Doanh nghiệp Tương lai liên minh của 3 công ty Nissan, Renault và Mitsubishi sẽ ra sao?

Doanh nghiệp Tương lai liên minh của 3 công ty Nissan, Renault và Mitsubishi sẽ ra sao?

Vào ngày 27 tháng 5, Chủ tịch Jean Dominique Snard của Renault, chủ tịch Makoto Uchida của công ty ô tô Nissan và chủ tịch Osamu Masuko của công ty ô tô Mitsubishi người đứng đầu "liên minh ba công ty", đã tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến kết nối Paris, Yokohama và Tokyo để công bố “tiếp cận liên minh mới" tập trung vào việc chia sẻ tài nguyên về phát triển và sản xuất.

Thoát khỏi “chiến lược Ghosn”

Vào tháng 9 năm 2017, Carlos Ghosn đã tổ chức một cuộc họp báo và công bố kế hoạch quản lý giữa kỳ cho ba công ty được gọi là "liên minh 2022". Đến năm 2022, ba công ty sẽ đạt được doanh số bán hàng là 14 triệu trên toàn thế giới. Mục tiêu trở thành “liên minh ô tô số một trên thế giới”. Tuy nhiên, "liên minh 2022" do Ghosn xây dựng sẽ chính thức biến mất trong công bố này.

Khi mở đầu cuộc phỏng vấn, Snard nhấn mạnh ý tưởng tránh xa chiến lược Ghosn rằng "chúng tôi đã nhắm đến tăng trưởng dựa trên số lượng xe cho đến bây giờ, nhưng từ giờ chúng tôi sẽ thay đổi mô hình kinh doanh và nhằm cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh".

Kết quả tài chính của Renault cho năm tài chính kết thúc vào tháng 12 năm 2019 và Nissan và Mitsubishi cũng rơi vào tình trạng thâm hụt cuối cùng cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2020. Renault và Nissan không có cổ tức trên cổ phiếu của họ.

Có bốn yếu tố chính. Chi phí cố định tăng do chiến lược mở rộng chủ yếu ở các nước mới nổi, suy giảm sức mạnh sản phẩm do hạn chế chi phí phát triển xe mới, Nissan đã bán rẻ để tăng số lượng xe trong khu vực Bắc Mỹ có lợi nhuận cao, dịch bênh do virus corona mới đã làm doanh số giảm mạnh và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Ba công ty nêu trên bị ảnh hưởng phần lớn bởi chiến lược mở rộng liều lĩnh được thúc đẩy bởi Carlos Ghosn.

Nội bộ các công ty nói rằng đó là một “cuộc khủng hoảng tài chính”

Các công ty ô tô như Toyota và Suzuki đã ước tính rằng doanh số toàn cầu giảm do đại dịch virus corona mới lớn hơn so với cú sốc của Lehman năm 2008, và tình hình của liên minh ba công ty là như nhau.

Đặc biệt, tình hình kinh doanh của Nissan vốn là cốt lõi của ba công ty, ngoài ra còn có một số người bên phía Nissan chỉ ra rằng đó sẽ là một “cuộc khủng hoảng tài chính”, chẳng hạn như cạn kiệt tiền vốn có sẵn.

Trong những trường hợp này, đây là một cách “tiếp cận mới” nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và vượt qua khủng hoảng bằng sự hợp tác của ba công ty, mục tiêu nâng cao hiệu quả phát triển mô hình xe được đặt ra vào năm 2025 và 5 năm tới, và giám đốc điều hành của nhà sản xuất phụ tùng trực thuộc Nissan cho biết: "cho đến khi có kết quả thì chính Nissan hoặc ban quản lý của chúng tôi sẽ vẫn đang cảm thấy lo lắng. Tôi không cảm thấy khủng hoảng từ kế hoạch này."

Giảm 40% số tiền đầu tư

Có thể nói trước khi "đại dịch corona" bùng phát mạnh mẽ, tình hình kinh doanh của Nissan đã bắt đầu điêu đứng, nhưng tôi (tác giả) cảm thấy rằng đã quá muộn để đội ngũ quản lý hiện tại, bao gồm cả giám đốc Uchida đưa ra một chính sách đảo ngược tình thế.

Nhìn vào nội dung chính của "cách tiếp cận mới", ý tưởng về việc tiêu chuẩn hóa những chiếc xe của ba công ty trước hết được đề cập. Người ta nói rằng những gì đã được nhắm mục tiêu vào nền tảng (underbody) cho đến bây giờ sẽ được mở rộng đến phần trên. Số lượng nền tảng cũng sẽ bị giảm, ví dụ ở Nam Mỹ liên minh 3 công ty sẽ chọn một trong bốn yếu tố. Thông qua những nỗ lực này, số lượng xe của ba công ty sẽ giảm xuống 20%.

Hơn nữa, với mỗi EV thế hệ tiếp theo, Nissan sẽ là công ty hàng đầu trong việc phát triển EV thế hệ tiếp theo, phát triển xe mẹ (xe gốc) và hai công ty còn lại sẽ là những người theo dõi để chế tạo xe anh em dựa trên xe mẹ. Công ty cho biết sẽ tránh đầu tư đa dạng trong ba công ty và giảm 40% số tiền đầu tư.

"Tình huống tồi tệ" kể từ năm 1999

Về phản ứng khu vực, Nissan là đứng đầu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Mỹ, Mitsubishi là đứng đầu ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương, và Renault là đứng đầu ở Châu Âu, Nga, Nam Mỹ và Bắc Phi. Các công ty cũng sẽ sử dụng hiệu quả các cơ sở sản xuất và mạng lưới bán hàng ở từng khu vực.

Dựa trên "cách tiếp cận mới" này, mỗi công ty đang trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý giữa kỳ và Nissan sẽ công bố giá trị cuối cùng của kết quả tài chính tháng 3 năm 2020 và kế hoạch quản lý giữa kỳ mới vào chiều tối ngày 28. Điểm cần chú ý trong kế hoạch quản lý giữa kỳ mới là việc giảm thiết bị và nhân sự đi kèm với việc đóng cửa nhà máy. Ngoài ra cũng đã công bố kế hoạch giảm số lượng nhân viên 12500 người vào tháng 7 năm ngoái.

Giám đốc điều hành của Nissan cho biết: "Sự phát triển xe hơi mới đang bắt đầu chậm trễ và thực tế tình hình kinh doanh của Nissan đang trở nên tồi tệ hơn từng ngày mà thế giới đã nhìn thấy. Liên quan đến việc thiếu nguồn nhân lực, tình hình còn tồi tệ hơn so với năm 1999 khi nguồn vốn được chấp nhận từ Renault. Trong tháng 3 năm 2021, năng suất hoạt động có thể giảm xuống gần 50% và chúng ta không thể mong đợi sự phục hồi sớm mà không giảm mạnh thiết bị và nhân sự, nhưng liệu Makoto Uchida có thể lập kế hoạch ở mức độ nào?”

 

Đính kèm

  • 20200528-00180661-roupeiro-000-2-view.jpg
    20200528-00180661-roupeiro-000-2-view.jpg
    68.5 KB · Lượt xem: 3,379
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top