-nbca-
dreamin' of ..
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Keiko Chiba vừa ra quyết định đặc biệt, cho phép báo giới có cái nhìn hiếm hoi vào phòng thi hành án tử hình ở nước này. Sự kiện được đánh giá là sẽ gây ra không ít tranh cãi tại quốc gia vẫn ủng hộ mạnh án tử hình như Nhật Bản.
Mở cửa khu vực thi hành án tử hình
Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba từng là thành viên của một nhóm nghị sĩ phản đối việc tiếp tục sử dụng án tử hình tại Nhật Bản. Vì thế, từ khi nắm ghế Bộ trưởng Tư pháp hồi tháng 9 năm ngoái, bà chưa từng ký thông qua việc thi hành bất kỳ án tử hình nào.
Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba
Tuy nhiên tháng 7 năm nay, bà đột ngột cho phép việc xử tử 2 phạm nhân mà không nêu lý do vì sao. Bà còn có hành động bất thường hơn khi tham dự buổi treo cổ các phạm nhân. Vừa qua, bà tiếp tục tuyên bố sẽ mở cửa khu vực thi hành án tại Tokyo cho báo giới xâm nhập tìm hiểu.
Trong nhóm các nước phát triển G8, chỉ có Nhật Bản và Mỹ còn giữ án tử hình. Tại Nhật Bản, các tội danh có thể dẫn tới án tử hình là giết người và phản bội tổ quốc. Nhà chức trách áp dụng hình thức treo cổ đối với các tử tù.
Luật pháp quy định việc thi hành án phải diễn ra trong vòng 6 tháng, kể từ khi đơn kháng án cuối của phạm nhân bị Bộ Tư pháp bác bỏ. Nhưng thực tế tại Nhật Bản, việc này thường diễn ra sau vài năm. Trong số 30 vụ xử tử diễn ra trong 10 năm, kể từ năm 1997, khoảng thời gian từ lúc tuyên tới lúc thi hành án trung bình của các phạm nhân là 7 năm 11 tháng.
Khi chưa phải ra pháp trường, phạm nhân sẽ bị biệt giam. Một số tử tù còn bị biệt giam tới 20 năm hoặc lâu hơn tại 7 nhà tù đóng ở Sapporo, Sendai, Tokyo, Nagoya, Osaka, Hiroshima và Fukuoka.
Luật Nhật Bản không coi tử tù là phạm nhân và họ cũng không được hưởng các quyền lợi như tù nhân khác. Trong thời gian bị biệt giam, họ chỉ được tập thể dục 2 lần 1 tuần, không được nói chuyện với bạn tù, không được xem TV và bị giám sát chặt trong những lần được thân nhân thăm nuôi.
Lệnh thi hành án tử hình thường được Bộ trưởng Tư pháp thông qua lần cuối. Khi lệnh này được ký, án tử hình sẽ diễn ra sau đó 1 tuần, trừ quốc lễ, thứ Bảy, Chủ nhật. Ngày thi hành án tử hình được giữ bí mật với cả phạm nhân lẫn thân nhân của họ. Phạm nhân chỉ được thông báo về án tử khoảng 1 giờ trước khi ra pháp trường. Phạm nhân sẽ được ăn một bữa cuối trước khi cổ họ bị tròng vào sợi dây treo cổ và bản án được thi hành. Thân nhân của phạm nhân và đại diện pháp lý chỉ được thông báo khi việc thi hành án hoàn tất.
Hoạt động biểu tình chống án tử hình ở Nhật Bản
Hủy bỏ án tử hình, chuyện không dễ
Nhật Bản hiện có 107 phạm nhân chờ ngày ra pháp trường. Theo một cuộc thăm dò của Chính phủ Nhật Bản mới đây, sự ủng hộ án tử hình hiện đang tăng lên, tương phản mạnh với một số nước phát triển khác.
Các chuyên gia khẳng định việc báo chí thường xuyên đưa tin về tình hình phạm tội đã làm người dân lo lắng về sự an toàn của họ. Ngoài ra, việc giáo phái Aum Shinri Kyo tổ chức vụ tấn công các tuyến tàu điện ngầm ở Tokyo hồi năm 1995 cũng khiến dư luận muốn có hình phạt nặng để ngăn ngừa các vụ bắt chước.
Tuy nhiên trong việc xét xử và thi hành án tử hình ở Nhật vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Vấn đề oan sai đã trở nên nóng bỏng hồi năm ngoái, khi một người đàn ông được trả tự do khỏi tù sau 17 năm bị buộc tội giết một bé gái 4 tuổi. Bản án của ông này được đảo ngược nhờ chứng cứ ADN.
Bên cạnh đó là vấn đề bưng bít thông tin về ngày thi hành án. Mainichi dẫn nguồn tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ít nhất 5 trong số 107 tử tù ở Nhật đã bị tâm thần và nhiều tử tù cao tuổi khác đang trên bờ vực suy sụp sức khỏe vì tuổi tác trong quá trình chờ ra pháp trường. Menda Sakae, người bị tuyên án tử hình vì phạm tội sát hại 2 người và được thả tự do sau 34 năm ngồi trong phòng biệt giam, đã thổ lộ về trải nghiệm của ông với báo giới. Menda nói rằng đó là 12.410 ngày chờ đợi và tin rằng mỗi buổi sáng trôi qua đều là ngày cuối cùng còn được sống. “Chờ được chết là một dạng tra tấn còn tệ hơn cả cái chết” - Menda nói với phóng viên.
Bày ra mặt trái của án tử hình
Quyết định của bà Chiba, vì thế, được đánh giá là một động thái tốt nhằm nâng cao nhận thức của người dân Nhật Bản về mặt trái của án tử hình.
Yasuyuki Tokuda, một luật sư đang cố gắng mở lại vụ 1 phạm nhân bị treo cổ hồi năm 2008, nói rằng việc xử tử không nên diễn ra chừng nào vẫn còn tồn tại khả năng sai lầm. “Ngay cả khi được chứng minh vô tội, thân chủ Kuma của tôi cũng không thể hồi sinh trở lại” - Tokuda nói - “Tôi hy vọng sẽ làm hết sức để giành chiến thắng trong vụ này và qua đó tạo động lực lớn cho việc xem xét lại toàn bộ hệ thống án tử hình”.
(Theo TT&VH)
Mở cửa khu vực thi hành án tử hình
Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba từng là thành viên của một nhóm nghị sĩ phản đối việc tiếp tục sử dụng án tử hình tại Nhật Bản. Vì thế, từ khi nắm ghế Bộ trưởng Tư pháp hồi tháng 9 năm ngoái, bà chưa từng ký thông qua việc thi hành bất kỳ án tử hình nào.
Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba
Tuy nhiên tháng 7 năm nay, bà đột ngột cho phép việc xử tử 2 phạm nhân mà không nêu lý do vì sao. Bà còn có hành động bất thường hơn khi tham dự buổi treo cổ các phạm nhân. Vừa qua, bà tiếp tục tuyên bố sẽ mở cửa khu vực thi hành án tại Tokyo cho báo giới xâm nhập tìm hiểu.
Trong nhóm các nước phát triển G8, chỉ có Nhật Bản và Mỹ còn giữ án tử hình. Tại Nhật Bản, các tội danh có thể dẫn tới án tử hình là giết người và phản bội tổ quốc. Nhà chức trách áp dụng hình thức treo cổ đối với các tử tù.
Luật pháp quy định việc thi hành án phải diễn ra trong vòng 6 tháng, kể từ khi đơn kháng án cuối của phạm nhân bị Bộ Tư pháp bác bỏ. Nhưng thực tế tại Nhật Bản, việc này thường diễn ra sau vài năm. Trong số 30 vụ xử tử diễn ra trong 10 năm, kể từ năm 1997, khoảng thời gian từ lúc tuyên tới lúc thi hành án trung bình của các phạm nhân là 7 năm 11 tháng.
Khi chưa phải ra pháp trường, phạm nhân sẽ bị biệt giam. Một số tử tù còn bị biệt giam tới 20 năm hoặc lâu hơn tại 7 nhà tù đóng ở Sapporo, Sendai, Tokyo, Nagoya, Osaka, Hiroshima và Fukuoka.
Luật Nhật Bản không coi tử tù là phạm nhân và họ cũng không được hưởng các quyền lợi như tù nhân khác. Trong thời gian bị biệt giam, họ chỉ được tập thể dục 2 lần 1 tuần, không được nói chuyện với bạn tù, không được xem TV và bị giám sát chặt trong những lần được thân nhân thăm nuôi.
Lệnh thi hành án tử hình thường được Bộ trưởng Tư pháp thông qua lần cuối. Khi lệnh này được ký, án tử hình sẽ diễn ra sau đó 1 tuần, trừ quốc lễ, thứ Bảy, Chủ nhật. Ngày thi hành án tử hình được giữ bí mật với cả phạm nhân lẫn thân nhân của họ. Phạm nhân chỉ được thông báo về án tử khoảng 1 giờ trước khi ra pháp trường. Phạm nhân sẽ được ăn một bữa cuối trước khi cổ họ bị tròng vào sợi dây treo cổ và bản án được thi hành. Thân nhân của phạm nhân và đại diện pháp lý chỉ được thông báo khi việc thi hành án hoàn tất.
Hoạt động biểu tình chống án tử hình ở Nhật Bản
Hủy bỏ án tử hình, chuyện không dễ
Nhật Bản hiện có 107 phạm nhân chờ ngày ra pháp trường. Theo một cuộc thăm dò của Chính phủ Nhật Bản mới đây, sự ủng hộ án tử hình hiện đang tăng lên, tương phản mạnh với một số nước phát triển khác.
Các chuyên gia khẳng định việc báo chí thường xuyên đưa tin về tình hình phạm tội đã làm người dân lo lắng về sự an toàn của họ. Ngoài ra, việc giáo phái Aum Shinri Kyo tổ chức vụ tấn công các tuyến tàu điện ngầm ở Tokyo hồi năm 1995 cũng khiến dư luận muốn có hình phạt nặng để ngăn ngừa các vụ bắt chước.
Tuy nhiên trong việc xét xử và thi hành án tử hình ở Nhật vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Vấn đề oan sai đã trở nên nóng bỏng hồi năm ngoái, khi một người đàn ông được trả tự do khỏi tù sau 17 năm bị buộc tội giết một bé gái 4 tuổi. Bản án của ông này được đảo ngược nhờ chứng cứ ADN.
Bên cạnh đó là vấn đề bưng bít thông tin về ngày thi hành án. Mainichi dẫn nguồn tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ít nhất 5 trong số 107 tử tù ở Nhật đã bị tâm thần và nhiều tử tù cao tuổi khác đang trên bờ vực suy sụp sức khỏe vì tuổi tác trong quá trình chờ ra pháp trường. Menda Sakae, người bị tuyên án tử hình vì phạm tội sát hại 2 người và được thả tự do sau 34 năm ngồi trong phòng biệt giam, đã thổ lộ về trải nghiệm của ông với báo giới. Menda nói rằng đó là 12.410 ngày chờ đợi và tin rằng mỗi buổi sáng trôi qua đều là ngày cuối cùng còn được sống. “Chờ được chết là một dạng tra tấn còn tệ hơn cả cái chết” - Menda nói với phóng viên.
Bày ra mặt trái của án tử hình
Quyết định của bà Chiba, vì thế, được đánh giá là một động thái tốt nhằm nâng cao nhận thức của người dân Nhật Bản về mặt trái của án tử hình.
Yasuyuki Tokuda, một luật sư đang cố gắng mở lại vụ 1 phạm nhân bị treo cổ hồi năm 2008, nói rằng việc xử tử không nên diễn ra chừng nào vẫn còn tồn tại khả năng sai lầm. “Ngay cả khi được chứng minh vô tội, thân chủ Kuma của tôi cũng không thể hồi sinh trở lại” - Tokuda nói - “Tôi hy vọng sẽ làm hết sức để giành chiến thắng trong vụ này và qua đó tạo động lực lớn cho việc xem xét lại toàn bộ hệ thống án tử hình”.
(Theo TT&VH)