29/11/24 lúc 02:32
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="hanahoasua" data-source="post: 10463" data-attributes="member: 483"><p style="margin-left: 20px"><p style="margin-left: 20px"><p style="margin-left: 20px">“<strong>Anh em khinh trước, làng nước khinh </strong>sau”</p> </p> </p><p>[WRAP]http://img157.imageshack.us/img157/4310/lvnps2.jpg[/WRAP]</p><p>TP - Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống..., làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?</p><p></p><p>Ảnh minh họa</p><p>Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “vô sỉ” – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại”- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.</p><p></p><p>Người Trung Hoa còn lý giải: Tri túc bất nhục/ Tri sỉ bất đãi. Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục/ Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi.</p><p></p><p>Từ cổ chí kim, từ đông chí tây, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo - hạnh. Đơn giản, một thiếu nữ, nếu không biết thẹn về sự hở hang của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có ngày trở thành thông tuệ?</p><p></p><p>Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?</p><p></p><p>“Anh em khinh trước làng nước khinh sau” câu phương ngôn này ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến dần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 15 trên gần 200 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối.</p><p></p><p>Vậy đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những “cái sỉ” của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp.</p><p></p><p>Có một câu hát mà nhiều người thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”.</p><p></p><p>Viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé… nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dầy đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó.</p><p></p><p>Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ dành cho chú - bác cô - dì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng “sự thật mất lòng”.</p><p></p><p>Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc “lau sạch những tì vết” dù cho phải “thuốc đắng dã tật”, để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường.</p><p></p><p>Người Việt vẫn nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi xét mình, ta đã thiết lập cái “biết sỉ”, đó cũng là tự trọng, và là danh dự. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết “tự khinh”, gột rửa mọi cái “đáng khinh” thành cái “đáng trọng”.</p><p></p><p>Đó không phải là tự ti, mà là tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh vác vác nâng mình lên trong tư thế tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời.</p><p></p><p>Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một “vũng bùn hoa lệ” bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.</p><p></p><p>Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, “bới bèo ra bọ”, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự “biết sỉ” của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn.</p><p></p><p>Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ “chỉ tận tay day tận trán” những cái xấu của ta.</p><p></p><p><em>Nguyễn Hoàng Đức</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="hanahoasua, post: 10463, member: 483"] [INDENT][INDENT][INDENT]“[B]Anh em khinh trước, làng nước khinh [/B]sau”[/INDENT][/INDENT][/INDENT] [WRAP]http://img157.imageshack.us/img157/4310/lvnps2.jpg[/WRAP] TP - Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống..., làm sao có thể để mọi người tôn trọng được? Ảnh minh họa Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “vô sỉ” – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại”- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại. Người Trung Hoa còn lý giải: Tri túc bất nhục/ Tri sỉ bất đãi. Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục/ Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi. Từ cổ chí kim, từ đông chí tây, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo - hạnh. Đơn giản, một thiếu nữ, nếu không biết thẹn về sự hở hang của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có ngày trở thành thông tuệ? Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được? “Anh em khinh trước làng nước khinh sau” câu phương ngôn này ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến dần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 15 trên gần 200 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối. Vậy đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những “cái sỉ” của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp. Có một câu hát mà nhiều người thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé… nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dầy đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó. Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ dành cho chú - bác cô - dì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng “sự thật mất lòng”. Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc “lau sạch những tì vết” dù cho phải “thuốc đắng dã tật”, để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường. Người Việt vẫn nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi xét mình, ta đã thiết lập cái “biết sỉ”, đó cũng là tự trọng, và là danh dự. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết “tự khinh”, gột rửa mọi cái “đáng khinh” thành cái “đáng trọng”. Đó không phải là tự ti, mà là tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh vác vác nâng mình lên trong tư thế tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời. Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một “vũng bùn hoa lệ” bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm. Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, “bới bèo ra bọ”, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự “biết sỉ” của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn. Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ “chỉ tận tay day tận trán” những cái xấu của ta. [I]Nguyễn Hoàng Đức[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu
Top