This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Nhật Bản sẽ khống chế được sự tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc?

-nbca-

dreamin' of ..
Mới đây, tờ “Thời báo kinh tế” Ấn Độ đưa ra bài viết cho hay, quy mô kinh tế Trung Quốc đã “vượt mặt” Nhật Bản là một sự kiện mang tính bước ngoặt, nhưng điều này không quá ngạc nhiên nếu xét trên tỷ lệ dân số và tốc độ tăng trưởng GDP.


Một câu hỏi được đặt ra: Trước tình hình đó, Nhật Bản sẽ trở thành “người cầm cương” để kiềm chế sự tăng trưởng của Trung Quốc? Đồng minh Mỹ - Nhật và các nước hai bờ Đại Tây Dương sẽ làm gì để ngăn cản Trung Quốc thực hiện được giấc mơ là lực lượng trung tâm lãnh đạo thế giới?

Bài viết nhấn mạnh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, mỗi tuần, Trung Quốc đã tạo ra một kỷ lục thế giới. Ví dụ như, nước này với số lượng 140 triệu hộ sử dụng điện thoại di động đã trở thành quốc gia sử dụng di động nhiều nhất thế giới, đồng thời cũng có đường sắt cao tốc nhanh nhất và mạng lưới điện bằng năng lượng gió lớn nhất.

Ngoài ra, nước này còn sở hữu số hộ sử dụng Internet nhiều nhất, số lượng cư dân mạng đứng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vượt Đức trở thành nước xuất khẩu số một toàn cầu, trong khi vài tuần trước đây, Trung Quốc còn vượt Mỹ, là nước tiêu hao năng lượng lớn nhất thế giới.

Do đó, việc kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản vào quý II/2010 không gây ngạc nhiên cho nhiều người. Thậm chí tại Nhật Bản, thông tin về quy mô kinh tế trong nước bị Trung Quốc “tước đoạt” đã không còn “giật gân”. Giới báo chí Nhật dường như phải sớm lặng lẽ công nhận sự thực này.

Tuy nhiên, những nhà quyết sách Nhật Bản đang âm thầm điều chỉnh chính sách ngoại giao để tạo ra một bức tường “bao vây” Bắc Kinh. Ngay sau ngày thứ hai Nội các Nhật công bố số liệu kinh tế quý II, Thủ tướng Naoto Kan đã gửi lời tạ lỗi với Hàn Quốc về những tội ác với người dân nước này trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Hành động trên của ông Naoto Kan cho thấy, Tokyo đang thực hiện một chiến lược ngoại giao mới, nhằm lôi kéo được nhiều hơn nữa đồng minh ở châu Á, nhất là những quốc gia không ưa Trung Quốc.

Không những thế, Nhật Bản còn mở cuộc đối thoại chiến lược với Ấn Độ, hy vọng hiệp định thương mại tự do giữa hai nước này có thể ký kết vào cuối năm nay. Đồng thời, Nhật đã gia tăng viện trợ cho trận Pakistan trong đợt lũ lớn vừa qua tại nước này. Trong vấn đề vấn đề tranh chấp bốn hòn đảo phía Bắc, Chính phủ Nhật Bản cũng tỏ ra linh hoạt hơn và đồng ý triển khai đàm phán mới với Nga.

Mặc dù những hành động này có thể không liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng lại chứng tỏ, Nhật Bản đang muốn hình thành một vòng tròn ngoại giao bao quanh đối phương. Trong lịch sử, Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, cho dù cuối cùng thất bại thảm hại, nhưng cũng trở thành nỗi ám ảnh với người Trung Quốc nhiều năm qua.

(Theo vietchinabusiness.vn)