Người Nhật Tiêu chuẩn toàn cầu về trình độ hiểu biết tài chính, liệu sinh viên Nhật Bản ở mức cao hay thấp ?

Người Nhật Tiêu chuẩn toàn cầu về trình độ hiểu biết tài chính, liệu sinh viên Nhật Bản ở mức cao hay thấp ?

Từ khi chính phủ ban bố tuyên bố tình trạng khẩn cấp, có lẽ nhiều sinh viên đại học không thể đến trường.

Theo cuộc điều tra ảnh hưởng của sự lan rộng lây nhiễm virus Corona mới do LINE RESEARCH vận hành bởi LINE đã thực hiện vào ngày 27 tháng 4, khoảng 90% sinh viên đại học đã trả lời rằng “Đóng cửa cùng lúc các trường đại học đang theo học” tại thời điểm ngày 15 tháng 4. Ngoài ra , chỉ có 46% đã trả lời rằng “Các lớp học trực tuyến đang được tổ chức”.

Trong tình trạng như vậy, có những tiếng nói mong kéo dài thời gian bắt đầu trường học và nhập học vào tháng 9 để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. Tờ báo kinh tế Nhật Bản ( Nikkei Shimbun ) báo cáo chỉ ra rằng 60 phần trăm các thống đốc tỉnh đã tán thành khi được hỏi về việc tán thành hay phản đối “nhập học tháng 9”

Tuy nhiên, việc “nhập học tháng 9” được thông qua ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là một trong những mục xem xét, là một trong những những bước để đối phó với thảm họa Corona mới. Không nên hiểu nhầm rằng chỉ bằng việc “nhập học tháng 9”, không có nghĩa là sinh viên Nhật Bản có thể học ở trình độ toàn cầu.

Nếu hệ thống được điều chỉnh đến trình độ toàn cầu, có lẽ sẽ cần phải nâng cao trình độ kiến thức và khả năng ngôn ngữ, môi trường học tập và thói quen cũng cần cải thiện. Khi nhìn vào kết quả điều tra của Tờ báo kinh tế Nhật Bản đề cập trước đó, khả năng việc “nhập học tháng 9” sẽ được xem xét đưa vào trong tương lai , mỗi sinh viên nên xem xét sẵn việc ứng phó như cải thiện trình độ kiến thức và thói quen học tập để đáp ứng điều đó

Vì thé lần này, tôi muốn thử so sánh với mức độ toàn cầu từ quan điểm trình độ hiểu biết tài chính.

Trình độ hiểu biết tài chính của Nhật Bản thấp hơn so với các nước khác.

Trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế ( PISA ) do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD ) thực hiện có những câu hỏi về trình độ hiểu biết tài chính. Tại Nhật Bản, Ủy ban Tài chính Đối ngoại Trung ương đang thực hiện “kiểm tra trình độ hiểu biết tài chính”, có 11 câu hỏi tương tự với bài kiểm tra của OECD.

So sánh tỷ lệ trả lời đúng, Nhật Bản đứng ở vị trí 22 trong số 30 quốc gia và khu vực đối tượng. Có thể có vấn đề với việc chấp nhận kết quả như thế, vì không phải là so sánh chính xác cùng bài kiểm tra , nhưng có thể nói rằng trình độ hiểu biết tài chính của Nhật Bản không phải là cao.

Dựa trên kết quả này, tôi không có ý định gây ồn ào rằng trình độ hiểu biết tài chính của Nhật Bản thấp, tôi muốn xác nhận nguyên nhân là gì và tìm cách cải thiện nó. Xem xét vấn đề với tỷ lệ câu trả lời đúng thấp, ba câu hỏi đã xuất hiện: "lạm phát", "lãi kép" và "đa dạng hóa đầu tư".

Vì Nhật Bản là một quốc gia duy trì nền kinh tế giảm phát – lạm phát thấp không giống như các quốc gia khác, không có cách nào khác cho việc yếu kém trong khái niệm lạm phát. Tác giả đã không thể hiểu cảm nhận về lạm phát vì khi đến tuổi hiểu biết thì bong bóng ( kinh tế ) sụp đổ, và tác giả sinh sống gắn liền với tâm lý giảm phát cho đến khi sinh sống ở một quốc gia mới nổi.

Ngoài ra đối với người Nhật, những người mơ hồ trong đầu tư, điều này có lẽ là không thể tránh khỏi vì có rất ít cơ hội để hiểu về lãi kép và đa dạng hóa đầu tư

Số lượng mở tài khoản NISA ( thông thường,tiết kiệm,ngắn hạn ) các loại được chuẩn bị để khuyến khích quản lý tài sản của người dân nếu chia cho tổng dân số chỉ ở mức 11% của tổng dân số.

Vấn đề với tỷ lệ trả lời đúng thấp trong thực tế là ?

Vậy thì, chúng ta hãy làm thử những câu hỏi đã có tỷ lệ trả lời đúng thấp trong thực tế. Tôi muốn bạn thử suy nghĩ về câu trả lời. Sẽ chẳng có ý nghĩa nếu nhìn vào câu trả lời khi đọc câu hỏi, vì vậy xin giới thiệu về 3 câu hỏi trước.Đầu tiên là câu hỏi liên quan đến lạm phát.

Câu hỏi 1 : Câu sau đây có đúng không ?

Trong thời kỳ lạm phát cao, giá cả hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho cuộc sống hàng ngày sẽ tăng lên nhanh chóng

Tiếp theo là về lãi kép.

Câu hỏi 2 : Tôi đã gửi 1 triệu yên vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất hàng năm là 2%. Ngoài ra, trường hợp không rút tiền hay cho tiền vào tài khoản này, số dư sau 5 năm sẽ là bao nhiêu? (Thuế không được xem xét )

1. Hơn 1,1 triệu yên

2. Đúng 1,1 triệu yên

3. Dưới 1,1 triệu yên

4. Không thể trả lời chỉ bằng với các điều kiện trên

5. Tôi không biết

Cuối cùng hãy thử nghĩ về đa dạng hóa đầu tư.

Câu hỏi 3 : Câu sau đây có đúng không ?

Việc mua cổ phiếu của một công ty, thông thường là khoản đầu tư an toàn hơn so với việc mua ủy thác đầu tư chứng khoán ( một công cụ tài chính đầu tư vào cổ phiếu của một số công ty )

Tôi muốn các sinh viên đại học về trình độ hiểu biết tài chính .

Thế nào ? Cũng có thể có người nghĩ rằng những câu này quá dễ. Như vậy, chúng ta hãy cùng xem câu trả lời.

Đầu tiên, câu trả lời đúng cho câu hỏi 1 là "chính xác". Tỷ lệ phần trăm câu trả lời đúng của Nhật Bản cho câu hỏi này là 62%. Ở các quốc gia khác, tỷ lệ câu trả lời đúng ở Hồng Kông là 97% và ở Canada là 92%, cho thấy tỷ lệ câu trả lời đúng ở Nhật Bản thấp. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào tỷ lệ phần trăm câu trả lời đúng ở Nhật Bản theo nhóm tuổi, có đến 80% số người được hỏi từ 60 tuổi trở lên là cao, và người ta cho rằng thế hệ đã trải qua một môi trường trong đó giá cả tiếp tục tăng ở Nhật Bản trong quá khứ có thể hiểu điều này.

Tiếp theo, câu trả lời đúng cho câu hỏi 2 là "hơn 1,1 triệu yên". Tỷ lệ câu trả lời đúng ở Nhật Bản là 44%, ít hơn một nửa. Nếu tiền được gửi vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất gần như bằng 0, không có cơ hội để nhận biết về lãi kép, nhưng nếu bạn thực sự đầu tư, cơ hội để suy nghĩ về lãi kép chắc chắn sẽ phát sinh, vì bạn có cơ hội chọn nhận cổ tức khi phát hành hay tái đầu tư.

Mặc dù câu trả lời đúng là "sai" trong câu hỏi 3 cuối cùng, nhưng tỷ lệ trả lời đúng ở Nhật Bản là 47%, tức là chưa đến một nửa. Ở các quốc gia khác, tỷ lệ trả lời đúng cho câu hỏi này là 84% ở Hàn Quốc và 80% ở Jordan.

Gần đây, cũng xuất hiện nhiều trường hợp sinh viên đại học khởi nghiệp và đầu tư khi còn đi học. Và, như tôi đã đề cập nhiều lần trong cột này, số người bị lừa đảo đầu tư cũng tăng lên.

Thoạt nhìn, hai câu chuyện này có vẻ không liên quan, nhưng nếu trình độ hiểu biết tài chính tăng lên, có lẽ tỷ lệ thành công của người đi trước sẽ tăng đáng kể, người đi sau chính là nhiều sinh viên đại học sẽ có thể tránh trước được những thiệt hại do lừa đảo.

Con người không thể làm việc với những cái mới mà không có sự kiện lớn nào. Tôi muốn sinh viên đại học tạo cơ hội cho bản thân, học hỏi trình độ hiểu biết tài chính tại thời điểm thay đổi mạnh mẽ này.

(Bản gốc tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • taichinh.jpg
    taichinh.jpg
    61.9 KB · Lượt xem: 4,431

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top