Giáo dục Thực trạng người Nhật làm ngơ với sự chênh lệch do môi trường gia đình

Giáo dục Thực trạng người Nhật làm ngơ với sự chênh lệch do môi trường gia đình

Ngay cả trước khi nhập học vào một trường tiểu học công lập được tạo ra cho "bình đẳng cơ hội giáo dục ", cho rằng vẫn tồn tại những chênh lệch do "nơi sinh ra" như tầng lớp xuất thân và nơi xuất thân. Trên thực tế, tính đến năm 2018, cứ bảy người thì có một người thuộc diện nghèo tương đối gây bất lợi cho việc học đại học. “Sự nghèo đói của trẻ em” không phải là căn nguyên duy nhất của chênh lệch giáo dục. Giáo dục Nhật Bản hiện đang đứng ở đâu? Điều gì là cần thiết để thu hẹp chênh lệch giáo dục ? Bài viết đã phỏng vấn ông Ryoji Matsuoka, phó giáo sư tại Đại học Waseda ( Ngành Xã hội Giáo dục học), người chuyên nghiên cứu về sự chênh lệch giáo dục do “nơi sinh ra”.

Chênh lệch giáo dục của Nhật Bản luôn tồn tại ở mọi thời đại

Một "vòng lặp tiêu cực" trong đó đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình nghèo khó không thể thoát nghèo ngay cả khi lớn lên , mặt khác đứa trẻ đó cũng rơi vào cảnh nghèo đói . Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng sự tồn tại của điều đó là một vấn đề xã hội lớn. Theo Điều tra cơ bản về đời sống quốc gia năm 2019 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố vào tháng 7 năm nay, tỷ lệ nghèo của trẻ em (17 tuổi trở xuống) tính đến năm 2018 là 13,5%. Cứ 7 người thì có 1 người thuộc diện nghèo tương đối.

Trước tình hình đó, Phó giáo sư Matsuoka chỉ ra rằng "ở Nhật Bản, chúng tôi vẫn chưa chú ý đến chênh lệch giáo dục do 'nơi sinh ra'."

Q: Trước hết, tình huống chênh lệch giáo dục được đề cập đến là gì?

"Sự tồn tại sự khác biệt về kết quả, chẳng hạn như và trình độ học vấn cuối cùng và học lực tùy vào “nơi sinh ra” là những điều kiện ban đầu mà đứa trẻ không thể thay đổi như tình trạng kinh tế - xã hội cho biết những thuận lợi và khó khăn về kinh tế, văn hóa và xã hội của một gia đình (SES) và nơi xuất thân, chính là chênh lệch giáo dục. Một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của SES là trình độ học vấn cuối cùng của cha mẹ. Ví dụ: nếu người cha tốt nghiệp đại học, con của anh ta có xu hướng tốt nghiệp đại học. Nếu cũng có khu vực mà phần lớn phụ huynh là sinh viên tốt nghiệp đại học, thì cũng có những vùng không phải vậy. Ngay cả ở trường tiểu học công lập trong những cuộc hội thoại của các học sinh đồng trang lứa , nếu cũng có những vùng xuất hiện những cuộc hội thoại như “ Kỳ nghỉ hè gia đình mình đã đi Hawaii” “Nhà mình đi London” thì cũng có nơi mà không hiếm khi trẻ nói rằng “Tớ đã chỉ toàn chơi điện tử ở nhà”. Khi học về các quốc gia khác trong giờ xã hội, ngay cả học tiếng anh cơ bản, sẽ có sự khác biệt về kinh nghiệm và kiến thức tùy thuộc vào SES, vì vậy ngay cả khi chương trình học giống nhau, trẻ sẽ không cảm thấy giống nhau. "

Theo Phó giáo sư Matsuoka, ví dụ, thời lượng đọc của trẻ em khác nhau tùy thuộc vào số lượng sách trong gia đình và tần suất đọc của cha mẹ. Trẻ em có bố mẹ là sinh viên tốt nghiệp đại học có xu hướng có năng lực học tập cao do học bài và tham gia các trường luyện thi. Do sự chênh lệch trong các khu vực mà sinh viên tốt nghiệp đại học sinh sống, cũng có sự chênh lệch trong giáo dục được cung cấp giữa các trường học và khu vực.

Q : Tại sao những sự chênh lệch này lại khó thấy ở Nhật Bản?

"Ở Mỹ, có sự trùng lặp giữa SES và màu da, nên có thể nói là hình dung được chênh lệch giáo dục. Ví dụ, ở các trường tiểu học tư thục có học phí cao, tỷ lệ người da trắng cũng cao. Ngay cả ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, tại những lớp áp dụng như là tiền đề học lên đại học, người da trắng và gốc Đông Á chiếm nhiều. Nếu đi đến lớp cơ bản, nổi bật là người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha.Ngoài ra, vì ngân sách giáo dục khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào mức độ sung túc kinh tế của khu vực sinh sống, những khu vực có SES của người dân cao ngay cả những trường công , nguồn nhân lực và vật chất như giáo viên và cơ sở vật chất trường học sẽ đầy đủ . Rõ ràng là tùy vào SES mà có sự khác biệt trong cơ hội và kết quả giáo dục. Chính phủ cũng đang thu thập và công bố dữ liệu cho thấy thực tế này.”

Để không chấm dứt chênh lệch học lực do "tự chịu trách nhiệm"

"Ở Nhật Bản, nội dung giảng dạy được quyết định định bởi các chương trình giảng dạy , và lương của giáo viên được hỗ trợ bởi hệ thống ngân khố quốc gia cho giáo dục bắt buộc, ngay cả khi chính quyền địa phương có khả năng tài chính thấp . So với các nước khác, giáo dục phổ thông được tiêu chuẩn hóa nên có thể dễ dàng hiểu rằng "mọi người" đều có cơ hội như nhau ở bất kỳ đâu trên đất nước. Tuy nhiên, như tôi đã giải thích trước đó, có sự chênh lệch khác nhau giữa các trường tiểu học công lập. Ở các trường tiểu học mà trẻ có cha mẹ đều ở trình độ đại học , học lực trung bình và tỷ lệ chuyên cần của trẻ sẽ cao, và hầu hết trẻ cùng lớp đều cho rằng sẽ học tiếp đại học. “Thông thường”của mỗi trường không nhất thiết phải là trung bình cho toàn nước Nhật. 'Nơi sinh ra' của bản thân chính mình và trải nghiệm học đường là như thế nào trong toàn xã hội ?? Nếu chúng ta có thể xác định được điều đó, chúng ta có thể không cảm thấy thuyết phục về “lý thuyết tự chịu trách nhiệm."

Nếu xuất thân từ một gia đình có chỉ số SES cao hơn mức trung bình , ngay cả khi trường tiểu học và trung học cơ sở là trường công lập, nếu bạn biết rằng mình lớn lên bao quanh bởi những người bạn cùng lớp, những người có động lực cao để học tập trong bối cảnh của SES khu vực, chẳng phải có lẽ sẽ không còn việc hướng ánh mắt lạnh lùng đối với những đứa trẻ có học lực và động lực học tập thấp, rằng “Vì có giáo dục bắt buộc nên nỗ lực của bản thân là không đủ” hay sao ?

Sau chiến tranh, xã hội Nhật Bản trải qua những thay đổi lớn sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao, nền kinh tế bong bóng đổ vỡ rồi sụp đổ, tuột dốc kéo dài. Số năm giáo dục cũng thay đổi đáng kể. Thời đại của việc làm tập thể của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã là quá khứ xa vời , và tỷ lệ học đại học chế độ bốn năm đã vượt quá 50% vào cuối những năm 2000. Mặt khác, “nghèo của trẻ em”, một phần của “chênh lệch giáo dục”, được chỉ ra như là một vấn đề xã hội chỉ vào khoảng năm 2008.

Q : Ông Matsuoka chỉ ra rằng tình trạng nghèo của trẻ em phổ biến trong những năm 1970 và 1980.

"Tỷ lệ nghèo tương đối của trẻ em năm 1985 là 10,9%. Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn những năm gần đây, nhưng dân số 15 tuổi vào năm đó là 1,88 triệu người . Khoảng 205.000 người chỉ trong năm học đó được cho là đã ở trong tình trạng nghèo tương đối. Tỷ lệ nghèo tương đối của trẻ em cao nhất vào năm 2012 là 16,3%. Vào thời điểm đó, dân số 15 tuổi là 1,2 triệu người, vì vậy con số thực tế là khoảng 196.000 em trong một năm học . Số trẻ em nghèo tương đối thực tế không thay đổi nhiều kể từ những năm 1980. Trên thực tế, nhiều trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi tôi tra cứu cơ sở dữ liệu bài báo, Asahi Shimbun và Yomiuri Shimbun không báo cáo về " sự nghèo đói của trẻ em" trong những năm 1980. "

Nguyên tắc dữ liệu kỹ lưỡng cần thiết để hoạch định chính sách


Q: Ông Matsuoka ngoài có một tác phẩm tên là “ Chênh lệch giáo dục” theo nghĩa đen thì ông cũng đề cập đến vấn đề này một cách mạnh mẽ ở những nơi khác. Ở điểm đó thì mục đích cuối cùng là ở đâu ?

"Tôi đang nói với người lớn rằng "Hãy mơ về một xã hội khác "và với trẻ em," Không cần phải từ bỏ chính mình. " Tôi hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi tiềm năng cuộc sống của mình một cách tối đa và trở thành một xã hội nơi chúng ta thực tế có thể học lại nhiều lần nếu chúng ta muốn. Tôi nghĩ rằng cần phải giải quyết triệt để thực tế bất tiện về sự chênh lệch giáo dục vẫn tiếp diễn kể từ khi chiến tranh kết thúc vì chúng ta muốn thay đổi cách thức của xã hội. Mọi người đều có kinh nghiệm trong giáo dục, vì vậy họ có thể bày tỏ ý kiến của mình dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ. Mỗi người chỉ cần chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với những người thân thiết với mình, nhưng có thể bị lệch lạc nếu đi quá xa lý thuyết chính sách của toàn xã hội, nói rằng, "Giáo dục ở Nhật Bản là ... "chỉ bằng quan sát cá nhân. Chắc chắn chúng ta không thể đưa ra các biện pháp hiệu quả trừ khi chúng ta có sự hiểu biết đa diện về tình hình hiện tại với dữ liệu được thu thập thích hợp. "

"Thật không may, ngay cả trong cuộc khủng hoảng chưa từng có của thảm họa Corona, các cuộc điều tra tương tự vẫn bị bỏ qua cho đến nay. Những đứa trẻ đã sử dụng thời gian của chúng như thế nào trong thời gian trường đóng cửa, các trường học đã đối phó như thế nào, những phần đó đang được đưa tin . Nhưng rõ ràng còn thiếu nhiều cuộc điều tra để tìm hiểu thực trạng của hơn một triệu trẻ em trong một năm học.Trên thực tế, chỉ đếm được một số hội đồng giáo dục cấp tỉnh thực hiện khảo sát đàng hoàng đối với đối tượng các trường học, trẻ em và học sinh. Ngay cả khi chúng ta lơ là trong việc nắm bắt tình hình hiện tại và lặp lại các biện pháp mà chúng ta đã đưa ra, thì sự chênh lệch về giáo dục do "nơi sinh ra" vốn đã tiếp diễn kể từ khi chiến tranh kết thúc sẽ không đột nhiên thu hẹp. "

Ở thời đại nào cũng là “thời đại dữ dội của những thay đổi không chắc chắn trong tương lai

Q : Vấn đề đã tiếp diễn mãi và hiện tại nó vẫn đang tiếp diễn ?

"Không phải là các bậc tiền bối của chúng ta đã không làm được gì cả. Chắc hẳn đã có những nỗ lực tận tâm và sự khéo léo của các giáo viên tại chỗ . Có lẽ đã có rất nhiều sáng kiến mới đầy tham vọng cả trong và ngoài trường học. Bất kể thời đại nào “thời đại dữ dội của những thay đổi không chắc chắn trong tương lai” cũng được tranh luận , và có những kỳ vọng lớn lao về một “thế hệ mới.” Tuy nhiên, xu hướng khác biệt về kết quả giáo dục do “nơi sinh ra” vẫn tồn tại theo thời gian . Mặc dù tỷ lệ sinh đang giảm và dân số đang già đi nhanh chóng, vẫn có hơn một triệu trẻ em mỗi năm học . Nếu muốn thay đổi toàn bộ xã hội ở quy mô đó, thay vì say sưa với cảm giác thăng hoa và cái đẹp trong chốc lát bởi những khẩu hiệu và câu chuyện lẻ tẻ như pháo hoa vụt sáng , chẳng phải chúng ta nên đối mặt hoàn toàn với thực tế của toàn xã hội bằng cách sử dụng dữ liệu hay sao ? Sau đó, chúng ta sẽ kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp ở nhiều vùng khác nhau của đất nước và nếu có thể tích lũy kiến thức về các chính sách và thực tiễn giáo dục một cách hiệu quả , chắc chắn nên hướng tới việc phát huy tối đa tiềm năng của mỗi đứa trẻ, dù là từng chút một. "

( Tham khảo )
 

Đính kèm

  • img_7e3439e7fc184f4d2d1807c91887ca7b118323.jpg
    img_7e3439e7fc184f4d2d1807c91887ca7b118323.jpg
    115.5 KB · Lượt xem: 609

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top