Việc tiếp nhận điều dưỡng viên và y tá Việt Nam của Nhật Bản.

Việc tiếp nhận điều dưỡng viên và y tá Việt Nam của Nhật Bản.

Có lẽ ít ai biết đến nhưng “Tiếp Nhận y tá người nước ngòai” đã trở thành một chủ đề nóng đối với một bộ phận các người và công ty Nhật. Và, tất nhiên sau chủ đề “tu nghiệp sinh Việt Nam” thì những người làm ăn với Việt Nam cũng đã để mắt đến “tiếp nhận y tá Việt Nam” . Bản thân người viết bài cũng đã được gặp và bàn về vấn đề này cách đây khỏang 2 năm(nhưng hiện nay cũng không có tiến triển mấy). Dù muốn hay không thì chủ đề y tá người Việt cũng sẽ dần nóng lên. Vì thế nên xin sơ qua vài nét nó ở đây.

Thật ra thì nếu như không đọc được bài viết ở đây
http://vov.vn/Home/Nhat-Ban-chuan-bi-tiep-nhan-dieu-duong-va-ho-ly-Viet-Nam/20124/206708.vov
thì có lẽ cũng đã không đề cập đến nó. Bài viết trên không biết chủ ý hay vô tình nhưng đã như vẽ lên một bức tranh màu hồng về việc y tá, điều dưỡng viên Việt Nam qua làm việc tại Nhật và việc y tá người Nhật qua Việt Nam làm việc. Và cả các chi tiết về điều kiện cũng có vẻ như đã được “đơn giản hóa”đi thì phải.


Xin không đi sâu vào bài viết trên. Thay vào đó xin trích đọan bài viết tiếng Nhật ở đây:

政府は18日、経済連携協定(EPA)に基づくベトナムからの看護師・介護福祉士の受け入れについて同国と最終合意した。日本語試験の合格者に限定する。受け入れはインドネシア、フィリピンに続いて3カ国目。
 看護師は3年、介護福祉士は2~4年の滞在期間中に病院や施設で働きながら研修を受け、日本の国家資格を取得すればそのまま働き続けることができる。しかし、同じ条件のインドネシア、フィリピンからの受け入れでは、日本語が壁となり、2011年度の看護師の国家試験合格率は11.3%にとどまっている。 
http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20120418-00000162-jij-pol
Đại khái là ứng viên phải là những người có chứng chỉ tiếng Nhật và sau thời gian 3 năm không thi đậu kỳ thi do Nhật tổ chức thì sẽ phải khăn gói về nước. Và thực tế là tỷ lệ thi đậu chỉ 11,3% do tiếng Nhật quá khó.

Cụ thể hơn thì trong số 80 người dự thi vào năm 2008 không có ai đậu. Vì “điều kiện thi hòan tòan giống với người Nhật”.
http://www.jiji.com/jc/v?p=contribution-redcross0001&rel=y&g=phl

Chưa kể đến thỉnh thỏang lại có tin rằng dù thì đậu nhưng y tá người nước ngòai cũng có tìm việc vì ít nơi nào chịu nhận họ. Mẹ của bạn người viết cũng đang ở trại dưỡng lão, nơi mà có vài y tá nước ngòai làm việc. Và theo người bạn này thì dù là họ (y tá người nước ngòai) rất chăm chỉ nhưng cũng có nhiều vấn đề không thể hòa hợp về văn hóa. Do vậy họ không thể phục vụ chăm sóc người Nhật một cách chu đáo được. Và kết quả là dẫn đến việc chủ nhà dưỡng lão phải tìm cách thuyên chuyển những y tá này đi chỗ khác.

Nói tóm lại là ai đang để mắt đến lĩnh vực này cũng như ai đang muốn qua Nhật làm y tá thì cũng đừng nhìn vấn đề một cách quá đơn giản. Có thể là tu nghiệp sinh và kỹ sư Việt Nam được đánh giá cao ở Nhật. Và làm việc với tư cách là tu nghiệp sinh hay kỹ sư cũng không mấy khó khăn. Tuy thế đừng vì thế mà nghĩ rằng y ta hay điều dưỡng cũng tương tự. Vì sao? Bởi lẽ bản chất công việc hòan tòan khác nhau. Nếu như tu nghiệp sinh hay kỹ sư làm việc đối tượng là máy móc thì y tá và điều dưỡng phải làm việc với đối tượng là con người. Và khó khăn hơn là làm việc với những con người nằm vào tầm tuổi khó tính và hòan tòan khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán.

Kết thúc bài viết này không có gì hơn việc cầu mong cho những người đưa tin, viết bài hãy tìm hiểu thông tin cụ thể hơn, viết bài một cách trung thực hơn.

(kamikaze-thongtinnhatban.net)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top