Văn hoá kinh doanh Nhật Bản từ góc nhìn người Việt

Văn hoá kinh doanh Nhật Bản từ góc nhìn người Việt

Hiện nay, tại Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang phát triển nở rộ với 3.720.000 đơn vị, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực chế tạo, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ.

Ngược lại với số lượng, các DNVVN Nhật Bản chỉ chiếm 30% tổng GDP của nền kinh tế. Sự đóng góp này khá khiêm tốn so với tiềm năng của họ do một số nguyên nhân trong đó phải kể đến sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp lớn trong khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng của Chính phủ. Thêm vào đó sù cạnh tranh với các mặt hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Nhật Bản vô cùng gay gắt và để tồn tại, phát triển, họ phải luôn cố gắng tìm tòi cho mình một hướng đi riêng.
Xây dựng triết lý kinh doanh
“Mục đích hàng đầu của việc kinh doanh là phục vụ cho xã hội,” - đây là triết lý kinh doanh của ông chủ hãng đồ điện Matsushita. Năm 1933, Matsushita mua được bằng sáng chế radio. Thay vì giữ lại cho riêng mình để sản xuất, bán kiếm lời, Matsushita cho công bố rộng rãi bằng sáng chế này để nhiều công ty điện tử khác ở Nhật Bản có thể cùng sản xuất và bán ra sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó đã được hưởng lợi lớn vì có thể mua được chiếc radio với chất lượng tốt và giá cả thấp hơn nhiều. Triết lý của Matsushita đã thể hiện quan điểm kinh doanh chung của các DNVVN Nhật Bản.
Tôn trọng khách hàng, xem trọng nhân viên
Đối với các DNVVN Nhật Bản, khách hàng chính là những người thầy. Để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, doanh nghiệp luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng. Khách hàng càng khó tính doanh nghiệp càng quan tâm vì qua ®ã, doanh nghiệp có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích để hoàn thiện sản phẩm của mình. Việc thỏa mãn được những khách hàng như vậy cũng khẳng định chất lượng và uy tín của doanh nghiệp. Hướng tới khách hàng, các DNVVN Nhật Bản luôn có trách nhiệm với những sản phẩm do mình làm ra, đảm bảo đúng chất lượng, đúng giá trị sản phẩm. Để làm được điều đó, các DNVVN Nhật Bản duy trì quan niệm “Tạo ra con người trước khi tạo ra sản phẩm”.
Tại các doanh nghiệp, môi trường làm việc được coi là trường dạy nghề cho nhân viên. Thông qua lao động và luân chuyển vị trí công tác, các nhân viên liên tục được đào tạo bồi dưỡng cả về tay nghề chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Thêm vào đó, sự quan tâm đến đời sống nhân viên và chế độ tuyển dụng suốt đời của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng khiến nhân viên luôn trung thành với công ty, coi đó là gia đình lớn của mình, luôn phấn đấu hết sức vì sự nghiệp của công ty. Nhờ vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đã sở hữu được nguồn nhân lực quý giá mà không có loại máy móc và thiết bị hiện đại nào có thể sánh bằng.
Ví như tại nhà máy sản xuất chỉ màu của Công ty Dệt Gunze thành phố Tsuyama, công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất chỉ màu luôn được kiểm tra qua đôi mắt vàng của một người thợ định màu chỉ mà không cần đến bất kỳ một thiết bị tối tân nào.
Tìm ra thế mạnh riêng
Là những con thuyền nhỏ trên đại dương bao la, các DNVVN dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động kinh tế xã hội. Để tồn tại và phát triển, các DNVVN Nhật Bản phải liên tục cải tiến sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất, đặc biệt là tập trung tìm kiếm và phát huy điểm mạnh của mình. Mỗi doanh nghiệp thành công thường có một mặt hàng chiến lược độc đáo, chiếm thị phần lớn dù bản thân mặt hàng đó rất nhỏ. Công ty Systec Akazawa chỉ có 25 nhân viên nhưng luôn chiến thắng trong các gói thầu cung cấp phụ tùng máy bay cho các hãng sản xuất máy bay lớn. Họ không cạnh tranh bằng giá cả mà bằng chất lượng và tính ưu việt của sản phẩm.
Hiện nay, các DNVVN tập trung nhiều nhất ở Osaka, thủ phủ kinh tế hàng đầu Nhật Bản trong những ngành nghề liên quan chặt chẽ đến các chính sách ưu tiên của Chính phủ như vải sợi, cơ khí, ô tô, điện tử, sinh hóa… Hàng năm, doanh thu trung bình của các DNVVN Nhật Bản vào khoảng 140 triệu Yên tương đương gần 1,2 triệu USD. Mặc dù phải cạnh tranh với nhau, nhưng các DNVVN lại gắn bó mật thiết với các công ty lớn của Nhật Bản, trở thành những vệ tinh cho các công ty này. Sự cùng tồn tại này cũng thể hiện một nét văn hóa rất đặc trưng của những con người Nhật Bản: mọi người cùng sống hòa thuận và cùng nhau làm việc./.
Mỹ Hằng
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top