-nbca-
dreamin' of ..
Cuộc tìm kiếm những người già trăm tuổi bị mất tích ở Nhật Bản đã mang tới những kết quả đáng buồn khi có thêm các cá nhân được phát hiện đã chết từ lâu. Vụ việc mới nhất liên quan tới một cụ bà 104 tuổi ở Tokyo, trong bối cảnh Nhật Bản vẫn đang tích cực tìm kiếm 200 người già trăm tuổi khác còn mất tích.
Người già ở Nhật Bản
* Do không tiền mai táng hay do trục lợi?
Tờ Telegraph hôm 20/8 cho biết cuộc tìm kiếm của cảnh sát Nhật Bản đã dẫn tới việc tìm thấy thi hài của một phụ nữ Tokyo giấu tên, người được cho là 104 tuổi nếu còn sống. Con trai của bà này đã nhét thi thể mẹ mình vào một chiếc ba lô và mang theo bên cạnh mình trong vòng gần một thập kỷ.
Vụ việc được phát hiện khi các quan chức tới thăm nơi bà cụ ở tại khu nhà dành cho người già Ota tại Tokyo. Chỉ khi biết hành động che giấu đã bại lộ, người con trai 64 tuổi của bà cụ mới cho nhà chức trách biết rằng mẹ mình đã qua đời cách nay 9 năm. Tuy nhiên ông này không làm tang lễ do không đủ tiền trả chi phí. "Bà qua đời hồi tháng 6/2001 ngay trong nhà của chúng tôi" - người con nói - "Tôi để thi thể của bà trong nhà một thời gian, sau đó gột rửa những gì còn lại sạch sẽ trong nhà tắm rồi đập gẫy các khúc xương và nhét chúng vào ba lô".
Cảnh sát Nhật hiện đang điều tra người đàn ông này vì tội gây hại tới một cơ thể người và đã nhận tiền hưu trí trái phép. Theo đó, trong 3 năm qua, trung tâm điều hành nhà dành cho người già Ota đã gửi cho bà mẹ số tiền 150.000 yen (1.800 USD) làm quà để mừng thọ. Số tiền này đã bị người con chiếm đoạt. Tuy nhiên ông vẫn một mực phân trần trên tờ Sankei Shimbun rằng nguyên nhân che giấu cái chết của mẹ và không khai báo với nhà chức trách chỉ vì ông ta không có tiền.
"Do không có tiền để làm một lễ tang đầy đủ nên tôi cũng không dám báo cáo về cái chết của bà" - người con nói.
* Những người già… trên giấy
Vụ việc trên diễn ra sau các phát hiện không kém phần đau buồn hồi cuối tháng 7, về số phận một số người già bách niên khác ở Nhật Bản. Theo đó, dư luận thủ đô Tokyo đã sửng sốt trước tin cảnh sát tìm thấy thi thể của một người đàn ông từng nắm kỷ lục người già nhất thành phố, người đã chết trong bí mật cách nay khoảng 30 năm. Sự việc bắt đầu bị phanh phui từ chuyến thăm nhà cụ Sogen Kato, sinh năm 1899 (tức đã 111 tuổi) ở khu nhà dành cho người già Adachi của một nhân viên phúc lợi xã hội Tokyo hồi tháng 1 năm nay để thống kê số người già trăm tuổi. Nhân viên này đã ghé thăm nhà Kato mỗi năm một lần, kể từ năm 1992 để tặng cho ông những chiếc vé đi lại miễn phí bằng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, lần nào người con gái cũng không cho phép nhân viên phúc lợi được gặp ông Kato.
Song những nghi ngờ về Kato đã xuất hiện trong những tháng sau đó. Các quan chức đã kiểm tra và họ xông vào căn hộ của Kato lục soát và thấy một bộ xương khô của ông đang nằm ngửa mặt trên một cái đệm, trong một căn phòng, người vẫn mặc áo ngủ. Cạnh ông là môt tờ báo đề ngày 5/11/1978 và một báo cáo của Phòng quản lý khu nhà dành cho người già Adachi đề ngày 9/11/1978. Cảnh sát tin rằng ông Kato đã chết vào khoảng thời gian đó. Tuy nhiên gia đình đã giấu biệt cái chết của ông để ngấm ngầm thu số tiền hưu trị giá 9,5 triệu yen (140.000 USD). Khi vợ Kato qua đời cách nay 6 năm, khoản tiền trị giá 2,7 triệu yen đã bị rút khỏi tài khoản của ông.
Theo sau việc phát hiện cái chết của Kato và trước tin có nhiều người già bách niên mất tích bí ẩn, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tổng kiểm kê người già. Kết quả, họ phát hiện toàn quốc có hơn 200 người già bách niên mất tích. Đại đa số họ đã từng sống tại thành phố Kobe, nơi có tới 105 người già được xếp vào diện mất tích. Trong số đó có 21 cá nhân còn già hơn người già nhất Nhật Bản hiện nay (113 tuổi), nếu họ còn sống, và một phụ nữ có thể đã thọ tới 125 tuổi. Tuy nhiên khi tìm tới địa chỉ cũ của nhà bà, người ta mới phát hiện nơi đây đã biến thành một công viên.
* Trông cậy vào sự trung thực
Lâu nay Nhật Bản đã tự hào về tuổi thọ cao của người dân. Thực tế, việc ăn uống theo những thực đơn có lợi cho sức khỏe và hoạt động chăm sóc y tế được cải thiện đã là những yếu tố quan trọng khiến người Nhật sống lâu, với 1/5 dân số hiện đã có tuổi trên 65. Một báo cáo của chính phủ được công bố hồi tháng 7 năm nay cho thấy tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã lập kỷ lục thế giới. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này trong năm 2009 đã tăng lên đến mức kỷ lục là 86,44 tuổi, tức hơn 4 tháng so với năm trước đó. Thành tích của Nhật vượt trội so với Hong Kong (Trung Quốc, 86,1 tuổi) và Pháp (84,5 tuổi). Tuổi thọ của nam giới Nhật Bản cũng tăng lên đến 79,59 tuổi nhưng chỉ xếp hạng thứ 5 trên thế giới, sau đàn ông Qatar, Hong Kong, Iceland và Thụy Sĩ. Con số người già bách niên cũng được Nhật Bản thông báo đã tăng gấp hơn 3 lần trong vòng thập kỷ vừa qua, lên 40.399 người, với 73% là phụ nữ. Nhưng với việc có nhiều người già bách niên mất tích, con số thống kê này chắc sẽ phải xem xét lại.
Được biết Nhật Bản có truyền thống tặng quà sinh nhật hoặc tiền cho người già bách niên nhưng thường các món quà được trao cho thành viên gia đình chứ không đưa tới tận tay người già. Ngoài ra cơ quan quản lý cũng không được phép kiểm tra hoặc làm phiền nơi ở của người già bách niên nếu không được sự đồng ý của họ. Đó là lỗ hổng để không ít kẻ trục lợi và dư luận đã tỏ ý lo ngại hệ thống phúc lợi hiện nay của Nhật Bản có thể dễ dàng bị lợi dụng bởi các thành viên gia đình không trung thực, vẫn muốn bòn rút tiền của nhà nước sau khi người già bách niên qua đời. “Hoàn toàn không thể kiểm tra được ai còn sống hay đã chết, trừ khi người ta chủ động thông báo” - Midori Kotani, giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Cuộc sống Dai-Ichi nhận xét trên tờ Telegraph - "Nguyên nhân chỉ vì chính sách phúc lợi hiện nay được xây dựng trên giả thuyết rằng mọi người đều là người tốt".
Tường Linh (TT&VH)
Người già ở Nhật Bản
* Do không tiền mai táng hay do trục lợi?
Tờ Telegraph hôm 20/8 cho biết cuộc tìm kiếm của cảnh sát Nhật Bản đã dẫn tới việc tìm thấy thi hài của một phụ nữ Tokyo giấu tên, người được cho là 104 tuổi nếu còn sống. Con trai của bà này đã nhét thi thể mẹ mình vào một chiếc ba lô và mang theo bên cạnh mình trong vòng gần một thập kỷ.
Vụ việc được phát hiện khi các quan chức tới thăm nơi bà cụ ở tại khu nhà dành cho người già Ota tại Tokyo. Chỉ khi biết hành động che giấu đã bại lộ, người con trai 64 tuổi của bà cụ mới cho nhà chức trách biết rằng mẹ mình đã qua đời cách nay 9 năm. Tuy nhiên ông này không làm tang lễ do không đủ tiền trả chi phí. "Bà qua đời hồi tháng 6/2001 ngay trong nhà của chúng tôi" - người con nói - "Tôi để thi thể của bà trong nhà một thời gian, sau đó gột rửa những gì còn lại sạch sẽ trong nhà tắm rồi đập gẫy các khúc xương và nhét chúng vào ba lô".
Cảnh sát Nhật hiện đang điều tra người đàn ông này vì tội gây hại tới một cơ thể người và đã nhận tiền hưu trí trái phép. Theo đó, trong 3 năm qua, trung tâm điều hành nhà dành cho người già Ota đã gửi cho bà mẹ số tiền 150.000 yen (1.800 USD) làm quà để mừng thọ. Số tiền này đã bị người con chiếm đoạt. Tuy nhiên ông vẫn một mực phân trần trên tờ Sankei Shimbun rằng nguyên nhân che giấu cái chết của mẹ và không khai báo với nhà chức trách chỉ vì ông ta không có tiền.
"Do không có tiền để làm một lễ tang đầy đủ nên tôi cũng không dám báo cáo về cái chết của bà" - người con nói.
* Những người già… trên giấy
Vụ việc trên diễn ra sau các phát hiện không kém phần đau buồn hồi cuối tháng 7, về số phận một số người già bách niên khác ở Nhật Bản. Theo đó, dư luận thủ đô Tokyo đã sửng sốt trước tin cảnh sát tìm thấy thi thể của một người đàn ông từng nắm kỷ lục người già nhất thành phố, người đã chết trong bí mật cách nay khoảng 30 năm. Sự việc bắt đầu bị phanh phui từ chuyến thăm nhà cụ Sogen Kato, sinh năm 1899 (tức đã 111 tuổi) ở khu nhà dành cho người già Adachi của một nhân viên phúc lợi xã hội Tokyo hồi tháng 1 năm nay để thống kê số người già trăm tuổi. Nhân viên này đã ghé thăm nhà Kato mỗi năm một lần, kể từ năm 1992 để tặng cho ông những chiếc vé đi lại miễn phí bằng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, lần nào người con gái cũng không cho phép nhân viên phúc lợi được gặp ông Kato.
Song những nghi ngờ về Kato đã xuất hiện trong những tháng sau đó. Các quan chức đã kiểm tra và họ xông vào căn hộ của Kato lục soát và thấy một bộ xương khô của ông đang nằm ngửa mặt trên một cái đệm, trong một căn phòng, người vẫn mặc áo ngủ. Cạnh ông là môt tờ báo đề ngày 5/11/1978 và một báo cáo của Phòng quản lý khu nhà dành cho người già Adachi đề ngày 9/11/1978. Cảnh sát tin rằng ông Kato đã chết vào khoảng thời gian đó. Tuy nhiên gia đình đã giấu biệt cái chết của ông để ngấm ngầm thu số tiền hưu trị giá 9,5 triệu yen (140.000 USD). Khi vợ Kato qua đời cách nay 6 năm, khoản tiền trị giá 2,7 triệu yen đã bị rút khỏi tài khoản của ông.
Theo sau việc phát hiện cái chết của Kato và trước tin có nhiều người già bách niên mất tích bí ẩn, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tổng kiểm kê người già. Kết quả, họ phát hiện toàn quốc có hơn 200 người già bách niên mất tích. Đại đa số họ đã từng sống tại thành phố Kobe, nơi có tới 105 người già được xếp vào diện mất tích. Trong số đó có 21 cá nhân còn già hơn người già nhất Nhật Bản hiện nay (113 tuổi), nếu họ còn sống, và một phụ nữ có thể đã thọ tới 125 tuổi. Tuy nhiên khi tìm tới địa chỉ cũ của nhà bà, người ta mới phát hiện nơi đây đã biến thành một công viên.
* Trông cậy vào sự trung thực
Lâu nay Nhật Bản đã tự hào về tuổi thọ cao của người dân. Thực tế, việc ăn uống theo những thực đơn có lợi cho sức khỏe và hoạt động chăm sóc y tế được cải thiện đã là những yếu tố quan trọng khiến người Nhật sống lâu, với 1/5 dân số hiện đã có tuổi trên 65. Một báo cáo của chính phủ được công bố hồi tháng 7 năm nay cho thấy tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã lập kỷ lục thế giới. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ nước này trong năm 2009 đã tăng lên đến mức kỷ lục là 86,44 tuổi, tức hơn 4 tháng so với năm trước đó. Thành tích của Nhật vượt trội so với Hong Kong (Trung Quốc, 86,1 tuổi) và Pháp (84,5 tuổi). Tuổi thọ của nam giới Nhật Bản cũng tăng lên đến 79,59 tuổi nhưng chỉ xếp hạng thứ 5 trên thế giới, sau đàn ông Qatar, Hong Kong, Iceland và Thụy Sĩ. Con số người già bách niên cũng được Nhật Bản thông báo đã tăng gấp hơn 3 lần trong vòng thập kỷ vừa qua, lên 40.399 người, với 73% là phụ nữ. Nhưng với việc có nhiều người già bách niên mất tích, con số thống kê này chắc sẽ phải xem xét lại.
Được biết Nhật Bản có truyền thống tặng quà sinh nhật hoặc tiền cho người già bách niên nhưng thường các món quà được trao cho thành viên gia đình chứ không đưa tới tận tay người già. Ngoài ra cơ quan quản lý cũng không được phép kiểm tra hoặc làm phiền nơi ở của người già bách niên nếu không được sự đồng ý của họ. Đó là lỗ hổng để không ít kẻ trục lợi và dư luận đã tỏ ý lo ngại hệ thống phúc lợi hiện nay của Nhật Bản có thể dễ dàng bị lợi dụng bởi các thành viên gia đình không trung thực, vẫn muốn bòn rút tiền của nhà nước sau khi người già bách niên qua đời. “Hoàn toàn không thể kiểm tra được ai còn sống hay đã chết, trừ khi người ta chủ động thông báo” - Midori Kotani, giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Cuộc sống Dai-Ichi nhận xét trên tờ Telegraph - "Nguyên nhân chỉ vì chính sách phúc lợi hiện nay được xây dựng trên giả thuyết rằng mọi người đều là người tốt".
Tường Linh (TT&VH)