài viết mang tên: NẾU CỨ THẾ NÀY THÌ VIỆC TỰ HẠN CHẾ, CÁCH LY VÌ CORONA SẼ BỊ CHO LÀ "NGƯỜI DÂN TỰ Ý TIẾN HÀNH" MẤT THÔI


「Là sự tự nguyện của các bạn」
Khi tuyển các tình nguyện viên cho Đội tấn công cảm tử đặc biệt cho trận Trân Châu Cảng vào thời điểm Chiến tranh Thái Bình Dương, Trung tá Tamai Asaichi đã nói : “Các bạn đáng yêu hơn bất kỳ ai khác. Vì vậy, tôi muốn những người đáng yêu nhất là các bạn được ghi tên vào lịch sử Nhật Bản,muốn tôn vinh các bạn như những vị thần vĩnh cửu. Tôi muốn các bạn hiểu cảm giác này. Thế nhưng, đây không phải là một mệnh lệnh. Nói cho cùng thì đây là sự tự nguyện của mọi người.” ( tác giả Koudachi Naoki, Oshima Takayuki , trích trong quyển “ Chiến tranh Thái Bình Dương trong mắt phi đội lái máy bay chiến đấu Zero” , nhà xuất bản Koudansha )

Tất cả đều là “nguyện vọng”. Mệnh lệnh không hề tồn tại. Họ đều tự nguyện. Vì vậy cấp trên không có trách nhiệm gì. Các thành viên của đội cảm tử đã tình nguyện và hy sinh.Xin miễn bàn vấn đề trên thực tế đó là tự nguyện hay là mệnh lệnh , nhưng ít ra thì có lẽ trong quân đội tại thời điểm đó nó được coi là “sự tự nguyện”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta áp dụng bối cảnh này vào hiện tại ?

Mặc dù “yêu cầu tự hạn chế” đã được ban hành trong bối cảnh dịch virus Corona mới, nhưng thật không may, như nhiều chuyên gia chỉ ra, việc bồi thường đã không được tiến hành đầy đủ. Như đã được biểu hiện ngay trong cách dùng cụm từ mâu thuẫn “yêu cầu” và “tự hạn chế”, người ta cho rằng “vì chủ quán tự đóng quán ăn của mình nên không cần việc bồi thường”. Vì anh tự hạn chế nên sẽ không cần bồi thường. Vì anh đang tự nghỉ nên việc hỗ trợ cho cuộc sống là không cần thiết . Chính phủ muốn mọi người nghỉ ngơi theo “nguyện vọng của bản thân.”

Chính phủ không hề chịu trách nhiệm. Đất nước này đang vận hành theo cách hành động của người dân bị thay thế thành “tự nguyện”.(Và người dân phải tự chịu trách nhiệm với sự tự nguyên đó).

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề Toritomo và cuộc khủng hoảng Corona
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2018, một người đàn ông đã chết.

Người đàn ông đó là ông Toshio Akagi, 54 tuổi. Ông là quan chức cao cấp quản lý tài sản quốc gia cấp cao của cục tài chính Kinki. Ông đã chọn cái chết vì vụ gian lận tài liệu của Bộ Tài chính. Đây là sự cố đáng buồn nhất trong một loạt các vấn đề liên quan đến học viện Moritomo. Có thể thấy ngay sau đó, thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ tại Quốc Hội về cái chết của ông Akagi “tôi cảm thấy có trách nhiệm”.Tuy nhiên, như mọi người đều biết, Thủ tướng Abe sẽ không ra lệnh điều tra kỹ lưỡng về vụ việc này, và cũng không từ chức vì hành động của chính ông là nguyên nhân gây ra vụ tự sát.

Thủ tướng Abe cho đến nay đã nhiều lần lạm dụng những câu thoại như “Tôi sẽ chịu trách nhiệm” hay “Đây là trách nhiệm của tôi”.
Từ “trách nhiệm” được chia thành hai nghĩa riêng biệt : (1) nhiệm vụ phải thực hiện (2) nhận lỗi (và thực hiện hình phạt) trong trường hợp thất bại. Nếu thủ tướng nói rằng ngài sẽ chịu trách nhiệm, ngài sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để giải quyết vấn đề, hoặc từ chức vì bản thân chính là nguyên nhân của sự thất bại

Tuy nhiên, có thể nói rằng có rất ít trường hợp mà Thủ tướng Abe chịu “trách nhiệm” theo nghĩa này. Điều này cũng được thể hiện rõ ràng trong sự chậm trễ trong phản ứng của chính phủ đối với việc ứng phó với vấn đề virus Corona mới. Dường như Thu tướng Abe chưa nỗ lực hết mình đối với việc đáng làm của chính phủ là “bảo vệ sinh mệnh – tự do – tài sản của người dân” trong tình huống nguy hiểm. Từ cách suy luận này, ta thấy có điểm chung trong cách phản ứng không đúng mực(của Thủ tướng) đối với cái chết của ông Akagi cũng như đại dịch covid-19.

Thuật ngữ “trách nhiệm” đã được lặp lại liên tiếp, thế nhưng…
Khi thư tuyệt mệnh của ông Toshio Akagi được tìm thấy và các nhà lập pháp đối lập đặt câu hỏi, Thủ tướng Abe đã nói tại Quốc hội : “ Đó là một sự kiện bi thảm khi mà một người nghiêm túc cống hiến cho công việc của mình đã ra đi, và nó thực sự khiến tôi cảm thấy đau lòng ( lược bỏ ) . Là người đứng đầu chính phủ, tôi cảm thấy có trách nhiệm rất lớn đối với việc đã làm lung lay niềm tin của người dân.”
(Tại Ủy ban hành chính Thượng viện vào ngày 19/3/2020 )
Thủ tướng dường như nhận thức sâu sắc về trách nhiệm to lớn của mình.
Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, theo lẽ thường ở đời thì để thể hiện rằng mình “cảm thấy có trách nhiệm”, nghĩa là cần phải thực hiện mọi biện pháp để có thể giải quyết vấn đề.
Biên bản các cuộc họp quốc hội cho thấy ngài Shinzo Abe thành viên của Hạ viện cho đến nay đã phát biểu cụm từ “trách nhiệm” tới 2462 lần tại Quốc hội.
Vì tính thống kê theo cách trùng khớp một phần nên những từ tương tự như “vô trách nhiệm” cũng được tính vào. Tuy nhiên đa số phát ngôn của Thủ tướng gần đây là những câu có đề cập đến trách nhiệm của Thủ tướng, như “có trách nhiệm”, “chịu trách nhiệm”.


Dưới đây là một số trích dẫn :


“Chính phủ có trách nhiệm ứng phó đối với những vấn đề khác nhau phát sinh trong việc đóng cửa trường học lần này ( lược bỏ ) “ ( Trong phiên họp toàn thể của Hội đồng Thượng viện lần thứ 201 / ngày 6 tháng 3 năm 2019 )


“Về việc tạm đóng cửa trường học thì một khi tôi đã quyết định tôi sẽ chịu trách nhiệm . Đây là quyết tâm đối phó với tất cả vấn đề, bao gồm cả vấn đề đã được nêu ra, phát sinh từ quyết định này”.( Tại Ủy ban ngân sách Thượng viện / ngày 4 tháng 3 năm 2020)

“Là một thành viên của Quốc hội, tôi tin rằng tôi có trách nhiệm giải thích những nghi ngờ khác nhau cho người dân.”



“Khi tôi đưa ra phán quyết của mình trong lĩnh vưc chính trị, tôi dự định sẽ ứng phó một cách đúng đắn trong lĩnh vực chính trị với tư cách là chính phủ , và ứng phó một cách có trách nhiệm.” ( Tại Ủy ban ngân sách Thượng viện / ngày 3 tháng 3 năm 2020 )



“Tất cả những gì tôi nói ở đây với tư cách là một thủ tướng đều có trách nhiệm. Và tôi sẽ nói chuyện theo cách suy nghĩ này.”
“Đó là vì quý vị muốn nên văn phòng chúng tôi đã hỏi phía ANA và đưa ra câu trả lời cho quý vị về vấn đề này. Tại đây, tôi đang giải thích cho quý vị theo trách nhiệm. Quý vị không tin điều đó mà lại còn yêu cầu ANA trả lời bằng văn bản thì tôi cho rằng đây là yêu cầu quá mức”. ( Tại Ủy ban ngân sách Thượng viện / ngày 17 tháng 2 năm 2020 )

Như vậy, thủ tướng thường xuyên sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm” tại Quốc hội. Nhưng câu hỏi ở đây là, liệu thủ tướng có thật sự chịu trách nhiệm gì đó dù chỉ một lần ?

Sự mập mờ của Thủ tướng Abe đối với hai chữ "trách nhiệm"(Phần 2)
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top