29/11/24 lúc 02:52
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="hanahoasua" data-source="post: 10462" data-attributes="member: 483"><p><strong>Cái đáng sợ thì không sợ, cái không đáng sợ thì lại sợ</strong></p><p>[WRAP]http://img172.imageshack.us/img172/1416/mbcy1.jpg[/WRAP]</p><p>TP - Quang Trung trên bành voi, người cầm giáo xông lên phía trước / Quang Trung lên ngai vàng, người trở về cày ruộng.</p><p>Bị lão trương tuần bắt nạt, cũng run.</p><p></p><p>Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đã dũng cảm tố cáo tiêu cực trong thi cử</p><p>Không hiểu sao khi ngồi vào bàn viết bài này, trong đầu tôi lại vang lên mấy câu thơ ấy, của Lưu Quang Vũ, bài Tiếng Việt. Rồi lẩn thẩn nhớ lại chuyện Đỗ Tích, một nhân vật của nhà văn Hà Ân.</p><p></p><p>Chú bé là con một nô lệ cho nên trên trán có thích chữ gia nô của ông quan họ Trần. Do thông thạo đầm lầy Dạ Trạch, chú đã góp công lớn trong trận đánh giặc Nguyên nên được vua ban thưởng. Vua hỏi chú thích gì, muốn gì vua cũng cho. Chú đã không xin vua ban cho tự do, chú thích một đồng tiền vàng, đeo lóng lánh trên ngực kiểu như huân chương thời hiện đại.</p><p></p><p>Nhân vật trữ tình người và Đỗ Tích là một ẩn dụ cả cái hay lẫn nét dở trong tính cách người Việt: Không sợ giặc, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, nếu như có một thủ lĩnh tập hợp và chỉ huy; nhưng lại cam chịu khuất phục quyền lực nhiều khi là rất hà khắc; có thể rất anh hùng trong đội quân giải phóng nhưng không tìm cách giải phóng tình trạng nô lệ của bản thân.</p><p></p><p>Có một giai thoại vui, dịch từ một nước Đông Âu nhưng khá giống với thực trạng ở các cơ quan nhà nước ta thời bao cấp và cái “vĩ thanh” của nó thì còn đến tận bây giờ: Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc, Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương, Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, Ai cũng không đủ sống nhưng ai ai cũng sống. Đó là một nghịch lý rất đáng sợ, thậm chí là đáng sợ nhất trong mọi sự đáng sợ; bởi vì nó khiến chúng ta không dám minh bạch tài sản, sống dụi dọ trong văn hóa phong bì hoặc thậm chí là bớt xén rút ruột công trình.</p><p></p><p>Một cử nhân học 4 năm, bố mẹ tốn khoảng 40 triệu, riêng ăn uống mỗi tháng khoảng 500.000đ. Khi ra trường, cậu cử nhân ấy sẽ hưởng mức lương...500.000đ/tháng. Đó là một nghịch lý mà, nếu ở trình độ sống cao hơn, dân cư sẽ đòi hỏi các ngành hữu quan lập lại tính hợp lý trước khi có cho con em họ theo học hay không.</p><p></p><p>Nhưng người mình thì cứ hăm hở chạy cho con ôn thi, vay mượn cho con ăn học, nộp học phí và rồi, khi ra trường lại cũng sẵn sàng vay mượn ba bốn chục triệu hối lộ để con họ được nhận vào một cơ quan nhà nước mà hưởng mức lương như vậy. Nghĩa là phụ huynh và cả cậu cử nhân ấy đều sẵn sàng làm việc không lương 3, 4 năm trời! Như thế tức là họ đi làm chỉ cho có danh phận? Không đâu, họ sẽ “phấn đấu” để rồi sẽ sống bằng phong bì, bằng chia chác dự án và thậm chí, sẽ thành các nhà quản lý - tham nhũng trong tương lai.</p><p></p><p>Mỗi cán bộ nhà nước trung bình (3 hệ số) hiện hưởng mức lương 1.050.000đ/ tháng. Sự chi tiêu cho cá nhân anh ta mà chúng ta đếm được là quà sáng 10.000đ, ăn trưa 15.000đ, thuốc lá 8.000đ, xăng xe 4.000đ; chỉ thế thôi đã hết 37.000đ/ngày thì lương anh cán bộ ấy còn thiếu bữa tối. Vậy thì anh ta lấy gì nuôi con, nuôi ô sin, xây nhà và sắm sửa các thứ đắt tiền khác? Nhưng thực tế thì chúng ta có rất đông cán bộ mức sống trung lưu như vậy. Trước hết là cơ chế, nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta, chính chúng ta đã đẩy mình đến một cảnh ngộ mà tưởng như đụng vào là có tội. Hệ lụy là nhiều người sợ công an hơn sợ pháp luật trong khi chính pháp luật mới là thứ nên sợ, cần sợ. </p><p></p><p>Gần đây do phát hiện của thầy Khoa, chúng ta mới chính thức thừa nhận việc thi cử ở các cấp học phổ thông là có gian lận rồi trên đà ấy, thừa nhận có chuyện chạy trường, chạy điểm. Ai cũng biết giáo dục xuống cấp từ lâu rồi, nhưng cứ âm thầm chịu đựng chung.</p><p></p><p>Bạn, người đang đọc những dòng này, đã bao giờ bạn bất hợp tác với vợ trong việc bàn bạc nhau xin cho con vào lớp 1 trường điểm chưa? Bạn có dám không? Xem thầy Khoa trên truyền hình, bạn có thoáng nghĩ là thầy “hâm” như các phụ huynh của các thí sinh không, có thương cho những em học sinh do có phát hiện của thầy Khoa mà bị tước bằng?</p><p></p><p>Tôi thì tôi thấy nhiều người như vậy, ngay cả người dẫn chương trình (mà tôi hằng quý trọng) cũng cứ hỏi đi hỏi lại về sự mất mát của các em, làm như các em là nạn nhân của ngành giáo dục không bằng; còn chính ông Phó Vụ trưởng Vụ khảo thí thì nói thẳng rằng sẽ không tước bằng của các em! Các em có gì đâu mà mất? Không học, không có kiến thức nên quay cóp khi làm bài thi nay không được cấp bằng tức là không có cái mà mình không xứng đáng để có nó chứ sao lại thương xót ở đây? Tình cảm phức tạp này chính là môi sinh của virus gian lận đang biến đổi trong lòng xã hội, trong tư duy của mỗi chúng ta chứ không phải H5N1.</p><p></p><p>Thói quen không sợ không có kiến thức, chỉ sợ không có bằng trong học đường dẫu sao cũng chỉ là chuyện của lớp người trẻ tuổi; cái sợ mất trước mắt mà không sợ mất cái lâu dài của những người trưởng thành trong quản lý mới thật đáng... sợ!</p><p></p><p>Trước đây, trong tâm lý của các nhà quản lý chăn nuôi thú y của ta và cả những người quản lý, thường yên tâm không cho công bố dịch, lý do: công bố dịch sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, đến du lịch. Tôi thì tôi nghĩ rằng người nước ngoài họ không ngờ nghệch đến như vậy, người mình cũng chẳng ai nghĩ họ lại ngờ nghệch đến như vậy, chẳng qua là những người có trách nhiệm sợ trách nhiệm cá nhân nên cứ nhân danh vì cái chung mà...bí mật quốc gia đó thôi. Bằng chứng là gần đây có dịch lở mồm long móng, công bố rộng rãi, cả nước tập trung dập dịch nên dịch nhanh chóng bị khoanh vùng, dần tắt mà xuất khẩu vẫn tăng, du lịch vẫn tăng.</p><p></p><p>Vâng, khi bàn về tính gian dối của người mình, tôi vẫn phải thừa nhận nhận xét của GS Nguyễn Văn Huyên - nhà văn hóa học đầu tiên của Việt Nam mà tôi dẫn sau đây là chân lý. Trong cuốn Văn minh Việt Nam xuất bản năm 1944, giáo sư viết: “Không một tính nết nào của người Việt lại không có những ví dụ ngược lại”. Nhưng bài viết về phẩm chất nổi trội của người mình, xin hẹn một dịp khác.</p><p></p><p><em> Nhà văn Văn Chinh</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="hanahoasua, post: 10462, member: 483"] [B]Cái đáng sợ thì không sợ, cái không đáng sợ thì lại sợ[/B] [WRAP]http://img172.imageshack.us/img172/1416/mbcy1.jpg[/WRAP] TP - Quang Trung trên bành voi, người cầm giáo xông lên phía trước / Quang Trung lên ngai vàng, người trở về cày ruộng. Bị lão trương tuần bắt nạt, cũng run. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đã dũng cảm tố cáo tiêu cực trong thi cử Không hiểu sao khi ngồi vào bàn viết bài này, trong đầu tôi lại vang lên mấy câu thơ ấy, của Lưu Quang Vũ, bài Tiếng Việt. Rồi lẩn thẩn nhớ lại chuyện Đỗ Tích, một nhân vật của nhà văn Hà Ân. Chú bé là con một nô lệ cho nên trên trán có thích chữ gia nô của ông quan họ Trần. Do thông thạo đầm lầy Dạ Trạch, chú đã góp công lớn trong trận đánh giặc Nguyên nên được vua ban thưởng. Vua hỏi chú thích gì, muốn gì vua cũng cho. Chú đã không xin vua ban cho tự do, chú thích một đồng tiền vàng, đeo lóng lánh trên ngực kiểu như huân chương thời hiện đại. Nhân vật trữ tình người và Đỗ Tích là một ẩn dụ cả cái hay lẫn nét dở trong tính cách người Việt: Không sợ giặc, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, nếu như có một thủ lĩnh tập hợp và chỉ huy; nhưng lại cam chịu khuất phục quyền lực nhiều khi là rất hà khắc; có thể rất anh hùng trong đội quân giải phóng nhưng không tìm cách giải phóng tình trạng nô lệ của bản thân. Có một giai thoại vui, dịch từ một nước Đông Âu nhưng khá giống với thực trạng ở các cơ quan nhà nước ta thời bao cấp và cái “vĩ thanh” của nó thì còn đến tận bây giờ: Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc, Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương, Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, Ai cũng không đủ sống nhưng ai ai cũng sống. Đó là một nghịch lý rất đáng sợ, thậm chí là đáng sợ nhất trong mọi sự đáng sợ; bởi vì nó khiến chúng ta không dám minh bạch tài sản, sống dụi dọ trong văn hóa phong bì hoặc thậm chí là bớt xén rút ruột công trình. Một cử nhân học 4 năm, bố mẹ tốn khoảng 40 triệu, riêng ăn uống mỗi tháng khoảng 500.000đ. Khi ra trường, cậu cử nhân ấy sẽ hưởng mức lương...500.000đ/tháng. Đó là một nghịch lý mà, nếu ở trình độ sống cao hơn, dân cư sẽ đòi hỏi các ngành hữu quan lập lại tính hợp lý trước khi có cho con em họ theo học hay không. Nhưng người mình thì cứ hăm hở chạy cho con ôn thi, vay mượn cho con ăn học, nộp học phí và rồi, khi ra trường lại cũng sẵn sàng vay mượn ba bốn chục triệu hối lộ để con họ được nhận vào một cơ quan nhà nước mà hưởng mức lương như vậy. Nghĩa là phụ huynh và cả cậu cử nhân ấy đều sẵn sàng làm việc không lương 3, 4 năm trời! Như thế tức là họ đi làm chỉ cho có danh phận? Không đâu, họ sẽ “phấn đấu” để rồi sẽ sống bằng phong bì, bằng chia chác dự án và thậm chí, sẽ thành các nhà quản lý - tham nhũng trong tương lai. Mỗi cán bộ nhà nước trung bình (3 hệ số) hiện hưởng mức lương 1.050.000đ/ tháng. Sự chi tiêu cho cá nhân anh ta mà chúng ta đếm được là quà sáng 10.000đ, ăn trưa 15.000đ, thuốc lá 8.000đ, xăng xe 4.000đ; chỉ thế thôi đã hết 37.000đ/ngày thì lương anh cán bộ ấy còn thiếu bữa tối. Vậy thì anh ta lấy gì nuôi con, nuôi ô sin, xây nhà và sắm sửa các thứ đắt tiền khác? Nhưng thực tế thì chúng ta có rất đông cán bộ mức sống trung lưu như vậy. Trước hết là cơ chế, nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta, chính chúng ta đã đẩy mình đến một cảnh ngộ mà tưởng như đụng vào là có tội. Hệ lụy là nhiều người sợ công an hơn sợ pháp luật trong khi chính pháp luật mới là thứ nên sợ, cần sợ. Gần đây do phát hiện của thầy Khoa, chúng ta mới chính thức thừa nhận việc thi cử ở các cấp học phổ thông là có gian lận rồi trên đà ấy, thừa nhận có chuyện chạy trường, chạy điểm. Ai cũng biết giáo dục xuống cấp từ lâu rồi, nhưng cứ âm thầm chịu đựng chung. Bạn, người đang đọc những dòng này, đã bao giờ bạn bất hợp tác với vợ trong việc bàn bạc nhau xin cho con vào lớp 1 trường điểm chưa? Bạn có dám không? Xem thầy Khoa trên truyền hình, bạn có thoáng nghĩ là thầy “hâm” như các phụ huynh của các thí sinh không, có thương cho những em học sinh do có phát hiện của thầy Khoa mà bị tước bằng? Tôi thì tôi thấy nhiều người như vậy, ngay cả người dẫn chương trình (mà tôi hằng quý trọng) cũng cứ hỏi đi hỏi lại về sự mất mát của các em, làm như các em là nạn nhân của ngành giáo dục không bằng; còn chính ông Phó Vụ trưởng Vụ khảo thí thì nói thẳng rằng sẽ không tước bằng của các em! Các em có gì đâu mà mất? Không học, không có kiến thức nên quay cóp khi làm bài thi nay không được cấp bằng tức là không có cái mà mình không xứng đáng để có nó chứ sao lại thương xót ở đây? Tình cảm phức tạp này chính là môi sinh của virus gian lận đang biến đổi trong lòng xã hội, trong tư duy của mỗi chúng ta chứ không phải H5N1. Thói quen không sợ không có kiến thức, chỉ sợ không có bằng trong học đường dẫu sao cũng chỉ là chuyện của lớp người trẻ tuổi; cái sợ mất trước mắt mà không sợ mất cái lâu dài của những người trưởng thành trong quản lý mới thật đáng... sợ! Trước đây, trong tâm lý của các nhà quản lý chăn nuôi thú y của ta và cả những người quản lý, thường yên tâm không cho công bố dịch, lý do: công bố dịch sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, đến du lịch. Tôi thì tôi nghĩ rằng người nước ngoài họ không ngờ nghệch đến như vậy, người mình cũng chẳng ai nghĩ họ lại ngờ nghệch đến như vậy, chẳng qua là những người có trách nhiệm sợ trách nhiệm cá nhân nên cứ nhân danh vì cái chung mà...bí mật quốc gia đó thôi. Bằng chứng là gần đây có dịch lở mồm long móng, công bố rộng rãi, cả nước tập trung dập dịch nên dịch nhanh chóng bị khoanh vùng, dần tắt mà xuất khẩu vẫn tăng, du lịch vẫn tăng. Vâng, khi bàn về tính gian dối của người mình, tôi vẫn phải thừa nhận nhận xét của GS Nguyễn Văn Huyên - nhà văn hóa học đầu tiên của Việt Nam mà tôi dẫn sau đây là chân lý. Trong cuốn Văn minh Việt Nam xuất bản năm 1944, giáo sư viết: “Không một tính nết nào của người Việt lại không có những ví dụ ngược lại”. Nhưng bài viết về phẩm chất nổi trội của người mình, xin hẹn một dịp khác. [I] Nhà văn Văn Chinh[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu
Top