Việc làm Thông tin những ai bị hủy đơn đi Nhật và không đòi được cọc nên đọc

Việc làm Thông tin những ai bị hủy đơn đi Nhật và không đòi được cọc nên đọc

Dịch corona làm cho mọi thứ đảo lộn. Lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản cũng không phải là một ngoại lệ. Dù Nhật Bản vẫn tìm mọi cách ưu tiên cho lao động Việt Nam nhập cảnh nhưng do ảnh hưởng của corona quá lớn đến kinh tế toàn cầu đã khiến các công ty nhật chịu ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc nhiều công ty phá sản hoặc phải cắt giảm nhân sự. Kết quả là nhiều công ty buộc phải huỷ kế hoạch tiếp nhận lao động Việt Nam khiến cho nhiều người bị lỡ kế hoạch đi Nhật. Trong số những người bị lỡ đò lần này có nhiều người bị giữ luôn cả phí. Nhiều trường hợp công ty xuất khẩu lao động đóng cửa, môi giới cắt liên lạc buộc phải tự thân tìm cách kêu cứu qua các trang mạng xã hội. Đi Nhật không được lại phải gánh nợ ngân hàng. Nguyên nhân do đâu? Lỗi tại ai? Nên làm gì để tránh rơi vào tình huống này?

xkld.jpg

(Hình ảnh sưu tầm mang tình chất minh họa)​

Bài viết này sẽ nêu ra một vài thực tế liên quan đến vấn đề được nêu ra với hy vọng cung cấp một số thông tin cho những ai sắp hay sẽ đi xuất khẩu lao động có thể tham khảo trước khi lựa chọn công ty, đơn tuyển dụng. Cũng cần nói trước là người viết không ủng hộ hay phê phán bên bất cứ bên nào cả.


1/Thực tế có nhiều công ty hoãn hay bỏ kế hoạch nhận người nước ngoài:
Corona bùng phát với quy mô toàn cầu đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Thông thương bị hạn chế . Sản xuất đình trệ. Nhật Bản với đặc tính phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Hàng ngàn công ty phá sản kéo theo số lượng người mất việc làm rất lớn. Trước tình trạng này nhiều công ty buộc phải dừng kế hoạch sản xuất và hoãn hay bỏ kế hoạch nhận nhân viên nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Điều này dẫn đến việc nhiều người bị huỷ đơn.

2/Không phải tất cả các công ty xuất khẩu lao động đều ém tiền của ứng viên:
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tiền bảo đảm, tiền cọc là một yếu tố 99% không thể thiếu. Để đảm bảo được xử lý đơn, được học định hướng chuẩn bị thì người lao động phải ký cam kết và đóng chi phí kèm tiền cọc. Đây điều đương nhiên. Với những công ty làm việc chỉn chu thì khi có vấn đề xảy ra họ sẽ tìm cách nhanh chóng hoàn tiền lại cho lao động, tiến hành thanh lý hợp đồng để giảm thiểu thiệt hại về tiền và công sức cho cả đôi bên. Vì lẽ đó dù có là đang đại dịch đi nữa thì các công ty làm việc chỉn chu sẽ không tìm cách khất hoãn tiền của những người bị hoãn đơn.

3/Vì sao có những công ty tìm cách chần chừ việc hoàn lại tiền cọc cho lao động sau khi hủy đơn?
Cũng có một số công ty làm việc chỉn chu chần chừ hoàn trả cọc lại cho người lao động khi họ chưa chắc chắn lỗi bị hoãn/ hủy đơn thuộc về nguyên nhân khách khoàn mà không thuộc về người lao động. Còn nữa đã số các công ty chần chừ trong việc trả lại tiền cho lao động là những công ty có cách kinh doanh "đặc biệt". Hay nói cách khác là những công ty này có cách kinh doanh theo kiểu "đánh bạc". Nếu như những công ty chỉn chu sẽ khắt khe trong việc tuyển chọn lao động và trung thực khi đưa ra đơn tuyển dụng thì các công ty kiểu này lại tìm cách thêm thắt mặt tốt che giấu mặt xấu của đơn tuyển dụng và tuyển ồ ạt với những lời hứa đầy thu hút kiểu "đi nhanh" "tăng ca nhiều" v.v... Một điều nữa là các công ty này thường cũng sẽ hời hợt khi chọn đối tác đầu ra ở Nhật. Thay vì làm từ từ để thăm dò cách làm của đối tác thì các công ty kiểu này lại nhận ồ ạt và hầu như không thèm quan tâm đến yếu tố sau khi lao động qua Nhật sẽ ra sao, đối tác có thực sự có việc làm cho lao động và có chăm lo cho lao động được hay không mà vấn đề họ quan tâm là đơn tuyển ồ ạt để nhanh chóng tăng chi phí. Tất nhiên với cách làm này thì khả năng gặp phải đối tác "lừa đảo" cũng là rất cao.

Một yếu tố nữa mà có lẽ người lao động không nhận ra là các công ty kiểu này thường dùng cách "mượn" tiền cọc của lao động để vận hành công ty. Có nghĩa là lao động chưa đi được thì họ đã tiêu hết tiền mà lao động đóng vào rồi. Cách làm này sẽ không có vấn đề gì nếu mọi việc suôn chảy. Tuy nhiên khi đơn bị hoãn hàng loạt sẽ xảy ra vấn đề "thiếu hụt kinh phí" ( vì đã tiêu mất rồi). Đây cũng chính là lý do mà trong dịp corona lần này nhiều công ty xuất khẩu lao động đã không có đủ khả năng để hoàn lại tiền cho ứng viên bị hủy đơn dẫn đến kết quả giám đốc phải đóng của công ty và bỏ trốn.

4/Thực tế về nội dung giải thích "bị phía Nhật ôm tiền không trả lại":
Như đã đề cập ở mục 3 ở trên là những công ty có cách làm đại trà sẽ không chú trọng đến cách làm việc của đối tác phía Nhật mà chỉ chú trọng đến số lượng lao động được tuyển đi. Vì vậy nên khả năng chính những công ty này bị "đối tác" phía Nhật lừa cũng không phải là không xảy ra. Tuy nhiên thực tế, theo thông lệ thì phía Nhật họ chỉ thu phí khi ra giấy Chứng nhận tư cách lưu trú chứ ít khi thu trước. Giả sử có thu trước khi nộp giấy thì cũng một khoản nhỏ hoàn toàn không phải là toàn bộ số tiền mà công ty môi giới ở Việt Nam đã thu của lao động. Vì thế có thể nói trách nhiệm hoàn tiền cho lao động hoàn toàn nằm ở công ty môi giới phía Việt Nam chứ không phải là "công ty haken" phía Nhật như như nhiều nơi vẫn giải thích cho người lao động để chống chế trả lại cọc.

5/Lỗi thuộc về ai? Làm gì để tránh rủi ro?
Có thể nói lỗi chính nằm ở công ty môi giới phía Việt Nam vì đã không quản lý tiền cọc một cách hợp lý và không chọn đối tác đáng tin cậy (trường hợp bị đối tác lừa). Nhưng cũng không thể nói người lao động không có lỗi. Đặc điểm của các công ty này là thường đưa ra các đơn hàng "ngon, bổ rẻ" ( Lương cao, tăng ca nhiều, phí thấp, hứa ra tư cách lưu trú nhanh) kèm nhiều lời hứa hẹn có cánh khác nữa nhưng tuyển đầu vào lại rất đơn giản. Ngược lại, những công ty làm việc chỉn chu đơn hàng sẽ không chất lượng bằng đơn của các công ty nói trên nêu ra kèm với việc điều kiện tuyển dụng khắt khe, phí cũng không rẻ. Chính điều này đã khiến cho một số lao động muốn đi nhanh kèm với đơn tuyển với những nội dung hấp dẫn sẽ chọn đơn của các công ty có vấn đề thay vì chọn đi đơn công ty làm việc chỉn chu. Thực tế mà nói thì đây là cái bẫy vô hình đã được giăng ra chờ những ai thích "ngon, bổ, rẻ". Cũng cần nói thêm một điều là những nội dung và hứa hẹn trong đơn chỉ là chiếc "bánh vẽ" để thu hút lao động mà thôi. Thực tế thì sẽ không bao giờ có những đơn"hoàn hảo" như họ quảng cáo cả. Nếu có đi nữa thì điều kiện về tiếng Nhật và chuyên môn được đưa ra cũng rất cao.

Nói tóm lại là nguyên nhân những trường hợp không may bị hủy đơn và còn bị công ty môi giới ôm tiền không chịu trả hoàn toàn không phải là "bị lừa". Một phần là do chính sự lựa chọn và quyết định của bản thân lao động đã gây ra. Nếu như trước khi đi Nhật chịu khó tìm hiểu thông tin để chọn những công ty làm việc chỉn chu thì khả năng cao là đã tránh được những rủi ro không đáng có lần này. Có lẽ đây cũng là kinh nghiệm đáng quý cho những ai đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nói riêng và các nước khác nói chung.

Trước khi kết thúc cần nói thêm một điều nữa là những ai không đòi được tiền cọc cần thực hiện nguyên tắc "đưa tiền cho ai thì đòi người đó". Nếu bạn đưa cho môi giới thì đòi môi giới. Đưa cho công ty thì đòi công ty. Nhiều trường hợp trực tiếp đưa tiền cho môi giới trung gian (là cá nhân) nhưng khi đòi không được và được chính trung gian đó khuyên đi tìm công ty (được cho là đã gián tiếp thu tiền từ môi giới cá nhân) lại tìm công ty (mình không trực tiếp đóng tiền) để đòi lại nghe theo. Thực chất thì đây là cách làm hơi có chút vô lý bởi lẽ công ty không trực tiếp thu tiền thì không thể tìm họ để đòi hay bêu rếu họ khắp nơi. Còn chưa nói đến việc cá nhân môi giới kia đã tự phịa ra một công ty nào đó để trốn tránh trách nhiệm thì lao động lại vô tình lôi bên không liên quan vào cuộc.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top