Kinh tế Tăng cường quan điểm GDP duy trì mức âm trong quý thứ hai liên tiếp do kéo dài tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Kinh tế Tăng cường quan điểm GDP duy trì mức âm trong quý thứ hai liên tiếp do kéo dài tuyên bố tình trạng khẩn cấp

20210518-00000058-reut-000-1-view.jpg


Do tuyến bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực đô thị như Tokyo, nơi lan rộng lây nhiễm virus Corona mới dự kiến sẽ được kéo dài, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 sẽ rơi vào tăng trưởng âm trong quý thứ hai liên tiếp. Có khả năng khoảng cách giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ, những quốc gia đang có xu hướng phục hồi do tiến độ tiêm chủng sẽ ngày càng mở rộng.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp thứ ba do chính phủ ban hành vào cuối tháng 4, kể từ đó đã mở rộng đến 10 tỉnh. Tuyên bố của 9 trong số 10 tỉnh này này sẽ hết hạn vào cuối tháng này, vì vậy chính phủ đang thực hiện những điều chỉnh cuối cùng để tiếp tục gia hạn .Nhiều khả năng thời gian gia hạn sẽ được kéo dài đến ngày 20/6 và thuyên bố sẽ kéo dài khoảng hai tháng từ tháng 4 đến tháng 6 . Trong thời gian đó, dự kiến mức tiêu thụ cho ngành dịch vụ như ăn uống và du lịch sẽ giảm đáng kể do rút ngắn thời gian kinh doanh và hạn chế đi ra ngoài.

Viện nghiên cứu Daiwa ngày 24 cho biết, với giả định rằng thời gian gia hạn tuyên bố là đến cuối tháng 6, dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 sẽ là âm 2,9% so với năm trước do tác động của việc sản xuất ô tô giảm do thiếu chất bán dẫn. Kể từ tháng 3, trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba được ban hành, GDP được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,8%.

Mizuho Research & Technologies cũng dự báo mức GDP âm 2,8%. Ngược lại, công ty dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong quý 4 đến tháng 6 sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 7,9%, lấy đà từ quý 1 - 3 khi ở mức tăng 6,4% và GDP sẽ phục hồi về mức trưóc Corona. Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong quý thứ năm liên tiếp. Châu Âu, quốc gia có mức tăng trưởng âm tương tự như Nhật Bản trong quý 1 - 3, dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng dương 1,8% trong quý 4 - 6 và người ta nói rằng chỉ có Nhật Bản có khả năng bị bỏ lại phía sau.

Nguyên nhân là do tiến độ tiêm chủng. So sánh sự tiến bộ của việc tiêm chủng ở bảy quốc gia lớn (G7) trong số liệu thống kê do các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford thực hiện, Anh có 56,5% những người đã được tiêm chủng dù chỉ một liều tính đến ngày 26. Mỹ là 49,4%. Các nước châu Âu cũng vượt 30%, nhưng thấp nhất là Nhật Bản chỉ với 6%. Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu hoàn thành hai đợt tiêm chủng cho người cao tuổi vào cuối tháng Bảy, nhưng ông Keiji Kanda thuộc Viện Nghiên cứu Daiwa cho biết, “Do thiếu vắc xin nên mục tiêu đến cuối tháng Bảy sẽ bị lùi lại hai tháng. GDP có thể sẽ không trở lại mức trước Corona cho đến năm tài chính 2022. "

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top