Xã hội Sự mập mờ của Thủ tướng Abe đối với hai chữ "trách nhiệm"(Phần 2)

Xã hội Sự mập mờ của Thủ tướng Abe đối với hai chữ "trách nhiệm"(Phần 2)

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu phần 2 của bài viết.

Bạn có thể đọc phần 1 của bài viết này tại đây.

Trách nhiệm thủ tướng mà thủ tướng nói đến là gì ?
Thủ tướng liệu có chịu trách nhiệm về gánh nặng của nhiều người dân liên quan đến việc đóng cửa tạm thời trường học hay công ty không ? Liệu ngài có chịu trách nhiệm giải thích về nhiều nghi ngờ khác nhau ? Cụm từ “trách nhiệm” lại tiếp tục được sử dụng một cách trống rỗng, vô nghĩa.

abess.jpg
Cuối cùng, Thủ tướng Abe chối bỏ luôn cả việc cho người dân thấy tư thế sẵn sàng chịu trách nhiệm của mình. Vào dịp tuyên bố tình huống khẩn cấp vào ngày 7 tháng 4, khi được một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi rằng “Ngài sẽ chịu trách nhiệm như thế nào trong trường hợp thất bại ?” và câu trả lời của ngài Abe là “ Ví dụ giả sử xảy ra tình huống tồi tệ nhất, thì chuyện không đơn giản là tôi cứ chịu trách nhiệm là xong.”

Nếu “chuyện không đơn giản là tôi cứ chịu trách nhiệm là xong” thì từ “trách nhiệm” trong cụm từ thủ tướng vẫn liên tục tục sử dụng “chịu trách nhiệm xử lý” là gì?

Ở Phiên họp Quốc hội lần thứ 165, khi ngài Abe lần đầu trở thành thủ tướng, ngài đã sử dụng cụm từ “trách nhiệm” trong bài phát biểu tuyên bố của mình 4 lần .

“Tôi cọi trọng việc đối thoại với người dân hơn bất cứ điều gì khác. Ngoài việc tằng cường các tạp chí email và cuộc gặp mặt tại các thị trấn, để có trách nhiệm làm tròn bổn phận giải thích cho người dân, tôi sẽ ra mắt một văn phòng trực tuyến mới, nơi tôi sẽ trực tiếp nói lên suy nghĩ của mình thông qua Internet TV của chính phủ .”

Tôi muốn bây giờ là lúc chính phủ cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải thích cho người dân. Thuật ngữ “trách nhiệm” mà ngài Abe luôn đưa ra trước Quốc hội rốt cuộc là gì ? Tôi hy vọng thủ tướng sẽ tiến hành tổ chức một cuộc “đối thoại”, cái mà ngài coi trọng hơn hết.


Việc từ bỏ trách nhiệm được lặp lại:
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo không nhận chịu trách nhiệm. Cũng giống mọi người đã thấy trong Chiến tranh Thái Bình Dương mà tôi đã giới thiệu ở phần đầu. Đó là cách mà đất nước này không thay đổi trong nhiều thập kỷ.

Giáo sư Hiroshi Nishiura của Đại học Hokkaido cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã không nhận được tiền công và đang tự phải tìm khách sạn để ở. Có vẻ như các bác sĩ làm việc ở tuyến đầu không nhận được bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào từ nhà nước, bởi vì tất cả họ đều được cho là “tự nguyện”Tất cả những điều này đều được kết nối với nhau. Thiếu khả năng lãnh đạo và trách nhiệm cũng đã biến mất.

Thủ tướng, người không thể thừa nhận là đã khiến một người chết vì nhận xét của chính mình, sẽ không thể chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như bồi thường cho việc cho dừng kinh doanh, sản xuất. Tự thân ngài đã chối bỏ trách nhiệm ngay từ đầu. Một người đã từng bỏ trách nhiệm cho một vấn đề quan trọng sẽ có khả năng lặp lại tương tự cho các vấn đề khác.

Trên thực tế, việc “từ bỏ trách nhiệm” này không chỉ là vấn đề của của các lãnh đạo cấp cao. Nhiều người trong số những người chịu trách nhiệm làm sai lệch của Bộ tài chính đã từ bỏ trách nhiệm của mình. Chỉ có ,những người chọn phương án đáng buồn là tự tử mới có thể nói lên sự thật.

Chúng ta cũng có hai lựa chọn. Sẽ giống như những người im lặng trước giả mạo tài liệu nhà nước, hay sẽ buộc những người có trách nhiệm thật sự phải chịu trách nhiệm và quay trở lại với xã hội tồn tại trách nhiệm.

Đây không phải là vấn đề về tư tưởng hay tín ngưỡng. Nếu chỉ bằng lập trường chính đảng ủng hộ, hay tư tưởng, hay chính quyền hiện tại mà có thể lảng tránh cái chết của một con người, thì đó gọi là sự chối bỏ nhân tính.



Chúng ta đổ lỗi cho cuộc tấn công cảm tử (trong trận Trân Châu Cảng). Chúng ta đổ lỗi Đức quốc xã và căm ghét những người đã hợp tác với họ. Chúng ta thương tiếc những người chết vì bị bạo hành, quấy rối..

Trong bộ phim “Schindler’s List, có một câu thoại như thế này :


“ Điều gì cứu được một người, sẽ cứu được cả thế giới.”

Bản chất của chủ nghĩa toàn trị là sự mất mát của cá nhân, đó là việc biến con người trở thành một phần của toàn thể từ sự tồn tại của cá nhân. Chúng ta hiện tại đang ở ngưỡng cửa của chủ nghĩa toàn trị. Điều đang chờ đợi chúng ta ở phía trước là một xã hội nơi mọi thứ được áp đặt là “tự nguyện”.

Tự hạn chế đã từng là sự gắn kết và là nét đẹp của Nhật Bản
Cuối cùng, hãy cùng viết những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Vấn đề giả mạo các tài liệu chính thức của Bộ Tài chính, có lã sẽ được lưu lại trong góc khuất của ký ức mọi người , với hình ảnh “bị cấp trên ép buộc, là một ký ức đáng tiếc”.

Thủ tướng Shinzo Abe có lẽ sẽ tiếp tục làm thủ tướng trong vài năm nữa, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Đảng dân chủ tự do với tư cách là nhân vật chủ chốt.

Các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính sẽ tiếp tục sự nghiệp và có cuộc sống hạnh phúc. Giống như nhiều sĩ quan và tướng lĩnh đã tổ chức cuộc tấn công cảm tử (trong trận Trân Châu Cảng) đã có một cuộc sống êm đềm suốt quãng đời còn lại sau chiến tranh.

Và những ký ức về mùa xuân này, khi chúng ta “tự hạn chế” mà không có bất kỳ khoản bồi thường nào, được lưu giữ mãi trong ký ức của mỗi người với hình ảnh “Ngay cả khi doanh thu giảm các cửa hàng cũng đã đóng cửa vì mọi người chính là sự gắn kết và là vẻ đẹp của Nhật Bản”.




Bàn thêm:

Bài viết có mục đích phê phán Thủ tướng Abe về việc mặc dù ông rất thích dùng từ “trách nhiệm” nhưng dường như chính ông lại cố tình mập mờ và chối bỏ mọi trách nhiệm. Đặc điểm của chính trường vốn rất phức tạp và biến hóa khôn lường. Nhiều khi ngay cả người trong cuộc cũng không thể làm chủ hành động, quyết định của bản thân. Do đó chúng ta hãy tạm gác chuyện yêu cầu thủ tướng chịu trách nhiệm hay phê phán ông qua một bên( Bởi lẽ thực tế thì một mình Thủ tướng Abe không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào cả. Mọi thứ đều do nội các bàn và đưa ra quyết định. Thủ tướng chỉ là người phát ngôn tuyên bố các quyết định đó).

Điều thú vị tôi muốn mọi người để ý chính là đặc tính mập mờ trong văn hóa Nhật Bản đã được Thủ tướng Abe sử dụng một cách linh hoạt để chối bỏ trách nhiệm (mà không ai làm gì được ngài cả). Khi có dịp Thông tin Nhật Bản sẽ đăng bài viết bàn về sự mập mờ trong văn hóa Nhật Bản. Xin mời đón đọc.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top