Xã hội Vì sao tỷ lệ trường áp dụng hình thức học qua mạng tại Nhật Bản lại thấp?

Xã hội Vì sao tỷ lệ trường áp dụng hình thức học qua mạng tại Nhật Bản lại thấp?

Gần đây do ảnh hưởng của Corona(covid-19), đa số trường học ở nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan hay cả Việt Nam đã chuyển qua hình thức dạy học qua mạng. Trong khi đó tại Nhật hầu như hình thức học qua mạng không được áp dụng rộng rãi. Theo thống kê thì chỉ có 5% số trường tiến hành cho học sinh học qua mạng. Tôi cũng bị rất nhiều người hỏi " Nhật không cho học qua mạng à? Tại sao vậy?". Những lúc như thế tôi cũng buộc trả lời ậm ờ cho qua chuyện (thật ra do đã quen với cuộc sống ít học qua mạng ở đây nên tôi dường như xem đây là điều "đương nhiên" và không để ý đến lý do vì sao).
Hôm nay tôi thử tử giải đáp câu hỏi này theo cách nhìn của riêng tôi.

1/Mù máy tính, sợ công nghệ:
Nhật là nước phán triển về khoa học kỹ thuật là một sự thật không thể chối cãi. Và cũng có nhiều người Nhật giỏi và thành đạt trong lĩnh vực IT. Tuy nhiên trình độ IT của dân chúng rất thấp.
Tại thời điểm này vẫn còn nhiều người Nhật không biết sử dụng thư điện tử (e-mail). Thậm chí nhiều người không biết sử dụng chức năng nhắn tin của điện thoại di động. Và nhiều công ty vẫn sử dụng phương pháp truyền thống là Fax và điện thoại cố định. Mặc dù cũng có ý hiện tượng sợ điện thoại cố định như đã đề cập tại bài viết này. Do đó bạn cũng đừng ngạc nhiên khi công ty Nhật yêu cầu gửi tài liệu gì đó qua bưu điện hay Fax thay vì thư điện tử (lý do là họ không biết và ít khi dùng thư điện tử).

Với những đối tượng được đề cập ở trên thì học qua mạng, nói chuyện qua mạng là những khái niệm xa vời.

2/Nỗi ám ảnh " rò rỉ thông tin cá nhân":
Nhật là nơi mà "thông tin cá nhân", "chính chủ" được đề cập đến mọi lúc mọi nơi. Có thể nói 99% giấy tờ đều có điều khoản về thông tin cá nhân với nội dung đại khái là "chính chủ đồng ý cho đối phương sử dụng thông tin cá nhân" và rằng "thông tin cá nhân sẽ không được sử dụng cho mục đích khác". Người ta thường rất nhạy cảm và tránh hỏi/xem/ lưu trữ những gì được gọi là "thông tin cá nhân". Chính việc này đã tạo nên tâm lý sợ "rò rỉ thông tin cá nhân". Tâm lý này kèm với hiểu biết mù mờ về IT về mạng sẽ tạo ra một nỗi sợ vô hình rằng những thứ xa xỉ như chat, gọi điện qua mạng v.v... sẽ tạo cơ hội cho kẻ gian đánh cắp thông tin cá nhân. Nổi sợ quá mức này đã làm cho người Nhật không mặn mà với mạng internet với học online v.v...

Bản thân tôi cũng đã nghe rất nhiều câu hỏi đại loại "chat qua mạng như vậy không sợ rò rỉ thông tin cá nhân à? ", "sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây không sợ (bị rỏ rỉ thông tin) à"?... Nói chung sự thiếu hiểu biết, nghi ngờ đã tạo ra bức tường vô hình ngăn nhiều người Nhật tiếp cận với những tiện lợi mà mạng internet mang lại.

3/Tâm lý bảo thủ:
Nhật Bản nổi tiếng với cách làm việc bảo thủ. Có thể nói người Nhật cũng thuộc nhóm bảo thủ nhất thế giới. Trong công việc cũng như lối sống người Nhật thích khép mình vào những lề lối đã quen. Họ sợ thay đổi. Và để thay đổi cần rất nhiều thời gian. Thói quen này có ưu điểm là tạo nên sự ổn định. Nhưng mặt khác lại có nhược điểm là kìm hãm phát triển, gây ra sự lạc hậu, thụt lùi.

Chính suy nghĩ bảo thủ "học phải đến trường", hay "trao đổi công việc phải trực tiếp" đã ngăn người Nhật tiếp cận với hình thức học hay làm việc qua mạng internet.

Nói rộng ra chút nữa thì nhiều người Nhật cho rằng họ vẫn là "tinh hoa của thế giới" nên họ không cần phải thay đổi mà chính cả thế giới bên ngoài phải "chiều theo ý họ". Chính tâm lý này đã khiến Nhật tụt hậu trong nhiều lĩnh vực.

Trên đây là 3 lý do chính tại sao người Nhật không (hay vẫn chưa) mặn mà với hình thức học qua mạng internet. Tất nhiên tùy cách nhìn mà có thể nêu ra thêm nhiều lý do nữa. Nếu ai quan tâm xin mời góp ý.
 

Đính kèm

  • elearning.jpg
    elearning.jpg
    392.9 KB · Lượt xem: 2,403

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top