Xã hội Tiếp tục đeo khẩu trang và tiêm chủng lần thứ ba là chìa khóa ~ Các biện pháp đối phó với làn sóng thứ 6 ở xã hội có hơn 70% tiêm chủng nên thực hiện.

Xã hội Tiếp tục đeo khẩu trang và tiêm chủng lần thứ ba là chìa khóa ~ Các biện pháp đối phó với làn sóng thứ 6 ở xã hội có hơn 70% tiêm chủng nên thực hiện.

Tại Nhật Bản, số người nhiễm virus Corona mới đang giảm nhanh chóng. Tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 70%, nhiều người dân đang mong chờ hết dịch bệnh. Nhưng với sự xuất hiện của mùa đông, làn sóng dịch bệnh tiếp theo đang dần đến gần. Có thể nói, số người mắc bệnh ngày càng gia tăng tại các nước Tây Âu vào thời điểm cuối tháng 10. Tuy nhiên, dịch bệnh mà Nhật Bản sẽ phải đối mặt trong tương lai là dịch bệnh khi có tỷ lệ tiêm chủng từ 70% trở lên, nhiều người đang ở trạng thái miễn dịch nên cần phải có các biện pháp khác nhau. Lần này, bài viết sẽ giải thích các biện pháp mới sẽ được yêu cầu trong trận dịch Corona trong tương lai.

Quy mô dịch bệnh làn sóng thứ 6

20211104-00010000-jij-000-1-view.jpg



Khi nào làn sóng dịch bệnh tiếp theo sẽ xảy ra ở Nhật Bản ? Điều này phụ thuộc vào khi mùa đông đến và tình hình tiêm chủng ở Nhật Bản. Ngoài ra, một số hạn chế ở Nhật Bản sẽ được nới lỏng để khôi phục đời sống xã hội, và cũng sẽ có ảnh hưởng trong tốc độ khôi phục. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chuẩn bị cho làn sóng thứ 6, được dự đoán sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 12.

Dự kiến làn sòng thứ 6 này, số người bệnh nặng và người chết cũng sẽ giảm so với làn sóng thứ 5. Điều này là do nhiều người đã được tiêm chủng. Những đối tượng dễ bị lây nhiễm sẽ là những người chưa được tiêm chủng hoặc những người đã được tiêm phòng trong một thời gian dài. Ngoài ra, những người được tiêm chủng có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhẹ hơn.

Như vậy, làn sóng thứ 6 sẽ là điều khó tránh khỏi, nhưng do hiệu quả của vắc xin nên dự kiến quy mô sẽ nhỏ hơn trước.

Phát triển hệ thống chăm sóc y tế cho người bệnh nhẹ

Dù có ở mức quy mô nhỏ nhưng hệ thống y tế cũng phải chuẩn bị đầy đủ. Phản ứng này cần phải khác với trước đây, và trọng tâm là thiết lập hệ thống chăm sóc y tế cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ và trung bình. Trong làn sóng thứ 5, có một số bệnh nhân có triệu chứng đột ngột trở nên tồi tệ hơn khi điều trị y tế tại nhà, và những trường hợp như vậy có thể gia tăng trong làn sóng thứ 6. Những bệnh nhân bệnh nhẹ sẽ được điều trị tại nhà hoặc các cơ sở lưu trú nên cần được đảm bảo hệ thống theo dõi sức khỏe. Chúng ta cũng cần đảm bảo các cơ sở y tế có thể tiếp nhận ngay những bệnh nhân có tình trạng xấu đi.

Tia sáng trong việc khám chữa bệnh cho những người bệnh nhẹ là sự xuất hiện của thuốc điều trị dạng uống. Một loại thuốc điều trị Corona dạng uống được phát triển bởi Merck ở Mỹ đã được báo cáo là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện gần một nửa khi áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh nhẹ. Thuốc này dự kiến sẽ được bán không chỉ ở Mỹ mà còn ở Nhật Bản trong thời gian tới.

Mở rộng hơn nữa hệ thống xét nghiệm

K10012289821_2002172308_2002172308_01_02.jpg


Những người đã được tiêm chủng thường bị nhiễm bệnh ở thể nhẹ, nhưng những bệnh nhân này có thể lây virus ra môi trường xung quanh không ? Một số nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề này ở Châu Âu và Mỹ, và nhiều kết quả đã được công bố. Một nghiên cứu gần đây ở Anh cũng báo cáo rằng những cá nhân bị nhiễm bệnh sẽ giải phóng virus cho dù có hoặc không có tiêm chủng, nhưng thời gian lây nhiễm sẽ ngắn hơn đối với những cá nhân được tiêm chủng . Nói cách khác, những người bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng cũng có thể là nguồn lây nhiễm, mặc dù trong một thời gian ngắn.

Trước tình hình đó, việc chẩn đoán sớm các bệnh nhân nhiễm bệnh thể nhẹ sau khi tiêm chủng là chìa khóa để kiểm soát dịch trong tương lai. Về mặt hành chính, cần thiết lập một hệ thống tiếp nhận xét nghiệm tại các cơ sở y tế trở nên dễ dàng hơn. Gần đây, các bộ dụng cụ phát hiện kháng nguyên đơn giản đã trở nên phổ biến và được chứng minh là hữu ích để chẩn đoán những người có triệu chứng Corona . Tôi muốn tất cả mọi người cảnh giác và nếu có các triệu chứng nhẹ thì nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để làm xét nghiệm Corona.

Tiếp tục các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang

images (93).jpg


Khi một người được tiêm chủng bị nhiễm bệnh, có vẻ như các triệu chứng thường không xuất hiện. Không rõ những người không có triệu chứng này là nguồn lây nhiễm cho những người xung quanh như thế nào. Nếu trở thành một nguồn lây nhiễm, có thể cần yêu cầu người đã được tiêm chủng làm các xét nghiệm Corona thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này, nhưng điều này không thực tế lắm.

Tôi nghĩ rằng những người được tiêm chủng có thể giảm nguy cơ này bằng cách tiếp tục các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang. Bằng cách tiếp tục đeo khẩu trang, có thể ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sang môi trường xung quanh ngay cả khi bạn đang bị nhiễm bệnh, và bạn cũng có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm từ môi trường xung quanh sang bản thân. Ở các nước phương Tây, khẩu trang đã được gỡ bỏ sớm sau khi tiêm chủng, điều này có thể là nguyên nhân khiến dịch tái phát.

Tăng cường miễn dịch bằng cách tiêm phòng bổ sung

K10013320631_2110251607_2110251622_01_02.jpg


Cuối tháng 10, Tiểu ban tiêm chủng của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định tiêm chủng bổ sung vắc xin Corona cho tất cả người dân. Người ta đã làm rõ rằng tác dụng của vắc xin corona sẽ giảm đi khoảng nửa năm sau khi được tiêm chủng. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng tình trạng suy giảm có thể thấy ở tất cả các nhóm tuổi và tôi nghĩ quyết định tiêm chủng bổ sung cho tất cả mọi người bất kể tuổi tác là điều phù hợp.

Việc tiêm chủng bổ sung sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 12, nhưng điều này sẽ duy trì khả năng miễn dịch cao của người Nhật đối với loại virus Corona mới trong một thời gian. Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa bên cạnh đó, làn sóng thứ sáu thậm chỉ sẽ có thể diễn ra nhẹ hơn so với dự kiến.

Cân nhắc các biện pháp trung và dài hạn

Như vậy, có vẻ như chúng ta sẽ có thể xoay sở được cho đến mùa xuân năm sau, nhưng có hai vấn đề là biện pháp trung và dài hạn.

Một là có nên tiếp tục tiêm chủng bổ sung sau mũi thứ 4 hay không. Tôi nghĩ rằng lần tiêm chủng thứ 3 này sẽ là dấu chấm hết cho thời điểm hiện tại. Vắc xin bất hoạt được sử dụng để ngăn ngừa uốn ván và viêm gan B có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài với ba liều. Vắc xin mRNA được sử dụng lần này là vắc xin đầu tiên được đưa vào sử dụng thực tế, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể mong đợi một tình huống tương tự. Nếu có được khả năng miễn dịch lâu dài thì sẽ có thể giảm bớt đáng kể các biện pháp phòng ngừa.

Một vấn đề khác là sự xuất hiện của các chủng đột biến mới. Hiện tại, các chủng đột biến như Delta đang phổ biến trên toàn thế giới, nhưng có khả năng các chủng đột biến có khả năng lây nhiễm cao hơn và làm giảm hiệu quả của vắc xin sẽ tăng lên trong tương lai. Trong trường hợp đó, việc phát triển vắc xin mới sẽ được yêu cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ đang các nước theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của những chủng đột biến mới này.

Mặc dù có những thách thức trung và dài hạn như thế này, nhưng có vẻ như làn sóng thứ 6 của dịch Corona mới có thể bị dập tắt bởi một làn sóng nhỏ do sự tiến triển trong tiêm chủng ở Nhật Bản.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top