Giáo dục Tương lai của du học sinh bị cướp đi bởi các trường tiếng Nhật chứ không phải do corona

Giáo dục Tương lai của du học sinh bị cướp đi bởi các trường tiếng Nhật chứ không phải do corona

Như một biện pháp kinh tế đối với sự lây lan của virus corona mới, chính phủ sẽ hỗ trợ "khoản tiền trợ cấp đặc biệt" là 100.000 yên cho mỗi người dân. Đối tượng bao gồm là các công dân nước ngoài còn tình trạng cư trú hơn 3 tháng.

Tuy nhiên, mặc dù sống ở Nhật Bản trong một thời gian dài, nhưng vẫn có những người nước ngoài nằm ngoài phạm vi được nhận hỗ trợ. Sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật vào tháng 3 năm nay, du học sinh nước ngoài không thể trở về nước do ảnh hưởng của dịch bệnh Corona. Cường (26 tuổi), người Việt Nam là một trong những cựu du học sinh như vậy.

img_6e3bd81acf2ce95a1eda127981c04b3911865734.jpg


"Thẻ cư trú" là bắt buộc đối với người nước ngoài để nhận trợ cấp. Thẻ này thuộc sở hữu của người nước ngoài ở Nhật Bản lâu dài, nhưng Cường đã mất thẻ vài ngày trước ngày 27 tháng 4, ngày tiêu chuẩn để nhận tiền hỗ trợ. Điều này là do trước khi thời hạn thị thực du học (visa du học) hết hạn vào ngày 24, tư cách cư trú đã thay đổi thành "cư trú ngắn hạn".

“Nếu như tôi có visa du học thêm một tuần nữa, tôi đã có thể nhận được 100.000 yên. Thật là đáng tiếc” Cường than thở.

Tư cách "cư trú ngắn hạn" là không được phép làm công việc bán thời gian. Cuộc sống của Cường ngày càng khó khăn hơn.

Cường xuất thân từ thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố lớn ở miền Nam của Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp trường nghề liên quan đến y tế, anh có làm công việc điều dưỡng tại một bệnh viện. Thu nhập hàng tháng tại thời điểm đó là khoảng 40.000 yên. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi giá cả tăng nhanh, mức thu nhập đó chỉ đủ sống. Vì vậy, anh nghĩ đến việc sang Nhật Bản du học và mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn bằng con đường du học.

Chi phí du học lên tới 1,5 triệu yên do học phí cho năm đầu tiên của trường tiếng Nhật và lệ phí trung gian. Cha mẹ Cường là nông dân, và không giàu có gì. Gần một nửa chi phí du học phụ thuộc vào khoản vay nợ.

Anh đến Nhật Bản vào tháng 10 năm 2018 và nhập học vào một trường tiếng Nhật ở tỉnh Tochigi. Khóa học này là trong một năm rưỡi, nghĩa là cho đến tháng 3 năm nay.

Vào mùa thu năm 2019, nửa năm cho đến khi tốt nghiệp, Cường đã có ý định học lên đại học, và cần có ít nhất là trình độ tiếng Nhật "N2" để hiểu các giờ học tại trường đại học hoặc trường dạy nghề. Nhưng anh ấy đã không đạt được “N4”, là dưới 2 cấp độ . Thậm chí, có rất nhiều trường đại học và trường dạy nghề cho phép du học sinh nước ngoài nhập học miễn là họ có khả năng trả học phí. Đó là một trong những trường đại học mà anh ấy nhắm đến để học lên.

"Tôi có thể đỗ đại học nếu tôi có chứng nhận chuyên cần và bảng thành tích học tập tại trường tiếng Nhật, nhưng tôi không thể nhập học vì trường không cấp loại giấy tờ đó." anh chia sẻ.

Phía trường đại học lo ngại rằng những du học sinh được chấp nhận có thể không có khả năng trả học phí hoặc có thể bỏ trốn. Năm ngoái, tại Đại học Phúc lợi Tokyo, người ta đã phát hiện ra trong vòng 1 năm có trên 700 du học sinh không rõ tin tức cư trú và đã được báo cáo rộng rãi như là một vấn đề "du học sinh mất tích".

Du học sinh chạy trốn khỏi gánh nặng học phí và làm việc bất hợp pháp. Để tránh tình trạng như vậy, các trường đại học và trường dạy nghề sẽ bắt bạn nộp chứng nhận do trường tiếng Nhật cấp để lường trước khả năng thanh toán học phí và khả năng bỏ trốn.


Hành vi vi phạm nhân quyền rõ ràng

Trường tiếng Nhật của Cường không cấp chứng nhận, không phải vì anh ta có vấn đề. Trường từ chối cấp giấy chứng nhận cho các du học sinh muốn đi học ở trường khác hoặc tìm việc làm, trong khi đó nỗ lực để đưa du học sinh học lên tại một trường dạy nghề liên kết. Đó là hành vi vi phạm rõ ràng về quyền con người. Thật khó tin, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, đã có một sự ép buộc nội bộ tại trường dạy tiếng Nhật này.

Nhiều bạn trong lớp đã từ bỏ việc đi học ở các trường khác và quyết định đăng ký vào một trường dạy nghề liên kết. Trong khi đó, Cường chọn sẽ trở về Việt Nam, bởi vì không có lựa chọn nào khác.

“Tôi đã mơ ước được học kinh tế tại Nhật Bản và trở về Việt Nam sau đó làm một công việc liên quan. Nhưng ngay cả khi tôi đi học tại trường dạy nghề (liên kết với trường tiếng Nhật), tôi cũng không có được chút kiến thức nào. Đó là lý do tại sao tôi quyết định trở về Việt Nam.''

Sau đó, khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật vào tháng 3 và chuẩn bị trở về nước, thì dịch bệnh do virus corona mới bùng phát nhanh chóng.

Phản ứng của chính phủ Việt Nam nhanh hơn nhiều so với ở Nhật Bản. Đầu tiên, vào ngày 14 tháng 3, là tất cả người nước ngoài từ 27 quốc gia ở châu Âu, và sau đó vào ngày 22 là đối với tất cả người nước ngoài bao gồm cả người Nhật đã bị cấm nhập cảnh. Một số máy bay chở khách giữa Nhật Bản và Việt Nam vẫn hoạt động. Tuy nhiên, vì ít khách nên giá vé máy bay khứ hồi từ 50.000 yên đã tăng lên hơn 200.000 yên. Cường tâm sự.

"Trên internet, họ vẫn bán vé máy bay, nhưng tôi không biết liệu nó có thực sự hoạt động và bay đến Việt Nam hay không. Giá cả rất cao và đó không phải là thứ mà du học sinh không có tiền như chúng tôi có thể mua được."

Nếu thời hạn cư trú của visa du học quá ngày 24 tháng 4, sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp. Vì vậy Cường đã đến cục quản lý nhập cảnh và cố gắng gia hạn visa. Nhưng những người chịu trách nhiệm tại đó đã từ chối gia hạn vì cho rằng vé máy bay vẫn đang được bán.

Anh đã trao đổi với trường tiếng Nhật nơi anh vừa tốt nghiệp, nhưng quả nhiên là trường cũng yêu cầu anh khẩn trương mua vé. Vì nếu Cường cư trú bất hợp pháp, trường sẽ phải chịu trách nhiệm. Họ quan tâm đến quan điểm của họ hơn là tình hình của anh ấy.

Không muốn trở thành một cư dân bất hợp pháp. Vì vậy, Cường đã đến cục quản lý nhập cảnh một lần nữa và phàn nàn về tình trạng hoạt động của máy bay chở khách. Cuối cùng, được cho phép gia hạn cư trú trong 3 tháng.

Tuy nhiên, tình trạng cư trú trở thành là "cư trú ngắn hạn". Cường tốt nghiệp trường tiếng Nhật và không đăng ký vào một tổ chức giáo dục nào. Do đó, không được phép gia hạn tư cách cư trú "du học".

Thẻ cư trú tôi đang giữ có một lỗ hổng, khiến tôi không thể sử dụng nó. Do đó, không còn đủ điều kiện để nhận trợ cấp 100.000 yên.


Không thể trở về nước, không thể làm bán thời gian

Thời gian cư trú dành cho thị thực du học đối với mỗi người là khác nhau. Ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp một trường tiếng Nhật, có một số người vẫn còn hạn visa đang học tại trường cho đến tháng 6 đến tháng 7. Những cựu du học sinh cũng là đối tượng nhận 100.000 yên ngay cả khi họ không thuộc về một tổ chức giáo dục.

Cường than thở rằng “nếu thời hạn visa du học được thêm ba ngày nữa thì tôi đã có thể được nhận khoản trợ cấp này”. Sự nuối tiếc ở đây là điều đương nhiên.

"Tôi rất tiếc vì mình đã không được nhận 100.000 yên, nhưng hơn thế nữa, bởi vì tôi không thể làm bán thời gian, nên cuộc sống rất là khó khăn."

Kể từ khi anh từ bỏ việc học lên đại học Cường đã giảm số lượng công việc bán thời gian của mình. Do không còn cần thiết phải tiết kiệm để đóng học phí. Trong khoảng 3 tháng tới, nếu anh sống mà không có việc làm bán thời gian, thì khoản tiết kiệm nhỏ này của anh sẽ sớm hết.

Anh sống chung tại một căn hộ nhỏ với một người bạn Việt Nam. Giá thuê khoảng 20.000 yên mỗi tháng bao gồm chi phí tiện ích, nhưng mỗi tháng cần ít nhất khoảng 50.000 yên cho chi phí thực phẩm. Và anh không thể trông đợi vào việc chuyển tiền từ gia đình.

"Tôi muốn học lên đại học ở Nhật Bản, nhưng tôi không thể thực hiện được vì cảm thấy bức xúc đối với trường dạy tiếng Nhật. Tôi thấy điều này rất khó chịu."

Ước mơ của anh đã không thành hiện thực vì sự chuyên chế của trường dạy tiếng Nhật, và anh đã rất chật vật ở Nhật Bản.

Có rất nhiều người nước ngoài đang bị rơi vào tình thế khó khăn do sự lây lan của virus corona mới. Đặc biệt là những cựu du học sinh không thể trở về nước sau khi tốt nghiệp và không thể làm việc bán thời gian tại Nhật Bản.

Nếu có được ít nhất 100.000 yên, thì nó sẽ giúp ích cho cuộc sống. Nhưng Cường thậm chí còn không thể được nhận khoản đó, nên đang phải cảm nhận sự khó khăn của mình mỗi ngày. Ngoài ra, không có gì đảm bảo rằng anh ấy sẽ có thể trở về Việt Nam sau khi đại dịch Corona dịu xuống vào tháng 7.

 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top