Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Chào mọi người,

Trong nội quy của công ty có ghi: "社員となり1年を経過した者には、有給休暇(12日)を付与する。最初の年は、入社月に付与、その後1月に付与するものとする。"

Theo các bạn thì các bạn hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào?
Và nếu so với luật LĐ của VN thì nội quy trên có thích hợp không?
Có ai đang làm trong cty Nhật cũng có hoàn cảnh giống như nội quy trên không?

Vui lòng cho ý kiến được không ah?
 
Bình luận (18)

kamikaze

Administrator
Chào mọi người,

Trong nội quy của công ty có ghi: "社員となり1年を経過した者には、有給休暇(12日)を付与する。最初の年は、入社月に付与、その後1月に付与するものとする。"

1. Theo các bạn thì các bạn hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào?
2. Và nếu so với luật LĐ của VN thì nội quy trên có thích hợp không?
3. Có ai đang làm trong cty Nhật cũng có hoàn cảnh giống như nội quy trên không?

Vui lòng cho ý kiến được không ah?

1/ Trước khi hỏi ý kiến người khác thì nên nói cho người khác biết ý kiến của mình.
2/Đối chiếu với luật lao động của VN
3/ Mỗi công ty có 1 bản nội quy riêng nên có lẽ ít có sự trùng lặp.
 

hanh80

New Member
Ðề: Re: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

1/ Trước khi hỏi ý kiến người khác thì nên nói cho người khác biết ý kiến của mình.
2/Đối chiếu với luật lao động của VN
3/ Mỗi công ty có 1 bản nội quy riêng nên có lẽ ít có sự trùng lặp.


1) Cụ thể cấu tiếng việt dịch ra là như thế này: "Đối với nhân viên làm việc trên 1 năm sẽ được cấp ngày nghỉ phép (12ngày). Phép của năm đầu tiên sẽ được cấp vào đúng tháng ký hợp đồng, và phép của những năm sau đó sẽ được cấp vào tháng 1 hàng năm."

Theo mình hiểu ý nghĩa của câu trên là :
Ví dụ ngày kí hợp đồng là 5/6/2007 thì ngày 5/6/2008 sẽ được nhận 12 ngày phép.
Đến 1/1/2009 sẽ được cấp phép mới là 12 ngày+ngày phép chưa sử dụng hết của thời gian (5/6/2007~5/6/2008)+những ngày phép của 6 tháng( tháng 6,7,8,9,10,11,12/2008).
Mọi người có hiểu giống như mình không?

2) Nếu đối chiếu với Luật LĐ của VN (Điều 73) thì sẽ giống với sự giải thích trên của mình.
Thực tế thì họ tính là tháng 1/2009 sẽ được cấp mới 12 ngày + ngày phép chưa dùng hết của năm đầu( với suy nghĩ là từ ngày kí hợp đồng hết 1 năm đến tháng 1/2009 mới có 6 tháng thôi nhưng cty cho luôn 12 ngày)--> tính như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc là ngày phép của năm đầu là mất trắng luôn.

3) Có thể tìm kiếm và hy vọng sự trùng lặp( các công ty nước ngoài thường tìm cách lách LUẬT không chỉ các công ty Nhật)

Đó là ý của mình! Các bạn cho ý kiến nhé!
Mình để nguyên tiếng nhật thêm một mong muốn nhờ các anh chị nào đã sống và làm việc ở Nhật lâu, am hiểu vể luật pháp của VN hiểu người Nhật nói có giống như mình đã hiểu không?
Rất mong nhận được hồi âm!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Có gì không phải xin bác kamikaze bỏ quá và chỉ giáo, giúp đỡ! Xin cảm ơn.
 

kamikaze

Administrator
1. Dịch tiếng Nhật như thế là chính xách rồi. và chỗ này

Ví dụ ngày kí hợp đồng là 5/6/2007 thì ngày 5/6/2008 sẽ được nhận 12 ngày phép.
Đến 1/1/2009 sẽ được cấp phép mới là 12 ngày

Cũng đúng.

Còn phần này:


+ngày phép chưa sử dụng hết của thời gian (5/6/2007~5/6/2008)+những ngày phép của 6 tháng( tháng 6,7,8,9,10,11,12/2008).

Không có ở trong câu quy định kia. Hình như bạn cố tình hiểu sai hay hiểu thêm vào chăng? Va luật lao động Việt Nam chỉ ghi là

Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.

(http://www.ldld.hochiminhcity.gov.vn/web/data/news/2005/11/275/Chuong7_LLD.htm#M2)

Như thế nếu xét theo luật thì công ty chỉ phải thanh toán tiền phần phép hchưa hưởng thôi chứ không có trách nhiệm phải cấp phần này cho nhân viên. Thử xem lại các điều khoản khác trong quy định về các ngày nghỉ chưa hưởng của công ty xem sao.


2. Chỗ này có lẽ do khả năng hiểu của mình nhưng không rõ ý bạn nói gì là " như thế thì năm đầu mất trắng". Công ty cho 12 ngày và cộng vào phần của năm đầu nữa rồi có gì là "mất trắng"?

3. Cũng có thể nếu các công ty copy của nhau.

Mà ý bạn đang muốn hỏi gì nhỉ? Bị ăn gian phép? Có thể nói rõ ra 1 chút không.

Cũng nên lưu ý là có lẽ công ty không có nghĩa vụ phải cấp phần sau dấu + của bạn nhé. Tức là phần thừa ra ấy. Nếu như thế ví dụ ai đó góp lại 50-10 năm và bắt công ty cấp 1 lần thì có lẽ không hợp lý nhỉ.
 

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Ta thử phân tích điều luật này xem như thế nào được không ạ.
Điều 74.
1. Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:


Cho em xin hỏi mọi người hiểu "Người lao động có 12 tháng làm việc" có ý nghĩa như thế nào ah?
Có phải là phải làm dủ 1 năm thì mới được cấp phép không? Nếu sau 1 năm mới được nhận phép thì đúng là mất trắng 1 năm rồi còn gì.

Ngoài ra thì còn ai hiểu theo ý nghĩa của câu "Người lao động có 12 tháng làm việc..." khác không? Xin hãy cho ý kiến!
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Ta thử phân tích điều luật này xem như thế nào được không ạ.
Điều 74.
1. Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:


Cho em xin hỏi mọi người hiểu "Người lao động có 12 tháng làm việc" có ý nghĩa như thế nào ah?
Có phải là phải làm dủ 1 năm thì mới được cấp phép không? Nếu sau 1 năm mới được nhận phép thì đúng là mất trắng 1 năm rồi còn gì.

Ngoài ra thì còn ai hiểu theo ý nghĩa của câu "Người lao động có 12 tháng làm việc..." khác không? Xin hãy cho ý kiến!


Không biết ở Việt nam và theo luật Việt Nam sẽ hiểu thế nào. Nhưng bình thường thì sẽ được hiểu

< 1 năm đầu> <Năm thứ 2 > <năm thứ 3>
| không có phép | bắt đầu có phép|.................

Do đó không phải là mất trắng mà là không có quyền được hưởng.

Ở Nhật thời gian này không phải là 1 năm mà mà 6 tháng. Và cái này không phải là công ty Nhật đểu lách luật mà hỏi các bác làm luật ở Việt Nam sao bóc lột lao động thế sẽ rõ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Thế các bác làm ở Nhật đều phải chịu thiệt thòi 1 năm đầu không có phép ạ?

Em đã có lần hỏi một vài công ty liên doanh Việt-Nhật, và công ty Việt nam thì họ đều nói là cứ ký hợp đồng lao động là có phép, ngoại trừ hai tháng thử việc thôi.
 

kamikaze

Administrator
Ở Nhật sau 6 tháng mới có quyền nghỉ phép có lương.
Cứ ký hợp đồng lao động là có phép< ký hợp đồng xong và sau khoảng 4 tháng xin nghỉ 10 ngày phép có được không ?
 

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Để em thử so sánh hai việc nhé!

Nếu ký hợp đồng lao động xong mà có phép liền thì mỗi tháng ta có thể nghỉ 1 ngày hưởng lương ( không dùng thì tích đến cuối năm hoặc khi cần thì dùng, nhưng lỡ có quá thì bị trừ lương ( sòng phẳng chẳng ai than trách cả! )

Còn nếu ký hợp đồng sau 1 năm mới được nhận 12 ngày phép thì tha hồ nghỉ 12 ngày phép trong 1 tháng cũng không sao ( em lấy trường hợp có việc có lý do chính đáng và có sự đồng ý của công ty) nhưng, năm đầu tiên ( hoặc 6 tháng như ở Nhật ) nếu các bác nghỉ thì cũng bị trừ lương như thường chứ có lợi gì đâu.

Vậy, ý bác kamikaze thích cái nào?
Có lẽ vì bác đã sống ở Nhật nhiều quá nên suy nghĩ của bác cũng thiên về nhật hơn nhiều nhỉ!
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Để em thử so sánh hai việc nhé!

Nếu ký hợp đồng lao động xong mà có phép liền thì mỗi tháng ta có thể nghỉ 1 ngày hưởng lương ( không dùng thì tích đến cuối năm hoặc khi cần thì dùng, nhưng lỡ có quá thì bị trừ lương ( sòng phẳng chẳng ai than trách cả! )

Còn nếu ký hợp đồng sau 1 năm mới được nhận 12 ngày phép thì tha hồ nghỉ 12 ngày phép trong 1 tháng cũng không sao ( em lấy trường hợp có việc có lý do chính đáng và có sự đồng ý của công ty) nhưng, năm đầu tiên ( hoặc 6 tháng như ở Nhật ) nếu các bác nghỉ thì cũng bị trừ lương như thường chứ có lợi gì đâu.

Vậy, ý bác kamikaze thích cái nào?
Có lẽ vì bác đã sống ở Nhật nhiều quá nên suy nghĩ của bác cũng thiên về nhật hơn nhiều nhỉ!


Ý đang muốn thao khảo tranh luận về công ty Nhật có lách luật không/ về việc đúng hay sai hay là đang tranh luận về thích thế này thế kia nhỉ?

Nếu thích thì tất nhiên ai chẳng thích thoải mái. Không những chia đều ra mỗi tháng mà có lẽ ai cũng thích muốn nghỉ lúc nào cũng được. Do đó không phải quen ở đâu cả.

Còn nếu bàn về việc công ty có lách luật không thì trường hợp này có lẽ câu trả lời là không. Vì công ty đã tuân theo luật lao động.

Và nên lưu ý là khi soạn luật có lẽ người ta không chỉ đứng về mỗi phía người lao động mà là họ cũng nhìn về khía cạnh quyền lợi của chủ sử dụng lao động nữa. Vì thế nên mới có cái luật là sau 1 năm hay 6 tháng đầu mới có quyền nghỉ.

Thử hỏi hanh80 nhé: Giả sử bạn là giám đốc/quản lý và thuê nhân viên mới và vừa vào thì cứ mỗi tháng nhân viên này đòi nghỉ 1 lần(có lương). Đấy là chưa nói trường hợp mọi người đua nhau mỗi tháng nghỉ 1 ngày có lương như thế kia thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc.
 

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Ý của em chỉ muốn tham khảo mọi người là luật LĐ ở điều số 74 đó áp dụng thực tế như thế nào, và đọc trình tiết cách trả phép như thế thì công ty đó có làm đúng luật lao động VN không?

Nghĩ cho cùng thì nếu luật ghi rõ ràng người lao động không được nhận ngày phép trong thời gian 6 tháng hay 1 năm ( như bác kamikaze nói ) thì chắc chắn là không có sự việc gì cả. Hơn nữa cùng một luật mà sao sự áp dụng lại không giống nhau về căn bản.

Mọi người đi đâu hết rồi. Sao chỉ có bác kamikaze trả lời, góp ý, cho ý kiến thế kia??? Đề tài này chán quá phải không ah?huhuuuuu...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Người ta không thích mà nên gọi cũng chẳng ai vào đâu.
Thử hỏi mấy ngừơi bạn kia cụ thể xem cái điều lệ công ty của họ ghi thế nào. Nhưng bình thường người ta hiểu là 1 năm hoặc 6 tháng đầu không có ngày nghỉ có lương đấy.
 

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Thú thật với bác kami là em cũng đã hỏi nhiều người, nhiều dạng công ty thì tất cả họ đều chung một câu trả lời là chế độ nghỉ ngơi áp dụng theo luật việt nam. Có nghĩa là kết thúc thời gian thử việc là bắt đầu được nhận phép. Chứ ko phải như công ty Nhật này là phải sau 1 năm( chưa kể thời gian thử việc ) mới được nhận phép.

Dù sao thì cũng xin chân thành cám ơn bác kami đã nhiệt tình cho ý kiến!
Chúc bác trẻ-khỏe!
 

kamikaze

Administrator
Mỗi công ty có 1 cách làm riêng. Và miễn sao họ không phạm luật là được nhỉ! Nếu mà đem các công ty khác so sánh thì câu trả lời đơn giản:
"Thế mời anh chị đi chỗ khác để được đáp ứng yêu cầu".
 

-nbca-

dreamin' of ..
Ðề: Re: Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Không biết ở Việt nam và theo luật Việt Nam sẽ hiểu thế nào. Nhưng bình thường thì sẽ được hiểu

< 1 năm đầu> <Năm thứ 2 > <năm thứ 3>
| không có phép | bắt đầu có phép|.................

Do đó không phải là mất trắng mà là không có quyền được hưởng.

Xin chào!

Mình hiện giờ cũng đang làm ở một công ty nước ngoài tại Việt Nam, theo kinh nghiệm làm việc tại công ty cũng như qua tìm hiểu mình xin đóng góp ý kiến về vấn đề mọi người đang bàn bạc tại đây như sau:

1. Năm đầu làm việc người lao động có quyền được hưởng phép, và được tính tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. (Quy định tại Khoản 2, Điều 77 Bộ Luật Lao động)
Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc...

2. Thời gian làm việc làm căn cứ xác định số ngày phép được hưởng trong năm bao gồm cả thời gian thử việc (nếu có) chứ không phải tính từ thời điểm hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực. (Quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP)
...nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:
Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;...

Như vậy, theo ý kiến của mình thì ngay từ tháng đầu tiên người lao động đi làm đã có quyền được hưởng ngày phép, và thực tế công ty mình vẫn đang áp dụng như vậy.

Thêm nữa, việc các công ty nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam, thậm chí ngay cả công ty trong nước có hoạt động đúng theo Pháp luật Lao động Việt Nam hay không thì bao gồm nhiều yếu tố, ví dụ: hiểu biết còn hạn chế về pháp luật của cả người sử dụng lao động, của cán bộ phụ trách, của bản thân những người lao động, chức năng giám sát thực hiện Pháp luật Lao động của cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện đầy đủ, từ đó kéo theo cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến quyền lợi của một số cá nhân hay cả tập thể người lao động chưa được thực hiện đúng theo pháp luật. Thiết ngẫm, việc phê phán các ông chủ nước ngoài "lách được luật" cũng phải suy nghĩ sâu hơn!

Mong mọi người đóng góp ý kiến.
 
Sửa lần cuối:

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Xin cảm ơn nhuboconganh.
Bài viết của bạn trích những phần luật LĐ rất rõ ràng, mình sẽ ghi nhớ. Cám ơn bạn đã tham gia đóng góp ý kiến cho câu hỏi của mình.
 

hanh80

New Member
Ðề: Xin ý kiến góp ý về công ty Nhật tại Việt Nam

Các bạn ghé thăm diễn đàn ơi,

Nếu có thời gian thì hãy cho mình biết công ty các bạn cấp ngày phép như thế nào từ khi bắt đầu vô công ty nhé! Bất kể là công ty VN hay cty nước ngoài đều thanks!
 

-nbca-

dreamin' of ..
Nói về ngày nghỉ phép, ngoài quy định về số ngày nghỉ phép trong năm, cũng cần nói thêm về cách bố trí nghỉ cũng như lương ngày nghỉ phép.

- Ở những công ty sản xuất, do có mùa sản xuất thấp điểm/cao điểm, nên để đảm bảo sản xuất mùa cao điểm cũng như giảm thiểu chi phí ngày bắt buộc phải cho công nhân nghỉ khi vào mùa thấp điểm, nhiều công ty đã lựa chọn cách bố trí cho người lao động nghỉ phép vào mùa sản xuất thấp điểm hoặc dịp Tết Âm lịch,...

- Ngày nghỉ phép là ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, "lương" ở đây cũng như trong nhiều quy định của pháp luật lao động là mức lương thể hiện trên hợp đồng lao động, mà nhiều công ty chỉ quy định đó là lương cơ bản (lương tối thiểu). Vì vậy, ngày nghỉ phép của bạn có thể chỉ được hưởng lương thấp hơn so với các ngày thực tế đi làm (ngoài lương cơ bản còn có tiền trách nhiệm công việc).

- Nhiều người nghĩ rằng hết năm mà mình chưa nghỉ hết phép thì chắc chắn sẽ được thanh toán bằng tiền. Tuy nhiên, Giám đốc công ty có thể chọn cách dồn số phép chưa nghỉ sang năm sau (điều này cũng thường được quy định trong Nội quy lao động công ty).
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top