-nbca-
dreamin' of ..
Chính quyền các thành phố trên khắp Nhật Bản vừa lên tiếng thừa nhận rằng có hàng nghìn cụ già sống trên 100 tuổi trong danh sách còn sống nhưng thực ra đã mất, trong đó có cả một cụ ông sinh năm 1840.
Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, nước này hiện có hơn 40.000 cụ già sống trên 100 tuổi.
Các quan chức thành phố buộc phải đưa ra tuyên bố mà giới truyền thông Nhật Bản gọi là “đáng xấu hổ” trên sau khi một số quan chức ghé thăm “nhầm” một cụ ông được cho là đã 111 tuổi, nhưng thực ra đã mất từ 30 năm trước, và sau đó là những phát giác về sự thật quanh những cụ già trên 100 tuổi mất tích ở nước này.
Chính quyền thành phố Himeji ở tỉnh Hyogo thuộc phía Tây Nhật Bản hôm qua thừa nhận các sổ hộ khẩu vẫn lưu hơn 900 cụ tuổi từ 120 trở lên, trong đó có một cụ ông năm nay sẽ là 170 tuổi nếu cụ còn sống.
Trong khi đó, các quan chức thành phố Chikuma ở tỉnh Prefecture thuộc Bắc thủ đô Tokyo, nói có sổ hộ khẩu ở thành phố này vẫn lưu tên một cụ bà sinh năm 1848. “Rất khó kiểm tra danh sách các thành viên trong từng hộ gia đình một vì việc xóa tên những người đã mất trong các sổ đăng ký hoàn toàn dựa vào thông tin do người dân cung cấp”, một quan chức thành phố nói.
Hãng tin Jiji Press thậm chí còn cho biết người ta đã phát hiện một gia đình ở Yamaguchi vẫn lưu tên cụ ông mà nếu còn sống cụ đã 186 tuổi, trong sổ hộ khẩu. Tin này hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng thành phố này xác nhận.
Bê bối xung quanh số phận thực sự của những cụ già trên trăm tuổi ở Nhật Bản ngày càng nóng kể từ hồi tháng 7, khi các quan chức thành phố đến thăm cụ Sogen Kato, một cụ ông ở ngay thủ đô Tokyo được cho là đã 111 tuổi, nhưng sau đó cảnh sát phát hiện thi hài của cụ vẫn đặt trên giường dù cụ mất 30 năm trước.
Gia đình Kato hiện đang bị điều tra với cáo buộc cố tình gian lận để lấy trợ cấp xã hội dành cho người già.
Kể từ đó, cảnh sát đã phát hiện hơn 200 cụ già trên 100 tuổi “bị mất tích”. Thậm chí vụ việc còn trấn động hơn khi người ta phát hiện thi thể một cụ bà mà nếu còn sống đã 104 tuổi bị con trai giấu trong ba lô suốt 10 năm “vì không có tiền chôn cất”.
Theo số liệu mới nhất của chính phủ Nhật Bản, nước này hiện có hơn 40.000 cụ già sống trên 100 tuổi.
(Theo Dân trí)
Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, nước này hiện có hơn 40.000 cụ già sống trên 100 tuổi.
Các quan chức thành phố buộc phải đưa ra tuyên bố mà giới truyền thông Nhật Bản gọi là “đáng xấu hổ” trên sau khi một số quan chức ghé thăm “nhầm” một cụ ông được cho là đã 111 tuổi, nhưng thực ra đã mất từ 30 năm trước, và sau đó là những phát giác về sự thật quanh những cụ già trên 100 tuổi mất tích ở nước này.
Chính quyền thành phố Himeji ở tỉnh Hyogo thuộc phía Tây Nhật Bản hôm qua thừa nhận các sổ hộ khẩu vẫn lưu hơn 900 cụ tuổi từ 120 trở lên, trong đó có một cụ ông năm nay sẽ là 170 tuổi nếu cụ còn sống.
Trong khi đó, các quan chức thành phố Chikuma ở tỉnh Prefecture thuộc Bắc thủ đô Tokyo, nói có sổ hộ khẩu ở thành phố này vẫn lưu tên một cụ bà sinh năm 1848. “Rất khó kiểm tra danh sách các thành viên trong từng hộ gia đình một vì việc xóa tên những người đã mất trong các sổ đăng ký hoàn toàn dựa vào thông tin do người dân cung cấp”, một quan chức thành phố nói.
Hãng tin Jiji Press thậm chí còn cho biết người ta đã phát hiện một gia đình ở Yamaguchi vẫn lưu tên cụ ông mà nếu còn sống cụ đã 186 tuổi, trong sổ hộ khẩu. Tin này hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng thành phố này xác nhận.
Bê bối xung quanh số phận thực sự của những cụ già trên trăm tuổi ở Nhật Bản ngày càng nóng kể từ hồi tháng 7, khi các quan chức thành phố đến thăm cụ Sogen Kato, một cụ ông ở ngay thủ đô Tokyo được cho là đã 111 tuổi, nhưng sau đó cảnh sát phát hiện thi hài của cụ vẫn đặt trên giường dù cụ mất 30 năm trước.
Gia đình Kato hiện đang bị điều tra với cáo buộc cố tình gian lận để lấy trợ cấp xã hội dành cho người già.
Kể từ đó, cảnh sát đã phát hiện hơn 200 cụ già trên 100 tuổi “bị mất tích”. Thậm chí vụ việc còn trấn động hơn khi người ta phát hiện thi thể một cụ bà mà nếu còn sống đã 104 tuổi bị con trai giấu trong ba lô suốt 10 năm “vì không có tiền chôn cất”.
Theo số liệu mới nhất của chính phủ Nhật Bản, nước này hiện có hơn 40.000 cụ già sống trên 100 tuổi.
(Theo Dân trí)